Hình ảnh phổi của bệnh nhân bị virus corona phá hủy
Kết quả chụp CT phổi của các bệnh nhân Covid-19 thường chung đặc điểm là xuất hiện những đốm trắng.
Đây là hình ảnh chụp CT phổi của Tiger Ye, một bệnh nhân 21 tuổi tại Vũ Hán. Trong 3 tuần, Tiger miêu tả cuộc sống của mình như “chết đi sống lại” với những cơn ho đến nổ phổi, toàn thân đau nhức. May mắn, bệnh nhân này đã qua khỏi tình trạng nguy kịch và đã được xuất viện về nhà theo dõi tiếp từ ngày 12/2. Ảnh: Bloomberg.
Hình ảnh CT phổi này là của một bệnh nhân 50 tuổi qua đời ngày 27/1 sau 2 tuần điều trị tại Trung Quốc. Tim bệnh nhân ngừng đập sau khi bị tổn thương phế nang. Trước đó, các bác sĩ tại Trung Quốc cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc gồm điều trị chống nhiễm trùng interferon alfa-2b, thuốc AIDS lopinavir – ritonavir và kháng sinh moxifloxacin để ngừa nhiễm trùng thứ cấp. Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định steroid methylprednisolone để điều trị tình trạng viêm phổi, khó thở và thiếu oxy trong máu. Ảnh: The Lancet.
Hình chụp CT hai lá phổi của một bệnh nhân nữ 33 tuổi ở Lan Châu, Trung Quốc. Trong hình A, có nhiều “đốm trắng” mờ như thủy tinh ở thùy phải và sau đỉnh thùy trái. Hình B là phổi chụp sau 3 ngày theo dõi bệnh nhân. Nó cho thấy những đốm trắng ngày càng lan rộng bên trong phổi người bệnh, “xâm chiếm” đỉnh sau thùy phải và sau đỉnh của thùy trái. Ảnh: RSNA.
Hình CT chụp phổi của các bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc.Hình A: Bệnh nhân nam 56 tuổi, ngày thứ 3 sau khi khởi phát triệu chứng, phổi xuất hiện các đốm trắng từ vách liên sườn đến nội nhãn ở thùy dưới bên phải.
Hình B: Bệnh nhân nữ 74 tuổi, ngày thứ 10 sau khi khởi phát triệu chứng: hai bên phổi dày đặc những đốm trắng chứng tỏ sự xâm chiếm và phá hủy nặng của virus corona tới các phế nang.
Video đang HOT
Hình C: Nữ bệnh nhân 61 tuổi, ngày 20 sau khi khởi phát triệu chứng: phổi bị bao phủ bởi lớp trắng mờ đục dày, các phế nang bên trong đã bắt đầu biến đổi.
Hình D: Nữ bệnh nhân 63 tuổi, ngày 17 sau khi khởi phát triệu chứng: hai bên phổi xuất hiện lớp đốm trắng dày trong phế quản ở cả thùy dưới lẫn thùy trên, đã có hiện tượng tràn dịch màng phổi. Ảnh: The Lancet.
Đây là CT phổi của một bệnh nhân nam 77 tuổi (ở Trung Quốc) trong gần 3 tuần điều trị. Đáng tiếc, tình trạng của bệnh nhân nguy kịch, không qua khỏi do sức tàn phá mạnh của virus corona bên trong phổi.
(A) – ngày thứ 5, sau khi khởi phát triệu chứng: các mảnh mờ đục bắt đầu loang lổ, ảnh hưởng đến nhu mô phổi hai bên, dưới màng cứng.
(B) – ngày thứ 15, các đốm trắng hình lưỡi liềm đã chiếm lấy cả hai phổi, xuôi theo võng mạc phía sau và tập trung ở đáy.
(C) – ngày 20, các tổn thương mở rộng ra hai bên phổi, đốm trắng gần như chiếm được cơ quan này và xuất hiện tình trạng tràn dịch màng phổi hai bên (mũi tên). 10 ngày sau lần quét này,bệnh nhân tử vong. Ảnh: The Lancet.
Theo Zing
Covid-19 có đáng sợ hơn SARS?
Dịch Covid-19 có tốc độ lây lan nhanh hơn, tỷ lệ bệnh nhân tử vong thấp hơn SARS.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Người mắc có triệu chứng giống như viêm phổi, bắt đầu bằng các cơn sốt và ho, tương tự bệnh SARS. Cả hai đều truyền sang người từ động vật được bày bán ở các khu chợ ẩm ướt. nCoV và virus SARS có mã di truyền giống nhau tới 80%.
Các chuyên gia gọi SARS là "đại dịch đầu thế kỷ 21" sau khi nó lan rộng ra 29 quốc gia. Virus xuất hiện ở Quảng Đông, lây nhiễm 8.098 người và làm chết 774 bệnh người. Trong khi đó, tính đến ngày 28/2, tổng số ca dương tính Covid-19 là hơn 83.000 và 2.858 người tử vong. Chỉ trong hai tháng, nCoV đã làm chết gấp ba lần số bệnh nhân so với đợt bùng phát SARS kéo dài gần một năm.
Nhân viên y tế tại Toronto trong đợt dịch SARS vào năm 2003. Ảnh: Reuters
Tốc độ lây lan
Dịch Covid-19 có tốc độ lây lan nhanh chóng. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy thời gian ủ bệnh của người mắc là khoảng 14 ngày. Song nghiên cứu gần đây của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (chưa qua bình duyệt) nhận định nó có thể kéo dài tới 24 ngày. Giai đoạn ủ bệnh của SARS là 7 ngày.
Các nhà khoa học đã xác định mức độ lây lan của virus mới bằng phép đo hệ số lây nhiễm (R0). Theo thống kê, R0 của SARS là từ 2 đến 5. WHO ước tính sơ bộ, mức độ lây nhiễm của dịch viêm phổi do nCoV lần này vào khoảng 1,4 đến 2,5.
Tỷ lệ tử vong
Dù lây lan nhanh chóng, virus corona chủng mới dường như có tỷ lệ tử vong thấp hơn SARS.
Nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc trên 1.099 ca bệnh Covid-19 kết luận tỷ lệ tử vong là 1,4%. Báo cáo ngày 10/2 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng con số này có thể còn thấp hơn: khoảng 1%. Theo phân tích lớn hơn được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc trên 72.000 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong là khoảng 2,3%.
Trong khi đó, SARS làm chết 9,6% số người nhiễm bệnh.
"Về bản chất, Covid-19 là phiên bản dễ lây lan nhưng ít chết người hơn của SARS", Ian Jones, chuyên gia về virus tại Đại học Reading, Anh nhận định.
Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Lancet cho thấy, tỷ lệ tử vong của nhóm 99 bệnh nhân nhiễm nCoV được theo dõi lên tới 11%. Một tháng sau khi SARS bùng phát, chỉ có 5 người qua đời. nCoV làm chết tới 213 bệnh nhân trong cùng khoảng thời gian.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 ngày 24/1 tại Bệnh viện Trung Nam, Đại học Vũ Hán. Ảnh: AP
nCoV cũng có khả năng liên kết với các thụ thể tế bào người cao hơn gấp 20 lần SARS. Một nghiên cứu cho thấy, dù cả hai có độ tương đồng cao trong miền liên kết với thụ thể (RBD), chúng không liên kết với ba kháng thể đơn dòng đặc hiệu của SARS (mAbs), bản sao của một kháng thể có khả năng vô hiệu hoá mầm bệnh.
Các nước đang ráo riết chạy đua để điều chế vaccine ngăn ngừa Covid-19. Ngày 25/2, các nhà nghiên cứu tại Đại học Nebraska thông báo bắt đầu thử nghiệm Remdesivir để điều trị bệnh viêm phổi corona. Đây là loại thuốc tiềm năng, có thể dùng cho bệnh nhân nCoV mà không để lại tác dụng phụ.
Công ty công nghệ sinh học Moderna Therapeutics đã vận chuyển lô vaccine thử nghiệm đầu tiên tới Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID). Ngày 21/2, Đại học Thiên Tân Trung Quốc tuyên bố đã điều chế thành công vaccine dạng uống cho bệnh viêm phổi corona, tiến đến thử nghiệm lâm sàng.
Thục Linh
Theo Business Insider/VNE
Cuộc chiến giành lại sự sống của bệnh nhân Covid-19 Ngày 2.2, ca nhiễm Covid-19 thứ 33 tại Singapore nhập viện trong tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng. Các bác sĩ cố gắng điều trị tình trạng nhiễm trùng ở cả hai lá phổi. Cơn sốt không hề thuyên giảm, nữ bệnh nhân càng lúc càng khó thở. Người thân mô tả lại: "Bà ấy giống như đang chạy marathon trên giường...