Hình ảnh ngoạn mục về hiện tượng cực quang nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS
NASA chia sẻ hình ảnh ghi lại hiện tượng thiên nhiên thú vị cực quang ở Trái Đất khi nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Những máy ảnh ngoài không gian đã ghi lại được màn trình diễn ngoạn mục của hiện tượng cực quang trên Trái Đất. Những vệt sáng xanh lục, đỏ, hồng như đang nhảy múa bao phủ xung quanh Trái Đất khi nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế.
Hình ảnh ngoạn mục về hiện tượng cực quang nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS
Cực quang là một trong những hiện tượng thiên văn thú vị được nhiều người chờ đón mỗi năm. Đây là hiện tượng hình thành do sự bức xạ từ, qua đó tạo thành những vệt sáng đủ màu sắc trên bầu trời.
Cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu được gọi là bắc cực quang, thường diễn ra từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 4. Ở Nam bán cầu, hiện tượng này được gọi là nam cực quang.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết: “Bữa tiệc ánh sáng hội tụ tạo cực quang đẹp mắt ở bắc bán cầu. Cực quang là một trong nhiều hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất được quan sát cẩn thận từ trạm vũ trụ quốc tế”.
Bức ảnh cực quang Trái đất xanh rực rỡ tuyệt đẹp nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế
Các dải sáng liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên.
Những hình ảnh thu hút nhiều sự chú ý sau khi chia sẻ trên mạng xã hội. Bức ảnh nhận được hơn 14.000 lượt thích và hàng ngàn lượt bình luận. “Có lẽ ISS là nơi tốt nhất để chiêm ngưỡng ánh đèn từ phương Bắc”, “Thiên nhiên tạo hoá thật đẹp”, “Khung cảnh tuyệt đẹp như thôi miên người nhìn” … cư dân mạng bình luận.
Mặc dù khi hiện tượng cực quang xảy ra sẽ ghi lại được nhiều bức ảnh rất đẹp, nhưng nó cũng đi kèm bức xạ, gây ra mối nguy hiểm thực sự đối với các phi hành gia.
Trạm vũ trụ quốc tế ISS bị phá bỏ, điều gì xảy ra tiếp theo?
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tiết lộ kế hoạch phá hủy Trạm vũ trụ quốc tế ISS vào tháng 1/2031.
Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã hoạt động từ tháng 11/2000. Thiết kế ban đầu dự tính ISS sẽ tồn tại trong khoảng 15 năm nhưng sau đó trên thực tế thời gian hoạt động đã kéo dài hơn. Đã có một số mô-đun mới được thêm vào, mô-đun gần đây nhất là vào năm 2021.
Trạm vũ trụ quốc tế ISS bị phá bỏ, điều gì xảy ra tiếp theo?
Tuy nhiên, mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tiết lộ kế hoạch phá hủy Trạm ISS vào tháng 1/ 2031.
NASA cho biết Trạm ISS đã kết thúc vòng đời hoạt động an toàn và có thể sẽ rơi xuống vùng biển phía nam Thái Bình Dương.
Vị trí rơi xuống biển gọi là Point Nemo, được cho là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái Đất, hay gọi là 'nghĩa trang tàu vũ trụ'. Đây là vị trí xa nhất so với bất kỳ khu định cư nào của con người theo bất kỳ hướng nào.
NASA cho biết các cuộc kiểm tra an toàn của cấu trúc cho thấy Trạm ISS vẫn an toàn cho đến năm 2030. Tuy nhiên, mỗi lần cập cảng và dỡ hàng mới lại gây thêm căng thẳng và các vấn đề với một số mô-đun.
Nó đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên cho chương trình nổi bật đặt nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế làm trung tâm. Trạm vũ trụ cũng là vườn ươm ban đầu cho các công ty thử nghiệm cho hoạt động kinh doanh tiềm năng trong không gian.
Là một phần của kế hoạch chuyển đổi, NASA cho biết một số mô-đun vận hành thương mại sẽ được bổ sung vào trạm trong thập kỷ tới.
Mục đích cuối cùng là họ sẽ tách ra và hình thành trạm thương mại của riêng mình, tham gia cùng với ít nhất ba cơ sở quỹ đạo do tư nhân điều hành khác ra mắt trước năm 2030.
NASA cho biết họ sẽ là khách hàng của các nhà khai thác tư nhân, thay vì điều hành các cơ sở của riêng mình. Hiện tại họ mua ghế ngồi từ công ty SpaceX để đưa các phi hành gia vào quỹ đạo.
Tất cả các dự án đó đều là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của NASA nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân vào hoạt động bay vào vũ trụ, với hy vọng một ngày nào đó khu vực tư nhân có thể đảm nhận tất cả các hoạt động trong quỹ đạo Trái Đất thấp.
NASA viết: "Trạm ISS là một phòng thí nghiệm độc nhất đang mang lại những phát triển khoa học, giáo dục và công nghệ to lớn có lợi cho con người trên Trái đất, vừa cho phép chúng ta có khả năng du hành vào không gian trong tương lai".
ISS là nơi thực hiện một số nghiên cứu quan trọng đối với NASA, giúp cơ quan này hiểu thêm về vi trọng lực và cách ánh sáng vũ trụ ảnh hưởng đến cơ thể con người trong thời gian dài. Hàng nghìn thí nghiệm nghiên cứu đã diễn ra trong không gian ISS.
Việc loại bỏ ISS và giao mọi thứ cho khu vực tư nhân đã làm dấy lên lo ngại rằng quỹ đạo Trái đất thấp sẽ trở thành sân chơi cho những người giàu có, với các khách sạn quỹ đạo và xưởng phim. Tuy nhiên, không gian cho nghiên cứu khoa học vẫn tiếp tục nếu được quan tâm, tài trợ.
Phi hành gia mang bộ đồ khỉ đột lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Phi hành gia NASA Scott Kelly từng mang bộ đồ hóa trang thành khỉ đột lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Scott Kelly, từng là phi hành gia NASA làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS trong nhiều sứ mệnh. Video chia sẻ gần đây cho thấy phi hành gia mặc bộ hóa trang thành khỉ đột khi đang làm...