Hình ảnh ngộ nghĩnh của em bé bị văng ra khỏi bụng mẹ
Em bé bị văng ra khỏi bụng mẹ ngày nào đã luôn nở nụ cười hồn nhiên mỗi ngày. Quốc Huy là niềm tin cho cả gia đình và những ai quan tâm đến bé.
Nguyễn Quốc Huy – em bé bị văng ra khỏi bụng mẹ trong tai nạn thảm khốc tại An Giang ngày nào đã thực sự có những tháng ngày yên ấm.
Tính đến nay, bé đã gần được sáu tháng tuổi. Quốc Huy đã biết lật, bò và luôn nở nụ cười hồn nhiên. Hằng ngày, em vẫn được gia đình bên ngoại chăm sóc và nuôi dưỡng.
Bà ngoại Quốc Huy hằng ngày phải chăm lo cho em hết sức cẩn thận và chu đáo
Hiện nay, Quốc Huy đã được 7 kg và đã bắt đầu được tập cho ăn bột. Hằng ngày bé Quốc Huy vẫn bú sữa là chính.
Mỗi lần Quốc Huy có thể bú được khoảng 100 ml sữa, một ngày được khoảng 7, 8 bình như vậy.
Hình ảnh bé Quốc Huy cười tươi sau khi bú xong bình sữa
Điều quan trọng nhất là nụ cười của em như tiếp sức, tạo động lực cho gia đình. “Cháu Huy hiện giờ rất khỏe mạnh.
Ngày nào cháu cũng cười tươi hết. Nụ cười của Huy khiến cả gia đình luôn mát lòng và cảm thấy có động lực, niềm tin trong cuộc sống.
Mỗi lần muốn đi đâu thì cũng chạy qua ôm cháu vào lòng và ngắm Huy cười. Nụ cười của Huy là niềm hạnh phúc cho cả nhà”, chị Kim Quanh – dì của bé Quốc Huy chia sẻ.
Một số hình ảnh ngộ nghĩnh và mới nhất của bé Quốc Huy:
Theo_2Sao
Video đang HOT
12 triệu chứng không nên bỏ qua ở trẻ
Đôi khi rất khó để quyết định có nên đưa bé đi khám bác sĩ, hoặc thậm chí là đi cấp cứu hay không: Nhiệt độ thế nào là sốt cao? Đau bụng thế nào là nguy hiểm? Dưới đây là 12 triệu chứng ở bé luôn cần sự chú ý của bác sĩ.
Sốt cao
Sốt từ 38 độ C trở lên ở trẻ dưới 3 tháng tuổi; trên 38,3 độ C ở trẻ 3 - 6 tháng tuổi; hoặc trên; hoặc trên 39,5 độ C ở trẻ 6 tháng đến 2 tuổi.
Các bác sĩ nhi luôn nhấn mạnh rằng khi sốt xảy ra, con số trên nhiệt kế không quan trọng bằng tình trạng của bé. Một ngoại lệ lớn: các bé dưới 3 tháng tuổi cần được chăm sóc y tế ngay nếu sốt trên 38 độ. Điều quan trọng là cần gọi bác sĩ ngay; nếu đã hết giờ làm việc thì nên đưa thẳng bé đến phòng khám cấp cứu.
Ở trẻ trên 2 tuổi, sốt thường không phải là triệu chứng cấp bách nếu trẻ không bị mất nước và vẫn hoạt động bình thường. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa về cách xử trí.
Sốt kéo dài
Sốt không hết dù được điều trị, hoặc kéo dài quá 5 ngày.
Nếu bạn đã cho bé dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen mà con số trên nhiệt kế vẫn không giảm trong vòng 4 - 6 giờ, thì cần gọi bác sĩ ngay. Đây là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng quá mạnh khiến cơ thể không chống đỡ được, và bác sĩ sẽ muốn khám thật kỹ để xác định nguên nhân.
Sốt do vi rút thông thường như cảm lạnh hoặc cúm sẽ dứt trong vòng 5 ngày. Nếu sốt diễn ra dai dẳng hơn - cho dù ở mức thấp (38 độ chẳng hạn) - có thể là do một nhiễm trùng như viêm phổi do vi khuẩn và cần điều trị kháng sinh.
Sốt kèm theo đau đầu
Sốt đi kèm với cứng gáy hoặc đau đầu hay phát ban trông như vết bầm tím hoặc như những chấm đỏ nhỏ.
Hãy gọi bác sĩ - đây có thể là dấu hiệu của viêm màng não và cần được chữa trị ngay.
Ban hình vòng
Nốt ban có quầng hoặc gồm những chấm đỏ rất nhỏ không hết khi bạn ấn lên da, hoặc vết bầm tím quá nhiều
Nốt ban hình vòng với một chấm xanh tím ở giữa có thể là dấu hiệu của bệnh Lyme. Hãy cho bé đi khám ngay nếu bạn thấy những chấm nhỏ như đầu đinh ghim dưới da, có thể báo hiệu nhiều bệnh nghiêm trọng.
Mọi vết bầm tím lan rộng không thể giải thích được đều có thể là dấu hiệu của bệnh máu. Ngoài ra, những nốt phát ban, thường hơi nổi gồ lên mặt da có thể là dấu hiệu của dị ứng. Nếu bé cũng bị khó thở, kích động hoặc bơ phờ, thì cần được khám bác sĩ ngay.
Nốt ruồi bất thường
Nốt ruồi mới xuất hiện hoặc thay đổi
Hãy ghi lại những nốt ruồi của bé, nhất là những nốt có từ khi sinh, vì chúng có nguy cơ cao hơn trở thành ác tính.
Kiểm tra da của bé mỗi tháng một lần trong khi tắm.
Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn để ý thấy một nốt ruồi có hình dạng bất thường, ranh giới không đều, màu sắc không đồng nhất, hoặc to lên. Tất cả đó đều là những dấu hiệu của ung thư da.
Đau bụng đột ngột
Đau ở vùng bụng dưới bên phải, hoặc đau đột ngột dữ dội và từng cơn.
Nếu bé bị đau ở vùng bụng dưới bên phải, hãy thử bảo bé nhảy lên nhảy xuống - nếu bé nhăn nhó khi phải làm như vậy, thì đó có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa.
Mặc dù ruột thừa nằm ở phía dưới bên phải ổ bụng, song đau do viêm ruột thừa có thể bắt đầu ở quan rốn và di chuyển sang bên phải. Với đau bụng bình thường do vi rút, thường sẽ có sốt, sau đó nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Với viêm ruột thừa, đôi khi là tiêu chảy, sau đó đau bụng, rồi đến nôn, đau và sau đó mới sốt. Nếu bạn thấy những triệu chứng này, hãy gọi bác sĩ ngay - viêm ruột thừa tiến triển rất nhanh và điều trị sẽ hiệu quả nhất khi phát hiện sớm.
Nếu bé dưới 4 tuổi và đau bụng khiến bé phải cong gập người lại trong khoảng một phút, rồi lại bình thường trong phút tiếp theo, thì có thể là dấu hiệu của lồng ruột, một tình trạng nghiêm trọng thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi đoạn ruột này chui vào một đoạn ruột khác. Đau biểu hiện tăng dần trong 20 - 60 phút và có thể kèm theo nôn, sốt, đi ngoài ra máu hoặc nhu động ruột nổi rõ trên thành bụng, gọi là dấu hiệu "rắn bò". Nếu gặp những dấu hiệu này, cần đưa bé thẳng đến bệnh viện.
Đau đầu kèm theo nôn
Đau đầu xảy ra vào lúc sáng sớm hoặc khiến bé thức dậy giữa đêm, hoặc kèm theo nôn.
Đây có thể là dấu hiệu của đau đầu mi-ren. Bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị thích hợp. Đau đầu mi-ren ở trẻ em không nguy hiểm, và thường có tính chất gia đình. Tuy nhiên, đau đầu vào buổi sáng và giữa đêm cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề gì đó nghiêm trọng và cần đi khám bác sĩ ngay.
Tiểu ít
Khô miệng và môi, tiểu ít và thóp trũng (ở trẻ dưới 1 tuổi), da khô hoặc da lâu trở lại bình thường khi véo lên, hoặc nôn hay tiêu chảy nhiều
Tất cả những dấu hiệu này có liên quan với mất nước và cần được điều trị nhanh chóng vì mất nước có thể dẫn tới sốc. Hãy gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện nếu bạn nghĩ bé đang ở gần giai đoạn này. Một cách khác, hãy gọi bác sĩ và cố cho bé ăn/uống thêm nước.
Tím môi
Xanh tím hoặc thay đổi màu sắc quanh miệng; khó thở (rút lõm lồng ngực và bụng); hoặc tiếng khò khè hay tiếng rít khi thở.
Các vấn đề về hô hấp thường đáng ngại hơn khi âm thanh phát ra từ lồng ngực và phổi, chứ không phải từ mũi. Rối loạn hô hấp nghiêm trọng thường do sặc di vật, phản ứng dị ứng, cơn hen (có thể xảy ra ở trẻ mới vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà, hoặc viêm thanh khí phế quản cấp. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay hoặc gọi cấp cứu.
Nếu không rõ trẻ có gặp vấn đề nghiêm trọng hay không, hãy kiểm tra nhịp thở của trẻ. Đếm số lần thở trong 30 giây và sau đó nhân đôi. Nhịp thở bình thường là dưới 60 lần/phút đối với trẻ sơ sinh; dưới 40 lấn/phút với trẻ dưới 1 tuổi; dưới 30 lần/phút với trẻ 1- 3 tuổi và dưới 24 lần/phút với trẻ 4- 10 tuổi.
Sưng mặt
Sưng lưỡi, môi hoặc mắt, nhất là khi kèm theo nôn hoặc ngứa.
Đây thường là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nặng (phản vệ). Các triệu chứng có thể gồm sưng, khó thở và nổi mày đay nặng cần được khám chữa ngay.
Hãy gọi cấp cứu và, nếu có thể, tiêm cho trẻ một mũi EpiPen hoặc một liều thuốc kháng histamine như Benadryl trong khi chờ.
Với những triệu chứng nhẹ hơn, hãy hỏi bác sĩ về việc cho trẻ dùng thuốc kháng histamine để làm giảm triệu chứng.
Nôn sau khi ngã
Ngã ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, hoặc ngã gây ra những thay đổi thần kinh rõ rệt như lú lẫn hoặc mất ý thức, gây nôn và/hoặc bất kỳ tổn thương nào khác ở cơ thể, như gãy xương.
Những bệnh cảnh cấp cứu này phải được bác sĩ xử lý - vì thế hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Ngã nói chung không phải là vấn đề ở trẻ trên 6 tháng tuổi nếu bé chỉ ngã từ độ cao bằng chiều cao của người bé và không va đập vào vật gì cứng hoặc sắc.
Chảy máu nhiều
Vết thương há miệng rộng đến mức có thể đưa đầu tăm bông vào, hoặc máu không cầm trong vòng vài phút sau khi ép chặt.
Những dấu hiệu này cho thấy trẻ cần được khám chữa ngay (và có thể cần khâu hoặc kẹp vết thương). Tuy theo mức độ nặng của vết thương, bạn có thể cần gọi cấp cứu, đưa bé đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ. Cúng nên luôn cho bé đi khám nếu bé bị con vật nào đó cắn hoặc bị bé khác cắn gây rách da.
Cẩm Tú
Theo Dantri/ Parents
Hạnh phúc nơi "đầu sóng ngọn gió" Cuộc chiến với tử thần ở các đơn vị hồi sức tích cực càng cam go hơn khi bệnh nhân là những thiên thần bé nhỏ vừa chào đời NICU (hồi sức tích cực sơ sinh) được xem như nơi "đầu sóng ngọn gió", tập trung các bệnh nhi sơ sinh nặng nhất của toàn viện. Tại các đơn vị NICU của TP...