Hình ảnh mới nhất việc Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma
Trong chuyến công tác đặc biệt dài ngày trên biển Đông, phóng viên Thanh Niên Online đã tiếp cận khu vực đảo Cô Lin – Len Đao – Gạc Ma (quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) và ghi nhận được những hình ảnh mới nhất về việc Trung Quốc ào ạt xây dựng các công trình quân sự, dân sự trên đảo Gạc Ma của Việt Nam (đã bị Trung Quốc nổ súng tấn công, chiếm đóng trái phép từ ngày 14.3.1988 và sát hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ đóng giữ, củng cố xây dựng đảo).
Ngoài cát (màu trắng) hút từ biển, tàu Trung Quốc còn đưa cát từ đất liền ra (màu vàng) để xây dựng. Rất nhiều máy xúc, máy ủi cũng tập trung ở giữa đảo
Từ khoảng cách 4-5 hải lý, bằng mắt thường cũng thấy tàu công trình đồ sộ của Trung Quốc đang hút cát – san hô ngoài biển, đưa theo đường ống có đường kính lớn, đổ lên đảo để tạo mặt bằng cho toàn khu vực bãi Gạc Ma.
Một bức tường chắn sóng, chống xói lở cũng được tạm thời dựng lên để chống cát trôi. Căn nhà cao tầng, có thể lên đến 7-8 tầng đang được gấp rút hoàn thiện với những công nhân hối hả làm việc trên tầng xây dựng trên cùng (chưa có dấu hiệu cho thấy việc nâng tầng dừng lại), với sự trợ giúp của những cần cẩu lớn, hiện đại.
Nhìn qua ống nhòm cũng phát hiện Trung Quốc đưa ra nhiều cây xanh (dừa), tập trung giữa khu vực xây dựng để chuẩn bị trồng xung quanh đảo. Đặc biệt, phía cuối đảo đang xây dựng công trình cao tầng, giống như trung tâm kiểm soát không lưu (đài chỉ huy bay).
Như thường lệ, gần khu vực Gạc Ma, vẫn có 1 tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc ứng trực.
Các hình ảnh do PV Thanh Niên Online gửi về từ quần đảo Trường Sa.
Công binh Trung Quốc làm việc trên tầng cao ngôi nhà chính
Việc xây dựng, mở rộng đảo Gạc Ma có thể không dừng ở tòa nhà cao tầng như thế này
Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc (bên trái) bảo vệ Gạc Ma, ngay cạnh đó là đảo chìm Cô Lin của Việt Nam (bên phải)
Video đang HOT
Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc trực bảo vệ đảo Gạc Ma
Đảo chìm Cô Lin của Việt Nam rất nhỏ, so với căn cứ Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma
Một tàu của Việt Nam đang tiếp cận Gạc Ma
Phía trước tàu Việt Nam là cột tín hiệu trên biển và ụ neo tàu, do Trung Quốc xây dựng cạnh đảo Gạc Ma, từ sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá
Ít nhất có 5 cần cẩu lớn đảm trách việc xây tòa nhà cao tầng trên đảo Gạc Ma
Hai cần cẩu khác vận chuyển vật liệu xây dựng, máy móc, trang thiết bị từ tàu chở hàng lên đảo
Kè chắn sóng tạm thời, phía trước tòa nhà
Hai cần cẩu khác đang phục vụ việc xây dựng các công trình khác ở giữa đảo, với khu vực tập kết cây xanh, chuẩn bị được trồng
Đằng sau tàu vận tải là công trình có thể là trung tâm kiểm soát không lưu – chỉ huy bay cũng đang được gấp rút xây dựng (khối nhà tròn, phủ ni lông màu xanh)
Toàn cảnh đảo Gạc Ma, nhìn từ khoảng cách 7-8 hải lý
Mai Thanh Hải thực hiện
Theo Thanhnien
Phát ngôn bất thường việc Trung Quốc bồi đắp đảo ở Trường Sa
Trung Quốc bồi đắp đảo ở Trường Sa, là để hỗ trợ hoạt động của radar và thu thập tin tình báo.
Thông tin trên được Jin Zhirui, sĩ quan cao cấp thuộc Tổng bộ quân chủng Không quân TQ tiết lộ.
"Chúng tôi cần thiết lập căn cứ hạ tầng để hỗ trợ hệ thống radar và hoạt động thu thập thông tin tình báo của mình", Asahi Shimbun, nhật báo lớn thứ hai của Nhật Bản dẫn lời Jin Zhirui cho hay.
Asahi Shimbun đánh giá, việc một quan chức quân đội có kinh nghiệm hoạt động trong không quân như Jin đứng ra giải thích trực tiếp trước báo giới nước ngoài về những động thái trên Biển Đông của Bắc Kinh là một điều bất thường.
Hình ảnh vệ tinh hôm 14/11 cho thấy Trung Quốc đang có hoạt động cải tạo đất trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: IHS Jane's.
Jin Zhirui cũng không ngại thông báo Trung Quốc đang thực hiện viêc cải tạo tại 6 đến 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có các đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven...
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu Biển Đông, Bắc Kinh đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo trên bãi đá Chữ Thập, dài ít nhất 3.000 mét rộng khoảng 200 đến 300 mét. Chuyên gia đánh giá, đảo nhân tạo này đủ lớn để xây dựng sân bay.
Trước đó, tại hội thảo khoa học về biển Đông, các đại biểu quốc tế tiếp tục đặt ra vấn đề nóng về khả năng Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông.
Giáo sư Robert Beckman, giám đốc Trung tâm Luật quốc tế (Đại học Quốc gia Singapore), cho rằng quan ngại chính ở Đông Nam Á là sau khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng sẽ tuyên bố ADIZ ở biển Đông.
Lo ngại này có cơ sở khi căng thẳng trong tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Trung Quốc với Philippines ở biển Đông vẫn chưa giảm.
Về phía Việt Nam, khi được hỏi Đại tá Nguyễn Tấn Vạn - Chính ủy Bộ chỉ huy quân đội tỉnh Bạc Liêu, ĐQH Bạc Liêu cho rằng, đó là quan ngại chung của các nước trong khu vực chứ không riêng gì Việt Nam.
"Đây là quan ngại chung của các nước trong khu vực, nhưng VN phải kiên trì đấu tranh không để TQ thực hiện được ý đồ, áp đặt chủ quyền trên Biển Đông. Đó là những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC)", Đại tá Vạn nói.
Đại tá Vạn cho hay, VN có đủ bằng chứng, pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình. VN cần tiếp tục đấu tranh, buộc TQ phải thực thi theo đúng luật pháp quốc tế.
"TQ đã phải từ bỏ ý định lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, VN cũng sẽ buộc TQ phải dừng lại".
Đó cũng là quan điểm của ĐBQH Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội. Bày tỏ quan ngại khả năng lập vùng ADIZ trên Biển Đông, ông Trường cho biết:
"Khi TQ công bố vùng ADIZ, tức là tất cả những nước có không phận trong vùng nhận diện phòng không này phải chịu sự kiểm soát của nước công bố, cụ thể là TQ.
Như vậy, việc ra vào, đi quan khu vực đó phải chịu sự kiểm soát, hạn chế, tạm thời không cho sử dụng hoặc phải được sự cho phép của TQ mới được đi qua. Tức là tự do hàng hải, tự do hàng không đã bị vi phạm và phải chịu sự kiểm soát của TQ.
Cụ thể, các hoạt động kiểm tra, tuần tra, tiếp tế, thám sát, bảo vệ của VN tại vùng biển Trường Sa sẽ bị hạn chế, gặp phải khó khăn.Điều này là rất nguy hiểm".
Không loại trừ khả năng Trung Quốc lập ADIZ ở biển Đông
Quanh việc Bắc Kinh tự ý cải tạo mở rộng bãi đá Chữ Thập, trung tá Jeffrey Pool, phát ngôn viên quốc phòng Mỹ, "kêu gọi Trung Quốc dừng chương trình cải tạo đất và tham gia vào những sáng kiến ngoại giao để thúc đẩy tất cả các bên kiềm chế trong loại hoạt động này".
Tại diễn biến có liên quan, tờ "Đô thị Phương Nam" Trung Quốc ngày 22/11 dẫn lời cựu Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead đã nói về xu thế tương lai của vấn đề Biển Đông cũng như lập trường của Mỹ. Theo đó, Đô đốc Gary Roughead nói, đây là một vấn đề rất trừu tượng, khó đoán tương lai. Vấn đề quan trọng nhất là, làm thế nào để giải quyết hòa bình những vấn đề này, bảo đảm cho các bên có lợi ích trong vân đê Biên Đông đạt được phương án trao đổi với nhau, bất kể là đến từ Trung Quốc, Philippines hay Việt Nam.
Ông nói: Mục tiêu của Mỹ là bảo đảm không nổ ra xung đột, đây là trọng điểm theo quan điểm của tôi, chứ không phải suy đoán mù quáng về tương lai sẽ như thế nào.
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc xây dựng khu dân cư trái phép trên đảo Cây thuộc Hoàng Sa Theo Tân Hoa Xã, từ ngày 16/11, Trung Quốc bắt đầu tiến hành xây dựng Dự án công trình nhà ở cho ngư dân Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Cây, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc vận chuyển vật tư lên đảo Cây. Trong ngày 16/11, Trung Quốc đã cho tàu thuyền chở vật tư xây...