Hình ảnh minh họa thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường, các mẹ nhìn thôi đã thấy đau
Trên thực tế, các mẹ thường cho rằng rạch tầng sinh môn thì nhằm nhò gì so với đau đẻ hoặc đau vết mổ, vì nó chỉ là một vết rạch nhỏ. Nhưng thật sự thì rạch tầng sinh môn cũng đau và cần được chăm sóc cẩn thận.
Hầu như sản phụ nào sinh thường hiện nay cũng phải rạch tầng sinh môn. Phẫu thuật tầng sinh môn là một vết cắt kéo dài từ cửa âm đạo hướng xuống hậu môn nhằm mở rộng cửa âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở.
Việc này sẽ được thực hiện khi “cửa mình” của mẹ không đủ rộng để đưa thai nhi ra ngoài như thai to, sinh non, thai nhi bị mắc kẹt, hoặc trong trường hợp sinh nở khó như suy thai, thai ngôi mông… Vì vậy, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt tầng sinh môn khoảng vài cm trong quá trình sản phụ sinh.
Thông thường, các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn theo 2 đường: Đường thẳng và đường chéo (Ảnh minh họa).
Thông thường, các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn theo 2 đường:
- Rạch thẳng: là một vết rạch dọc thẳng từ cửa dưới của âm đạo về phía trực tràng. Loại phẫu thuật tầng sinh môn này thường nhanh lành nhưng lại dễ bị rách và có thể sẽ rách dài tới trực tràng, được gọi là rách độ ba hoặc độ bốn.
- Rạch xéo: là một vết mổ chếch khoảng 45 độ tính từ cửa dưới của âm đạo sang hai bên. Tuy rạch xéo sẽ không gây rách, nhưng nó lại mất nhiều máu và lâu lành.
Các bước cắt tầng sinh môn:
Quy tắc của cắt tầng sinh môn là các bác sĩ phải thực hiện thủ thuật này đúng thời điểm, không quá sớm cũng không quá muộn. Đó là lúc tầng sinh môn và âm hộ đều có dấu hiệu căng giãn tối đa, nghĩa là tại thời điểm đó, thai nhi đã xuống sâu trong âm đạo, đồng thời phải cắt trong lúc có cơn co tử cung để giảm đau cho sản phụ.
Bước 1: Gây tê vùng cắt
Trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ gây tê cho sản phụ (Ảnh minh họa).
Trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo rằng nên hạn chế sử dụng thuốc gây tê trong quá trình cắt tầng sinh môn. Tuy nhiên, có một số mẹ sức chịu đau kém thì cần nói trước với bác sĩ để được gây tê cục bộ trước khi thực hiện việc này.
Bước 2: Xác định vị trí cắt
Video đang HOT
Bác sĩ sẽ xác định hướng rạch, nhưng không được cắt quá sâu vì có thể cắt vào cơ nâng hậu môn. Và thường chỉ cần cắt một bên tầng sinh môn là đủ, rất hiếm có trường hợp phải cắt cả 2 bên tầng sinh môn mới có thể đưa thai ra ngoài.
Bước 3: Tiến hành cắt tầng sinh môn
Sau khi gây tê và xác định vùng cắt, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bằng một nhát kéo chuẩn xác và dứt khoát (Ảnh minh họa).
Các bác sĩ sẽ dùng kéo thẳng và sắc thực hiện một thao tác cắt chuẩn xác và dứt khoát. Sau đó, tiếp tục cuộc sinh nở.
Bước 4: Khâu tầng sinh môn
Khi nhau thai đã sổ hết ra ngoài thì các bác sĩ sẽ bắt đầu vệ sinh sạch khu vực tầng sinh môn, đảm bảo nó được vô khuẩn trước khi khâu, gây tê (nếu cần) và bắt tay vào khâu từng lớp của tầng sinh môn lại.
Khi nhau thai đã sổ hết ra ngoài thì các bác sĩ sẽ bắt đầu vệ sinh sạch vùng tầng sinh môn, và bắt tay vào khâu từng lớp của nó lại.
- Lớp âm đạo: được khâu bằng chỉ tự tiêu, khâu từ trong ra ngoài, hai mép vết khâu khớp nhau để tránh để lại khe hở.
- Lớp cơ: là lớp gần da, và nó cũng cần được khâu khép kín để tránh tạo lỗ hổng giữa 2 lớp cơ và da.
- Lớp da: cũng được khâu tương tự như 2 lớp trước đó, nhưng ở bước cuối cùng này, các bác sĩ sẽ sử dụng loại chỉ chậm tiêu hơn so với lớp âm đạo và lớp cơ.
Cuối cùng là vệ sinh lại vết khâu và vùng âm hộ cho sản phụ.
Chăm sóc sau phẫu thuật cắt tầng sinh môn
Sau ca phẫu thuật cắt tầng sinh môn, người mẹ có thể cảm thấy đau nơi vết rạch và thuốc giảm đau có thể sẽ được bác sĩ kê toa để giảm đau cho mẹ.
Bên cạnh đó, các mẹ tránh mặc các đồ lót chật và bó sát vì sẽ gây cọ sát với vết rạch gây đau, có thể chảy máu vết rạch. Hãy đi lại vận động nhẹ nhàng làm máu huyết lưu thông cho vết thương nhanh lành. Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng vùng kín với nước ấm, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh vì nước tiểu và phân có thể gây đau buốt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết rạch.
Ngoài ra, các mẹ tuyệt đối không được thụt rửa hoặc giao hợp cho đến khi bác sĩ cho phép.
Khi có những dấu hiệu sau đây: Chảy máu từ vị trí tầng sinh môn, âm đạo có mùi hôi, sốt hoặc ớn lạnh, đau vết rạch… thì hãy liên hệ khám bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
Theo Helino
Thai ngôi mặt - Kiểu ngôi thai mẹ bầu nên hết sức cẩn trọng
Các mẹ thường nghe đến thai ngôi đầu, ngôi mông... nhưng còn 1 kiểu ngôi chắc hẳn khi nói ra không ít mẹ ố á, đó là: NGÔI MẶT.
Thông thường, khi thai nhi quay đầu là bước chuẩn bị để giúp mẹ có thể sinh thường dễ dàng và hầu như các em bé đều được sinh ra ở ngôi đầu. Nhưng theo thống kê của Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH) thì cứ 600 ca sinh bình thường sẽ có 1 ca sinh ngôi mặt. Có một số trường hợp thai ngôi mặt được sinh thường, nhưng việc sinh nở qua đường âm đạo là một thách thức đầy khó khăn và nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nó làm tăng nguy cơ phù mặt, ép sọ, em bé bị khó thở do chấn thương khí quản và thanh quản, thời gian chuyển dạ kéo dài, suy thai, chấn thương tủy sống, tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí là tử vong.
Thai ngôi mặt là gì?
Ảnh minh họa.
Thai nhi ngôi mặt xảy ra khi cột sống của em bé kéo dài cho đến khi đầu bị lệch về phía sau để mặt bé đi vào xương chậu trước. Hay nói cách khác ngôi mặt là ngôi đầu ngửa hẳn, toàn bộ khuôn mặt thai nhi trình diện trước eo trên của tiểu khung (phần trên của đường sinh sản).
Nguyên nhân gây nên thai ngôi mặt
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thai nhi ngôi mặt. Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân từ người mẹ. Mẹ bị dị dạng tử cung: tử cung hai sừng, tử cung lệch sang bên hay đổ ra trước... Hoặc do đã sinh đẻ nhiều lần, khung xương chậu hẹp.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nói rằng thai nhi lớn, đầu to, cột sống bị gù cũng là một trong những nguyên do góp phần làm nên tình trạng thai ngôi mặt.
Ngoài ra, nhau tiền đạo, đa ối, dây rau quấn cổ cũng là những tác nhân khiến có tình huống ngôi mặt ở thai nhi.
Các yếu tố nguy hiểm đối với người mẹ và em bé trong khi sinh thường thai ngôi mặt
Thông thường, trước khi lên bàn sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra âm đạo để xác định vị trí của em bé. Nếu nghi ngờ điều gì đó bất thường, họ sẽ yêu cầu siêu âm lại để có những cách xử lý tốt nhất cho trường hợp thai ngôi mặt. Trong một số trường hợp nguy hiểm, các bác sĩ cần phải mổ bắt thai ngay để ngăn ngừa em bé bị ngạt.
Sinh thường ngôi mặt có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng cả mẹ và bé. Do đó, các bác sĩ thường cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết đến người mẹ cũng như gia đình, rằng họ đang đối mặt với những mối nguy hiểm như thế nào nếu người mẹ quyết định không sinh mổ. Những nguy cơ sinh thường ngôi mặt bao gồm:
- Người mẹ sẽ có thời gian chuyển dạ kéo dài.
- Vỡ tử cung.
- Em bé bị ngạt.
- Bại não.
- Tổn thương não vĩnh viễn.
- Động kinh.
- Yếu cơ.
Ngoài ra, em bé sinh thường ngôi mặt còn có nhiều khả năng có nhịp tim bất thường. Do đó, các bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ trong quá trình chuyển dạ bằng cách sử dụng thiết bị theo dõi tim.
Em bé sinh thường ngôi mặt có nguy cơ bị bầm tím, phù mặt, ép sọ, suy hô hấp, chấn thương tủy sống... trong quá trình sinh và sau sinh (Ảnh minh họa).
Ngoài những mối hiểm nguy trong quá trình sinh, em bé sau khi sinh ra còn phải chịu những tổn thương như:bị bầm tím hoặc phù mặt, đúc hộp sọ (hình dạng đầu bất thường do áp lực đè lên đầu bé khi sinh), suy hô hấp do chấn thương đường thở, chấn thương tủy sống, nhịp tim bất thường, điểm Apgar thấp (thang điểm đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh ngay sau sinh)
Bên cạnh đó, em bé sinh thường ngôi mặt còn có thể gặp biến chứng nếu trong quá trình sinh bác sĩ sử dụng kẹp hoặc oxytocin. Bởi kẹp Forceps có thể gây chấn thương đầu và oxytocin có thể làm bé bị ngạt do nó kích thích tử cung co thắt mạnh và liên tục. Chấn thương ở đầu và bị ngạt có thể gây tổn thương não vĩnh viễn đối với trẻ sơ sinh.
Thế nên, nếu như bạn được chẩn đoán là thai ngôi mặt thì các mẹ nên cân nhắc thật kỹ giữa việc sinh thường và sinh mổ. Trong trường hợp nghiêm trọng, sinh mổ là lựa chọn duy nhất để đảm bảo việc vượt cạn thành công và ngăn ngừa các chấn thương có thể xảy ra đối với em bé.
Theo Helino
Từng dự định sinh liền tù tì 4 con nhưng sau trải nghiệm đau đẻ "chết đi sống lại", mẹ Biên Hòa đã thay đổi suy nghĩ Trúc lựa chọn sinh thường để dễ dàng sinh 4 con. Tuy nhiên cuối cùng "đời vốn không như mơ", sau hơn 11 tiếng đau đẻ dữ dội, chị lại phải mổ cấp cứu vì con có nguy cơ ngạt. Nhiều mẹ khi que thử thai hiện lên hai vạch, bắt đầu con đường làm mẹ đã quyết định sẽ đẻ luôn cho...