Hình ảnh “khói lạ” bủa vây Hà Nội trong đêm
Hà Nội lại bắt đầu xuất hiện “khói lạ” bao phủ khắp thành phố với nồng độ càng về đêm càng dày đặc khiến nhiều người dân cảm thấy ngột ngạt, khó thở.
Tối qua (22/6), khắp thành phố Hà Nội bị bao phủ bởi lớp “khói lạ” dày đặc có mùi khói đốt rơm rạ. Khắp phố phường trong các quận nội thành như Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng… đều bị màn khói dày đặc bao trùm. Càng về đêm, khói mù càng dày đặc gây cay mắt, ngột ngạt, khó thở.
Nhiều người cho rằng, đây là do người dân các huyện ngoại thành thu hoạch lúa và đốt rơm rạ khiến khói mù bay vào trong nội thành. Hiện nay tại các huyện ngoại thành thành phố đang bước vào vụ thu hoạch lúa xuân, người dân không dùng rơm rạ để đun nấu nữa mà sau khi thu hoạch lúa xong, bà con thường đốt luôn rơm ngoài đồng, đường.
Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội xuất hiện hiện trượng khói mù bao phủ khiến người dân có cảm giác ngột ngạt, khó thở. Năm 2010 và những năm trước cũng từng xuất hiện khói mù dày đặc. Hiện tượng này được các nhà khoa học lý giải dưới tên gọi khói mù quang hóa, rất ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
TS Nguyễn Lan Châu, nguyên Phó giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương nhận định: khói mù xuất hiện là do sự tổ hợp của nhiều yếu tố mà nguyên nhân chính là việc đốt rơm rạ (bởi thời điểm này đang là lúc thu hoạch vụ mùa). Tuy nhiên, năm nào cũng có hiện tượng đốt rơm rạ nhưng không có biểu hiện rõ nét gây khói mù như những năm trở lại đây. Sở dĩ, càng này, cứ vào vụ thu hoạch, người dân nội thành lại phải hứng chịu những trận khói mù là do sự cộng hưởng ô nhiễm bức xạ tại các đô thị lớn. Thuật ngữ chuyên môn gọi khói mù này là dạng khói mù quang hóa.
Dưới đây là những hình ảnh khói lạ bao phủ Hà Nội đêm 22/6
Khu đô thị Văn Quán, “khói lạ” đã xuất hiện từ chập tối,
Những lớp khói này len lỏi vào các khu dân cư khiến người dân cảm thấy khó chịu, ngột ngạt.
Cầu vượt Ngã Tư Sở lúc 23h ngày 22/6 khói mù trở nên dày đặc và rất dễ nhận thấy.
Video đang HOT
Tại nút giao thông Kim Liên – Ô Chợ Dừa.
Tình trạng khói mù rễ nhận thấy nhất là tại các tán cây có ánh đèn
như thế này. (ảnh chụp trên đường Trần Hưng Đạo)
Tại ngã tư Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài – Tràng Thi, theo
quan sát bằng mắt thường thì khói không dày đặc như các nơi khác..
Cầu Long Biên và đường Yên Phụ lúc 23h30 khói mù dày đặc.
Khu vực Quảng trường Ba Đình cũng bị khói mù bao phủ.
Theo VNN
Theo chân người không nhà đi mua... giấc ngủ đêm
Màn đêm buông xuống, có người ngủ ngay trên xe, có người nằm vật vờ trên tấm bìa bẩn ngay bên cạnh những con đường, và không ít người bỏ tiền ra thuê một chỗ ngủ qua đêm.
10 ngàn cho một chỗ ngủ
"Bọn em thuê mấy chiếc, bao nhiêu chỗ cũng có hết. Mấy em cứ ra phía sau rồi chị sắp xếp chỗ cho", bà chủ quán Nguyễn Thanh Tâm, tại quận Thủ Đức, TPHCM xởi lởi. Theo bà, trung bình mỗi đêm có khoảng 30 khách tới quán này để thuê chỗ ngủ. Những người này phân nửa là không có nhà cửa, ban ngày đi lang thang làm mọi nghề để kiếm sống, ban đêm về ngả lưng trên những chiếc võng. Có nhiều người vô gia cư thì xem đây như nhà của mình. Số còn lại là lái buôn và người đi chợ sau khi nhập hàng chờ trời sáng để được thanh toán tiền.
Ở đây có hai hình thức thuê chỗ ngủ. Một là vào quán gọi li cà phê, gói thuốc rồi ngồi ngay trên ghế chợp mắt. Hai là muốn khỏe hơn thì thuê võng, giá mỗi chiếc võng là 10 ngàn đồng cho trọn một đêm, 5 ngàn đồng cho suất ngủ 2-3 tiếng. Chỗ ngủ qua đêm được ngăn bởi mấy miếng gỗ, tôn chắp vá, phía trên lợp mái dừa đã rách bươm một vài chỗ.
Hơn 30 người chen chúc trong căn phòng cộng với nhiều loại mùi nồng nặc pha trộn mùi nước tiểu càng làm cho không khí trở nên nóng bức, ngột ngạt.
Căn phòng rộng chừng 20m vuông được giăng chi chít khoảng hai chục chiếc võng cũ kĩ, có cái rách tơi tả, có cái dây xệ xuống tận nền đất. Cạnh đó một nhà vệ sinh được ngăn cách bởi những tấm cát - tông tạm bợ bốc lên mùi hôi nồng nặc khiến cho không khí trong căn phòng trở nên ngột ngạt.
11 giờ đêm, trên những chiếc võng đều đã kín chỗ. Phía bên ngoài, nhiều người ngả lưng la liệt trên 3 dãy ghế, già có trẻ có. Có người ngồi chăm chăm lên màn hình chiếc tivi treo ngay phía trước xem phim kinh dị, một số người ngủ gục.
Những phận đời ngủ đêm
Chỉ tay về phía những người ngủ gục trên chiếc ghế bên ly cà phê vừa mới pha, bà Hương chủ kiốt số 10 nói: " Kia là thằng Hùng đánh giày, thằng Minh bán vé số, thằng Hai bốc vác, chú Ba lượm ve chai... họ là khách quen của tui vào mỗi đêm đấy".
Mối ruột của bà Hương đa phần là những phận người lao động nghèo, để tiết kiệm tiền gửi về nuôi vợ nuôi con nhiều người chọn cách không mướn nhà trọ mà chọn những cái võng ngã lưng vào mỗi đêm.
Anh Minh 42 tuổi, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), người đã xem quán nước bà Hương như ngôi nhà của mình vào mỗi đêm nói rằng, hàng ngày tiền vé số chẳng lời được bao nhiêu, nếu mướn nhà rồi tiền đâu gửi về cho 3 đứa nhỏ đi học. Ban ngày, anh đi khắp Thủ Đức để bán, tối về lại đây ngủ. Ăn thì gặp đâu ăn đó, tắm giặt vào trong chợ, còn quần áo gửi tiệm họ giặt và giữ dùm mình luôn. Làm như vậy mỗi tháng tiết kiệm được hơn 700 ngàn đồng để gửi về nhà. Mới 42 tuổi mà tóc anh đã loáng thoáng chấm màu muối tiêu, hai gò má teo tóp trên khuôn mặt già nua tưởng chừng như ngoài 50.
Chỗ ngủ được mua 5 ngàn đồng với một ly cà phê và một chiếc ghế.
Ông Nguyễn Văn Tân, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai chuyên chở hàng khoai mì bỏ mối ở chợ và là vị khách ngủ qua đêm thường xuyên ở quán tâm sự: "Đã 4 năm nay, cứ 2 ngày một lần tôi thuê võng ở đây để ngủ. Đợi tới khi trời sáng chủ hàng thanh toán tiền mới về được. Nhiều người ở đây trở thành bạn tôi vì đêm nào cũng gặp nhau, ngủ cạnh nhau nên lâu dần trở nên thân thiêt".
Trong những đêm ngủ võng thuê đang say giấc, mặc mùi nước tiểu nồng nặc xông lên từ nhà vệ sinh, muỗi bay loạn xạ và tiếng ồn của bộ phim chưởng từ khu vực quán cà phê kế bên ngoài vọng vào, những người dân vì cuộc sống mưu sinh vẫn say giấc nồng.
50 tuổi với dáng người gầy còm, đôi mắt trũng sâu, tóc bạc gần hết, cuộc sống hàng ngày của ông Tân là đi gom hàng ở Đồng Nai, tối đến chở lên chợ đầu mối nông sản Thủ Đức bán tới sáng hôm sau mới về. Với ông Tân, ngủ thuê liên tục mới cảm nhận được sự thiếu thốn tình cảm gia đình.
Tuy nhiên, ông cũng như bao người khác vì cuộc sống khó khăn nên phải bươn trãi kiếm sống, chứ đôi khi họ thèm được ngủ ở nhà với vợ với con lắm.
Ở khuất bên phải quán, vợ chồng anh Hải, chị Tâm vẫn trằn trọc không ngủ được, cậu con trai 2 tuổi ngủ say trong lòng mẹ. "Chưa tìm được phòng trọ nên vợ chồng tui thuê ghế nằm. Chỉ kiếm chỗ ngả lưng cho con nó ngủ chứ cả tối vợ chồng tui không tài nào chợp mắt nổi", anh Hải bộc bạch.
Vợ chồng anh từ Bình Thuận vào mưu sinh ở chợ đầu mối Thủ Đức đã được gần 3 năm nay. Anh làm nghề bốc xếp, chị đi nhặt nhạnh rác trong chợ kiếm sống qua ngày. Mấy ngày hôm nay anh ốm, chị cũng phải nghỉ sớm để chăm chồng và chăm con. Tiền trọ quá mấy tháng mà anh chị không có đóng nên người ta lấy lại phòng, chưa biết tính sao đành dắt díu nhau ra thuê chỗ ngủ tạm qua đêm.
Chập chờn giấc ngủ
Vừa mới ngả lưng xuống chiếc võng mới thuê tại quán nước bên trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, chúng tôi được anh Sáu người có thâm niên ngủ tại đây cảnh báo: "túi xách, điện thoại, ví tiền cẩn thận chứ ngủ dậy là không thấy đâu đấy". Theo lời anh, ở đây khách lạ tới ngủ qua đêm mất đồ là chuyên thường, mới đây có một ông bán hàng từ Tây Ninh xuống ngủ, thức dậy thấy túi xách bên trong có gần 20 triệu không cánh mà bay".
Giấc ngủ già trong đêm tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức
Tôi vừa nằm chợp mắt khoảng 15 phút, có hai cô gái tay cằm điếu thuốc, ăn mặt "mát mẻ" bước vào. Anh Phước nằm kế bên tôi nói nhỏ: "Hai đứa đó là gái làm tiền đó, cẩn thận không nó lấy hết đồ đạc bây giờ". Anh cho biết thêm: "Cứ khuya là bọn này thường đi vào các võng có người ngủ, nếu gặp ai thức thì gạ gẫm, nếu ai ngủ say mà có đồ đạc là chúng lấy đi hết. Ai cũng biết bọn nó, nhưng không ai dám làm gì cả vì bọn này có "bảo kê". Cho nên không ai muôn dây vô làm gì, tự mình giữ lấy đồ đạc của mình là tốt nhất".
Còn anh Vũ một tiểu thương buôn bán rau từ Đà Lạt, ngậm ngùi nhớ lại cách đây hơn 1 năm, sau khi bán hết xe rau vào uống ly cà phê cho tỉnh táo, trời xui đất khiến hay sao mà nằm ngủ quên mất, tỉnh dậy phát hiện cả vốn lẫn lời hơn 15 triệu đồng trong túi đã biến mất.
Vì miếng cơm manh áo, nhiều phận người nghèo khó phải chập chờn giấc ngủ hằng đêm, phải đối mặt với bao nhiêu sự nguy hiểm rình rập lúc nửa đêm về sáng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Điều trị bệnh... quá yêu Yêu một người không có tội nhưng nếu quá yêu thì lại là một lỗi lớn, có thể khiến bạn mất đi người ấy. Vì sao ư? Đơn giản thôi, vì cái gì quá cũng không tốt. Bởi vậy nếu cảm thấy mình có triệu chứng của bệnh "quá yêu" thì nên điều trị triệt để bằng những cách sau: Trước tiên, bạn...