Hình ảnh giàn giáo trước lúc sập khiến 14 người tử vong
Tính đến thời điểm này, số người tử vong trong Formosa là 14 người, vẫn còn công nhân đang bị kẹt dưới khối sắt thép.
Công tác cứu hộ cứu nạn đang khẩn trương diễn ra trong đêm, lực lượng chức năng đã phải dùng máy cắt thép để cứu người.
Qua một số công nhân, chúng tôi đã có được hai hình ảnh hiếm hoi về giàn giáo trước khi bị sập.
Hình ảnh này do một công nhân làm ở Formosa chụp giàn giáo thủy lực trước khi vụ tai nạn xảy ra khoảng vài ngày.
Đây là giàn giáo thủy lực để đổ bê tông thi công cầu cảng Sơn Dương thuộc khu CN Formosa.
Theo hình trên, trong vòng tròn đỏ là chỗ các công nhân đứng để thi công trước khi xảy ra tai nạn.
Lúc sập giàn giáo, phía dưới cục bê tông đã đẩy đi và các công nhân rơi thẳng xuống đất từ độ cao khoảng 30m.
Video đang HOT
Ảnh cận cảnh vị trí của các công nhân đứng vào làm trước khi xảy ra sự việc thương tâm.
Được biết, giàn giáo thủy lực bị sập rộng chừng 100m2.
Anh Phan Đăng Hiển (37 tuổi, quê ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, là công nhân của công ty libel (trụ sở Quảng Bình) cung ứng lao động cho công ty Sam Sung làm việc tại Formosa) kể lại, khoảng 19h tối 25/3, ca làm việc của anh bắt đầu.
Lúc đó, ca anh làm có khoảng 53 người, tuy nhiên sau đó khoảng hơn 10 người được cắt cử đi làm việc khác. Trên giàn giáo có khoảng 40 người đang làm việc tại giàn đổ bê tông.
“Khoảng 19h30 phút, tôi cùng các công nhân khác hai lần phát hiện giàn thủy lực đổ bê tông này xuất hiện những lần rung mạnh. Quá sợ hãi, tôi và toàn bộ các công nhân vội chạy ra ngoài ở đường sắt có cầu thang đi lên đi xuống để tránh.
Tuy nhiên, sau đó thì không thấy có hiện tượng gì, tôi và các công nhân khác được chỉ đạo tiếp tục vào làm việc tại giàn thủy lực đổ bê tông, cách mặt đất khoảng 30m.
Khi đang làm việc trên khuôn đổ bê tông, giàn thủy lực bất ngờ bị rung lắc và đổ sập xuống. Chỉ trong tích tắc, hơn 40 công nhân cùng giàn giáo đổ sập xuống đất từ độ cao khoảng 30m”, anh Hiển kể.
Sau đó, anh Hiển bị ngất xỉu và được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương ở người, mắt.
Hiện tại, anh Hiển đang tiếp tục được điều trị, theo dõi tại khoa răng hàm mặt Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
Theo trithuctre
Sập giàn giáo Formosa: Máu chảy, la hét khắp nơi
"Đang cùng anh em làm việc thì giàn giáo dịch chuyển, hàng trăm tấn sắt thép đổ sập. Máu chảy, tiếng la hét hoảng loạn. Bị thương ở chân và đầu nhưng tôi cố hết sức bò ra kêu cứu" - 1 nạn nhân vụ sập giàn giáo Formosa kể.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn thức trắng đêm tìm kiếm, cứu các nạn nhân trong đống đổ nát sập giàn giáo Formosa - Ảnh: CTV
Từ đêm 25 tới rạng sáng nay 26-3, phóng viên Báo Người Lao Động có mặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nơi tiếp nhận gần 20 nạn nhân của vụ sập giàn giáo đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực Dự án của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) ở Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vào khoảng 20 giờ ngày 25-3.
Sau tiếng rầm, rất nhiều sắt thép đè lên người
Hơn 11 giờ đêm, khoa cấp cứu của bệnh viện chật các bệnh nhân, tiếng rên la khiến ai cũng xót xa. Bị gãy chân, chấn thương ở phần đầu đang nằm chờ phẫu thuật, anh Phan Anh Dũng (SN 1992, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), kinh hoàng nhớ lại: "Lúc đó khoảng 8 giờ tối, tôi và các anh em khác đang làm việc phía dưới thì thấy hệ thống giàn giáo dịch chuyển, rồi một tiếng rầm lớn. Rất nhiều bị sắt thép đè lên người. Máu chảy, tiếng la hét hoảng loạn khắp nơi. Bị thương ở chân và đầu nhưng tôi cố hết sức bò ra khỏi đống sắt thép đổ nát kêu cứu".
Hoang mang, hoảng loạn là tâm lý chung của các công nhân bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Anh Phan Văn Xô (43 tuôi, quê huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chưa hết bàng hoàng: "Tôi cùng nhiều anh em khác đang trèo trên giàn giáo làm việc, thì bất ngờ giàn giáo đổ sập. Tất cả mọi người đều bị rơi từ trên cao xuống đất, nhiều người bị giàn giáo bằng thép đè lên người. Tôi may mắn chỉ bị thương ở vùng mặt, choáng một lúc rồi cố bò ra ngoài".
Một công nhân bị thương trong vụ sập giàn giáo Formosa đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Anh Trần Thế Thủy (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An), một người may mắn thoát chết trong vụ tai nạn đang có mặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh chăm sóc cho các đồng nghiệp gặp nạn, kể trong hoảng loạn: "Khi tai nạn xảy ra, tôi chỉ đứng cách khu vực giàn giáo bị đổ khoảng 3 m. Thấy giàn giáo dịch chuyển tôi cắm đầu bỏ chạy, vừa thoát được ra quay đầu nhìn lại thấy rất nhiều người chết và bị thương trong đống giàn giáo đổ sập xuống. Đúng là vô cùng may mắn, chỉ cần chậm một tích tắc chắc tôi đã chết rồi".
Trắng đêm cấp cứu nạn nhân
1 giờ sáng ngày 26-3, Khoa chấn thương tiếp nhận 7 bệnh nhân bị thương nặng, tất cả các y bác sĩ có mặt đều gồng mình mổ cấp cứu các bệnh nhân. Bác sĩ Trần Đức Tuấn cho biết: "Nhiều bệnh nhân bị thương phải mổ, hiện các ca bị thương nặng chúng tôi mổ trước, các ca nhẹ mổ sau. Nhiều bệnh nhân như thế này chắc chắn chúng tôi phải thức trắng đêm để cấp cứu, mổ".
2 giờ sáng tiếng xe cứu thương tiếp tục xé màn đêm. Xe vừa dừng trước Khoa cấp cứu, hàng chục y, bác sĩ có mặt để đưa nạn nhân Phạm Anh Dũng (quê huyện Diễn Châu, Nghệ An) bị thương rất nặng vừa được đưa về từ hiện trường vụ tại nạn.
Các sinh viên Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh hỗ trợ các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đưa các nạn nhân vụ sập giàn giáo Formosa vào phòng cấp cứu
Trực tiếp chỉ huy tại Khoa cấp cứu, bác sĩ Trần Thị Dung, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: "Tôi làm bác sĩ nhiều năm rồi nhưng chưa bào giờ thấy cảnh đau xót như vậy. 19 nạn nhân mà bệnh viện tiếp nhận lúc đêm 25-3 tới giờ đều bị đa chấn thương, nhiều nạn nhân bị thương rất nặng trong tình trạng nguy kịch. Bệnh viện đã huy động tất cả các y bác sĩ trực cấp cứu, mổ để cứu chữa cho các bệnh nhân".
Trong đêm 25, rạng sáng ngày 26-3, ngoài các y, bác sĩ bệnh viện còn có rất nhiều sinh viên Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh cùng thức trắng đêm tham gia việc cứu chữa cho các nạn nhân. Khi có xe cấp cứu đến, các sinh viên người đẩy giường, người cầm xe hỗ trợ đưa các nạn nhân vào phòng cấp cứu. Tại các Khoa cấp cứu, các sinh viên y khoa túc trực bên giường bệnh chăm sóc cho các công nhân bị thương.
Chị Phan Thị Huyền, sinh viên năm thứ 2 Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh, chia sẻ: "Nghe tin có tai nạn nhiều người bị thương, từ 22 giờ đêm ngày 25-3 em đã cùng nhiều bạn trong lớp đã có mặt tai bệnh viện. Nhiều người bị thương rất nặng được đưa vào cấp cứu nhìn rất thương. Đến 2 giờ sáng, các bác sĩ trực bảo cho về nghỉ nhưng các sinh viên chúng em tình nguyện ở lại phụ giúp các y bác sĩ cấp cứu cho các công nhân bị thương".
(Theo Người Lao Động
Kể lại lúc sập giàn giáo làm 14 người chết Đầu giờ làm ca đêm, anh Thế cùng 9 người khác được chọn đi làm ở hạng mục khác kề bên hiện trường vụ sập. Khoảng một giờ sau, anh Thế hoảng hồn khi tận mắt thấy hệ thống giàn giáo bên cạnh đổ ập xuống vùi lấp hàng chục người. 1h sáng 26/3, anh Nguyễn Văn Thế (SN 1974), công nhân quê...