Hình ảnh gây kinh ngạc về “đất nước bất hạnh”- Afghanistan
Trong tác phẩm “Người đua diều” của nhà văn Afghanistan- Khaled Hosseini, anh gọi đất nước, dân tộc mình là “đất nước bất hạnh”, “dân tộc bất hạnh”.
Mới đây, tờ tin tức Denver Post của Mỹ đã cho đăng tải một bộ ảnh gây kinh ngạc được chụp từ thập niên 1960, khi đó Afghanistan còn chưa phải đối mặt với những cuộc chiến tranh.
Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư người Mỹ – Giáo sư Đại học William Podlich đã xin nghỉ dạy một thời gian để làm việc cho tổ chức UNESCO và được cử tới thành phố Kabul. Khi đó, vì Afghanistan còn rất yên bình, ông đã mang cả vợ và các con sang sinh sống.
Những bức ảnh do ông Podlich thực hiện khi đó đã được cất giữ cẩn thận, mới đây, người con rể của ông đã đăng tải những bức ảnh này lên trang cá nhân. Sự quan tâm của cộng đồng mạng đối với bộ ảnh lớn bất ngờ khiến nhiều tờ báo Mỹ sau đó đã xin phép đăng tải lại bộ ảnh.
Đặc biệt, rất nhiều người Afghanistan từng phải rời bỏ quê hương, ra nước ngoài sinh sống để tránh chiến tranh, xung đột đã rất cảm động trước những bức hình gợi nhớ về một thuở bình yên của Afghanistan.
Những thập niên cuối của thế kỷ 20, Afghanistan liên tiếp phải chịu sự can thiệp quân sự từ phía bên ngoài và những cuộc nội chiến triền miên. Chiến tranh đã đẩy Afghanistan vào bạo lực, bất ổn, đói nghèo… Nhà văn Khaled Hosseini sau khi rời Afghanistan đã viết những cuốn như “Người đua diều”, “Ngàn mặt trời rực rỡ” để miêu tả về sự bất hạnh tận cùng, sự khủng hoảng tận cùng của đất nước, dân tộc mình.
Một số hình ảnh bình yên “gây kinh ngạc” về Afghanistan:
Nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Afghanistan khi đó không quá tệ. Đường xá rộng và thoáng, có cả những chiếc xe hơi thời thượng chạy trên các tuyến phố.
Video đang HOT
Những sinh viên Đại học trong bộ đồng phục mang phong cách phương Tây
Một đặc trưng của Afghanistan là những con đường ngập nắng, bụi bay trắng xóa mỗi khi có một chiếc xe hay cơn gió chạy qua.
Cuộc sống lao động tuy vất vả nhưng ít nhất vẫn còn có sự bình yên.
Những công trình kiến trúc theo phong cách truyền thống ở Afghanistan.
Chợ ở Afghanistan.
Nhà của dân nghèo.
Trẻ em Afghanistan.
Cuộc sống của người Afghanistan từ xưa đến nay vẫn mang nhiều nét truyền thống. Họ đặc biệt đề cao việc giao lưu, gặp gỡ, vì vậy các phiên chợ, các sự kiện của cộng đồng luôn thu hút đông đảo người dân tham gia.
Theo Dantri
Thỏa thuận an ninh Mỹ-Afghanistan có nguy cơ sụp đổ
Bất đồng về tương lai của lính Mỹ tại Afghanistan, đặc biệt là quyền miễn trừ, đang đe dọa đẩy thỏa thuận an ninh song phương giữa hai nước trước nguy cơ đỗ vỡ.
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cuộc họp báo ở thủ đô Kabul.
Dù cuộc họp đã được kéo dài tới 2 ngày (11-12/10) trong chuyến thăm không được báo trước, nhưng Tổng thống nước chủ nhà Afghanistan Hamid Karzai và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn không thể đạt được thỏa thuận về tương lai của lính Mỹ tại Afghanistan sau khi tất cả các lực lượng chiến đấu của NATO rút khỏi chiến trường này vào cuối năm 2014.
Một trong những nội dung gây bế tắc nhất là quyền miễn trừ dành cho các binh sĩ đồn trú Mỹ.
"Một vấn đề còn tồn tại là về quyền xét xử", ông Kerry cố tránh dùng cụm từ "quyền miễn trừ" khi đề cập đến bất đồng giữa hai bên liên quan đến việc đưa những binh sĩ Mỹ bị cáo buộc phạm tội ra xét xử tại tòa án binh.
"Chúng tôi cần nói rằng nếu vấn đề này không được giải quyết thì sẽ không thể có một thỏa thuận an ninh song phương", Ngoại trưởng Mỹ nói thêm khi cho biết vấn đề chính ngăn cản nỗ lực ký Thỏa thuận an ninh song phương (BSA) là vấn đề nước nào sẽ xét xử binh sĩ Mỹ phạm tội ở Afghanistan.
"Sau nhiều tháng đàm phán, Mỹ và Afghanistan đã đạt được một loạt thỏa thuận, ngoại trừ vấn đề miễn trừ cho binh sĩ Mỹ và nước ngoài", Tổng thống Karzai xác nhận.
Nhà lãnh đạo Aghanistan cũng cho biết sẽ triệu tập hội đồng bô lão quốc gia để thảo luận về vấn đề miễn trừ truy tố cho binh sĩ nước ngoài vì điều này "vượt quá thẩm quyền của chính phủ".
Trước đó, ông Kerry đã quyết định tới thăm Afghanistan sau khi đột ngột hủy bỏ chặng dừng chân tại Philippines với lý do tránh bão. Ban đầu, ông chỉ dự kiến thăm Afghanistan một ngày, nhưng sau đó đã phải kéo dài thời gian lưu lại Kabul nhằm cố gắng đạt được thỏa thuận an ninh về việc cho phép 5.000 - 10.000 lính Mỹ ở lại Afghanistan sau năm 2014 để vừa tiếp tục cuộc chiến chống al-Qaeda, vừa giúp Afghanistan huấn luyện quân đội.
Vũ Anh
Theo Dantri
Bóng hồng khoác áo lính trong quân đội Afghanistan Nhiều cô gái vượt qua những quan niệm khắt khe đối với phụ nữ tại Afghanistan để mặc bộ quân phục và cầm súng. Các nữ binh sĩ thuộc lực lượng quân đội quốc gia Afghanistan chuẩn bị tập luyện tại trung tâm huấn luyện quân sự Kabul tại Kabul (Afghanistan) ngày 8/10. Ảnh: Reuters. Những chị em trong quân đội quốc gia...