Hình ảnh đẹp: Nữ tình nguyện viên chạy xuống sân, đưa cờ cho người hùng Timor Leste ăn mừng quanh sân Mỹ Đình
Nữ tình nguyện viên Việt Nam chạy ra từ khán đài A, đưa lá cờ Timor Leste cho Felisberto De Deus để anh quàng vai tự tin sải bước quanh sân vận động Mỹ Đình.
Chiều 17/5, sau khi xuất sắc giành tấm huy chương bạc trận chung kết 10.000m nam, Felisberto De Deus, 23 tuổi, vận động viên đến từ Timor Leste đã có màn ăn mừng đầy xúc động.
Đứng ở vạch đích chờ gần 10 phút, anh hụt hẫng khi chưa thể cầm trên tay lá cờ Tổ quốc. Lúc này, một nữ tình nguyện viên Việt Nam chạy ra từ khán đài A, đưa lá cờ Timor Leste cho Felisberto để anh quàng vai tự tin sải bước quanh sân vận động Mỹ Đình trong tiếng hò reo, cổ vũ của cổ động viên Việt Nam.
Nữ tình nguyện viên trao cờ cho vận động viên Timor Leste
Hà Thị Thanh Thúy, 19 tuổi, sinh viên năm nhất khoa ngôn ngữ Tây Ban Nha, Đại học Hà Nội, là tình nguyện viên trao cho Felisberto De Deus lá cờ Timor Leste.
Thúy kể, khi đang đứng gần cửa số 4 sân vận động Mỹ Đình, cô bạn được ban huấn luyện của Timor Leste nhờ ra sân đưa cờ cho Felisberto. Tất cả cổ động viên xung quanh hô hào và cổ vũ cho Thúy, hét lớn “Cố lên, chạy nhanh lên. Anh ấy đang chờ kìa”.
Giây phút trao cờ và chứng kiến Felisberto ăn mừng chiến thắng, nữ tình nguyện viên rất tự hào. Lúc sau, Thúy vui mừng khoe với mọi người đã được chạy ra đưa cờ cho vận động viên Timor Leste.
“Tất cả cổ động viên đều hét lớn, chúc mừng Felisberto. Mình rất khâm phục anh ấy, bởi cả hai huy chương bạc đầu tiên của Timor Leste trên đấu trường SEA Games 31, đều do Felisberto xuất sắc đoạt được. Anh ấy đã nỗ lực và cố gắng thật nhiều”, Thúy nói.
Đoạn clip ghi lại cảnh Thanh Thúy trao cờ cho vận động viên Timor Leste bất ngờ được đăng tải và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội khiến nữ sinh bất ngờ. 10X tâm sự rất hạnh phúc khi hành động nhỏ của mình đã giúp Felisberto hưởng trọn màn chiến thắng xúc động.
Hà Thị Thanh Thúy (ngoài cùng bên phải hàng dưới) – nữ tình nguyện viên trao cờ cho vận động viên Timor Leste (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Được biết, Thúy là 1 trong 1.350 sinh viên tiêu biểu của Đại học Hà Nội được tuyển chọn từ tháng 2 để phục vụ SEA Games. Nữ tình nguyện viên thuộc tiểu ban giao thông, được tập huấn từ tháng 4, về các hoạt động như trực tại khách sạn, điều xe cho các đội tuyển, theo dõi giờ giấc của các vận động viên.
“Bản thân mình đến với SEA Games 31 mong muốn được tiếp xúc, trải nghiệm, học hỏi kinh nghiệm để phục vụ học tập và làm việc sau này”, Thúy nói.
Đến nay, khi đã đồng hành hơn nửa chặng đường với Đại hội Thể thao Đông Nam Á, cô bạn cho biết mỗi ngày thức dậy đều rất háo hức khi được tham gia các hoạt động.
“Là sinh viên năm nhất, mình được các anh chị giúp đỡ nhiều. Mình rất vui khi được gặp nhiều người khác nhau”, Thúy tâm sự.
Felisberto De Deus hạnh phúc khoác lá cờ Timor Leste ăn mừng chiến thắng (Ảnh: An Tô)
Khoảnh khắc đẹp nhất SEA Games 31
Đến nay, Felisberto De Deus đã giành được 2 huy chương bạc ở nội dung 5.000m và 10.000 nam. Niềm hạnh phúc của anh càng thêm ý nghĩa, khi đã nắm tay 2 vận động viên Việt Nam là Nguyễn Văn Lai (huy chương vàng) và Nguyễn Văn Thao (huy chương đồng) để ăn mừng.
Khoác lên mình lá cờ Timor Leste, Felisberto không quên cầm trên tay quốc kỳ Việt Nam, trân trọng từng khoảnh khắc trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đằng sau tầm vóc nhỏ bé của anh, là một chiến công lớn lao chưa từng có trong lịch sử điền kinh đất nước chỉ hơn 1,3 triệu dân.
Các cổ động viên còn tinh ý nhận ra, sau khi hoàn tất trao huy chương, thấy Felisberto chụp ảnh lưu niệm ở bục thấp hơn, vận động viên Nguyễn Văn Lai đã cùng vợ bước xuống, nhường bục cao nhất cho Felisberto.
Vận động viên Nguyễn Văn Lai nhường bục cao nhất cho vận động viên Timor Leste chụp ảnh (Ảnh: An Tô)
Sau đó, cả 3 vận động viên giành huy chương đã nắm tay nhau mừng chiến thắng, trong tiếng hò reo của các cổ động viên.
Chứng kiến những giây phút này, các cổ động viên trên sân gọi đây là những khoảnh khắc đẹp nhất tại SEA Games 31.
Theo tìm hiểu, trước thềm SEA Games 31, Felisberto tập luyện từ sáng sớm hoặc chiều muộn, để tránh cái nắng như đổ lửa hay những cơn mưa rào nhiệt đới. Nơi tập luyện có thể là bãi biển đầy rác và sỏi, cũng có thể là trong sân vận động xuống cấp nghiêm trọng, đường chạy lồi lõm và có cả đường ống nước vắt ngang. Vào thời điểm đại dịch Covid-19, cộng thêm mưa và lũ lụt, các vận động viên Timor Leste còn tập luyện gian khổ hơn.
Họ đã cùng nhau trải qua hành trình dài mệt mỏi để tới Việt Nam. Chuyến bay bị trì hoãn ở Malaysia, khiến tất cả phải nằm ngủ co quắp ngay trên sàn nhà ga. Bù lại, tâm trạng háo hức được tranh tài SEA Games của chân chạy 23 tuổi đã đánh bật mọi mệt mỏi.
Clip: Nguyễn Văn Lai có hành động đẹp với VĐV Timor Leste sau khi giành HCV SEA Games 31
Khoảnh khắc đẹp nhất của thể thao khi 3 vận động viên nắm tay nhau ăn mừng (Ảnh: An Tô)
Felisberto De Deus nói rằng chính sự cổ vũ nhiệt tình và “fair-play” của khán giả Việt Nam đã giúp anh có thêm động lực vượt qua sự mệt mỏi trên đường chạy 10.000m. Dù chưa thể bước lên bục cao nhất, nhưng vận động này vẫn rất ấn tượng với những gì đã trải qua.
“Tôi từng dự SEA Games ở Philippines năm 2019, nhưng lần đó không đoạt huy chương. Bởi vậy, tôi rất vui, hạnh phúc khi mang về thành tích cho Timor Leste tại Hà Nội lần này. Thật hạnh phúc khi được thi đấu trên sân vận động sôi động vì sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả như thế này”, Felisberto trả lời truyền thông.
Một ngày theo chân nam sinh người Việt làm phiên dịch viên cho đoàn thể thao Singapore tại SEA Games 31
Thành Trung đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng nhớ khi làm tình nguyện viên tại SEA Games năm nay.
Những ngày gần đây, SEA Games 31 đang là từ khoá nóng nhất khi sự kiện thể thao đáng mong chờ nhất năm đã chính thức diễn ra tại Việt Nam. Lướt trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những bài post của mọi thế hệ cập nhật về tình hình SEA Games 31 cũng như kỷ niệm của bản thân với kỳ đại hội ý nghĩa này.
Ở diễn biến khác, có rất nhiều bạn trẻ đã kịp khoe trải nghiệm đáng nhớ khi được trở thành một mảnh ghép của chuỗi sự kiện vô cùng lớn này. Mới đây, trên trang TikTok cá nhân, một chàng trai có tên Thành Trung đã chia sẻ câu chuyện một ngày đi làm phiên dịch viên cho đoàn thể thao Singapore, thu hút sự chú ý đông đảo của cư dân mạng.
Một ngày làm phiên dịch viên hỗ trợ cho các đoàn thể thao nước bạn diễn ra như thế nào?
Liên hệ với Thành Trung, được biết anh chàng sinh năm 2001, hiện đang đảm nhiệm phiên dịch viên tiếng Anh thuộc quản lý riêng của đoàn Singapore. Trong đoạn clip, anh chàng và bác tài xế có nhiệm vụ dẫn một bác sĩ từ Hà Nội đến sân vận động Thiên Trường (Nam Định) để kịp hỗ trợ y tế cho các cầu thủ đội tuyển U23 Singapore trước trận đấu gặp U23 Lào vào ngày 1/5.
Sau khi đưa bác sĩ đến gặp Ban tổ chức Việt Nam, Trung và bác tài xế đã tranh thủ xem hết trận bóng đá giữa hai đội. Và đến khi tiếng còi chung cuộc vang lên, mọi công việc được hoàn thành, Trung và bác tài xế lại đưa bác sĩ về lại Hà Nội.
Ngoài việc phối hợp với tài xế hỗ trợ đưa đón thì nhiệm vụ chính nhất của Thành Trung vẫn là công tác phiên dịch cho đoàn Singapore. Không giống như nhiều bạn tình nguyện viên khác, Trung không làm việc trực tiếp với các vận động viên Singapore mà sẽ hỗ trợ đội Hậu cần là chủ yếu. Họ bao gồm những bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, hoặc thành viên quản lý, phụ trách đưa đón vận động viên để đảm bảo công tác thi đấu diễn ra thuận lợi nhất.
Trung đã có những kỷ niệm khó quên khi là một phiên dịch viên của đoàn Singapore
Theo lời Thành Trung chia sẻ, một ngày làm việc tương tự của cậu thường kéo dài từ sáng sớm cho đến đêm muộn. Số tiền mà Trung được trả cho một ngày hỗ trợ đoàn Singapore là khoảng 200 nghìn đồng. Số tiền không quá nhiều, song với Trung toàn bộ quãng thời gian làm phiên dịch viên cho đoàn Singapore đều là những trải nghiệm đáng nhớ.
"Mình nhớ trong buổi đưa anh bác sĩ đến sân vận động Thiên Trường, do có một chút sự cố nên mọi người nhầm mình thuộc đoàn của BTC Việt Nam, song mình lại làm việc ở phía đoàn Singapore cơ. Vì chút nhầm lẫn này nên ban đầu phía BTC không cho mình vào khu vực sân vận động. Công tác an ninh được kiểm tra vô cùng gắt gao.
Sau một hồi loay hoay thì cuối cùng mình cũng được vào sân thi đấu. Tuy nhiên cũng nhờ sự cố nhỏ đó mà mình có cơ hội chứng kiến sự chu đáo, chuyên nghiệp của BTC. Các anh luôn đảm bảo công tác an ninh cho mọi trận đấu diễn ra thuận lợi và an toàn nhất",Trung chia sẻ.
Điều kiện phỏng vấn khắt khe, hỗ trợ ít nhưng tất cả đều rất... đáng!
Để trở thành phiên dịch viên của đoàn Singapore, Trung cũng có nền tảng tiếng Anh rất tốt và thành tích học tập không phải dạng vừa. Cậu bạn đã có chứng chỉ TOEIC 925/990, đồng thời có nhiều năm kinh nghiệm làm gia sư tiếng Anh và trợ giảng cho các trung tâm Anh ngữ.
Hiện tại, Trung đang là sinh viên chuyên ngành Quản trị điều hành thông minh giảng dạy bằng tiếng Anh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. GPA của Trung đạt loại xuất sắc là khoảng 3.7/4.0, đồng thời anh chàng cũng từng nhận nhiều học bổng lớn nhỏ trong quá trình đi học.
Một trong những điều kiện buộc phải có của TNV làm công việc phiên dịch chính là ngoại ngữ
Mặc dù có năng lực ngoại ngữ tốt thế nhưng trong buổi phỏng vấn trực tiếp khi đăng ký làm tình nguyện viện SEA Games 31, anh chàng cũng đôi chút bỡ ngỡ và không tin vào năng lực bản thân.
"Những câu hỏi phỏng vấn được đặt ra không quá khó, tuy nhiên SEA Games là một sự kiện lớn nên mình có một chút run khi phỏng vấn trực tiếp. Bên cạnh đó thì những tình nguyện viên như mình cần đảm bảo yêu cầu sức khoẻ ổn định, không mắc Covid bởi vì chúng mình làm việc trực tiếp với đoàn thể thao nước bạn. Mình đã từng trò chuyện với các bác sĩ của đoàn Singapore, họ nói nhiệm vụ của bác sĩ là đảm bảo sức khoẻ cho khoảng 400 vận động viên, một nhiệm vụ tương đối khó khăn", Trung tâm sự.
Khối lượng công việc lớn, tiền hỗ trợ không quá nhiều nhưng theo Thành Trung tất cả đều xứng đáng. Bởi lẽ không chỉ có thêm kỉ niệm, anh chàng còn học hỏi được vô số thứ. Đơn cử như thông qua quãng thời gian hỗ trợ đoàn Singapore, Trung đã học được từ thành viên nước bạn rất nhiều bài học lớn, chẳng hạn như phong cách xử lý vấn đề hay cách làm việc chuyên nghiệp.
Được biết, tuy SEA Games 31 diễn ra chính thức vào đầu tháng 5 thế nhưng, từ 2-3 tháng trước, Trung đã phối hợp cùng một số thành viên đoàn Singapore đi khảo sát địa hình, sắp xếp chỗ ở của vận động viên, đồng thời tìm hiểu một số cơ sở vật chất thiết yếu như bệnh viện, sân tập.
"Mình nhớ 1 kỷ niệm, có lần đoàn Singapore đã gặp một vài trục trặc trong khâu sắp xếp phòng khách sạn cho vận động viên. Song họ đã bình tĩnh giải quyết vấn đề, đồng thời làm việc hết sức. May mắn, sau đó tất cả vận động viên đều có đầy đủ phòng, có đủ bữa ăn vào ngày hôm đó", Trung hồi tưởng lại trải nghiệm đáng nhớ với đoàn hậu cần Singapore.
Thời gian làm việc của Thành Trung với đoàn Singapore sẽ kéo dài cho đến khi kỳ SEA Games 31 kết thúc. Và anh chàng đang rất háo hức để có thêm những trải nguyện tuyệt vời hơn nữa khi là 1 mảnh ghép của kỳ đại hội năm nay!
Sinh viên năm nhất cực kém sắc nhưng "lột xác" hoàn toàn ở năm cuối, sự thay đổi qua 4 năm: Quá thần kỳ! Những màn vịt hoá thiên nga của sinh viên luôn được nhiều người thích thú. Người ta thường nói Đại học là thẩm mỹ viện tốt nhất, bởi đây không chỉ là một môi trường học tập mới mà trong quá trình đó sinh viên có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân hơn. Bên cạnh đó còn có những mối quan...