Hình ảnh đẹp mắt về hoạt động huấn luyện chiến đấu của Hải quân Việt Nam
Trong năm 2016, Hải quân Việt Nam đã tăng cường huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật sát phương án và yêu cầu nhiệm vụ.
Hình ảnh đẹp mắt về hoạt động huấn luyện chiến đấu của Hải quân Việt Nam
Nổi bật nhất trong năm 2016 có lẽ là cuộc thực hành diễn tập đổ bộ tái chiếm đảo mang tên VTH-16, được Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 hiệp đồng với Lữ đoàn tàu chiến 125 và 170 tiến hành. Những phương tiện được huy động tham gia đều thuộc hàng tốt nhất của Hải quân Việt Nam vào thời điểm hiện tại, trong ảnh là “tàu há mồm” Dự án 771 Polnocny-B.
Biên đội xe tăng lội nước PT-76B sau khi rời tàu dũng mãnh tiến về phía đảo, đồng thời xạ kích tiêu diệt các ổ đề kháng của địch. Được biết một chiếc Polnocny-B có thể chuyên chở 6 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, hoặc 6 xe bọc thép chở quân BTR-60 (hay BTR-80), hoặc 5 xe tăng hạng nhẹ PT-76 cùng hơn 100 lính thủy đánh bộ với đầy đủ vũ khí trang bị.
Đội hình xe thiết giáp BTR-60PB cùng ca nô chở bộ đội nhanh chóng làm chủ bãi biển.
Đối với những vũ khí mới, các đơn vị đã kết hợp luyện tập phương án trên biển, tập trung huấn luyện thuần thục, chuẩn xác khả năng hiệp đồng xử lý các sự cố xảy ra, nên dù có yêu cầu mới, độ khó và phức tạp tăng lên nhưng các vị trí trên tàu đều xử trí chuẩn xác, thực hành tốt các bài bắn, kể cả bắn ban đêm, bắn ngư lôi, các phương án chống ngầm đều bảo đảm an toàn mọi mặt.
Pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ nòng 30 mm có tốc độ tác xạ lên tới 5.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 5 km, đây chính là lớp phòng thủ cuối cùng của chiến hạm.
Video đang HOT
Pháo hạm AK-176M trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 nhả đạn, khẩu pháo này có nhịp bắn 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 10 km, tối đa 15,5 km.
Tàu phóng lôi cao tốc mang số hiệu 306 lớp Shershen đang phóng ngư lôi chống tàu mặt nước Type 53-65. Ngư lôi Type 53-65/ 53-65K/ 53-65M có trọng lượng 2.100 kg; chiều dài 7.200 mm; đầu đạn 300 kg; tầm bắn 18.000/ 19.000/ 22.000 m; tốc độ 45/ 45/ 44 hải lý/h.
Trực thăng săn ngầm Ka-28 huấn luyện cất hạ cánh trên sàn đáp của tàu hộ vệ tên lửa Gepard và nhà giàn DK.
Pháo chống tăng D-44 cỡ 85 mm khai hỏa, đây là vũ khí rất lợi hại trong công tác phòng thủ bờ biển nhờ tốc độ bắn cực nhanh, lên tới 20 phát/phút; tầm bắn tối đa 15,65 km. Khi bắn thẳng, với kính ngắm OP-2-7 phóng đại 5,5 lần, trong điều kiện ban ngày có thể bắt mục tiêu cách xa 1.500 m, mà D-44 có thể diệt xe tăng trong cự ly hiệu quả 1.150 m.
Triển khai tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont thuộc hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P. Tên lửa Yakhont có trọng lượng phóng 3.000 kg; chiều dài: 8,9 m; đường kính: 670 mm; sải cánh: 1.400 mm; tầm bắn: 120 – 300 km (tùy chế độ bay); tốc độ: Mach 2,5; đầu đạn: 250 kg HE xuyên thép; đủ sức tiêu diệt những chiến hạm tối tân nhất hiện nay.
Chiến sĩ Hải quân đánh bộ được trang bị súng carbine CTAR-21 hiện đại.
(Theo Thời Đại)
Điều chưa biết về chiến hạm Việt Nam dự ADMM+
Để tham dự Diễn tập thực địa ADMM , Hải quân Việt Nam đã điều chiến hạm tự đóng đầu tiên có số hiệu 381 tham dự.
Ngày 28/4, tàu 381, Lữ đoàn 162, Vùng 4, Quân chủng Hải quân và đoàn công tác Bộ Quốc phòng lên đường tới Brunei và Singapore tham gia Diễn tập thực địa trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ), về An ninh hàng hải và Chống khủng bố 2016.
Được biết, đây là lần đầu tiên Quân chủng Hải quân đưa tàu chiến đi tham gia diễn tập quốc tế. Chương trình diễn tập kéo dài 10 ngày, từ 2/5 đến 12/5, chia làm hai phần tại hai nước.
Tại Brunei, các nước tham gia ADMM triển khai nội dung diễn tập an ninh hàng hải; tại Singapore triển khai nội dung diễn tập chống khủng bố. Khu vực diễn tập là các địa điểm trên bờ; khu vực cảng của hai nước chủ nhà và tại khu vực biển trong vùng biển từ Brunei đến Singapore. Tham dự cả hai cuộc diễn tập có hàng chục tàu hải quân, máy bay các loại, lực lượng đặc công, đặc nhiệm...
Tại cuộc diễn tập này sẽ có 19 tàu, 15 máy bay quân sự của các nước ADMM hợp thành lực lượng an ninh hàng hải hỗn hợp đa quốc gia TF 383, được chia làm 3 nhóm chiến thuật. Nhóm chiến thuật TG 383.1, bao gồm tàu Hải quân các nước: Brunei, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ.
Nhóm chiến thuật TG 383.2, bao gồm tàu Hải quân các nước: Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Nga, Thái Lan, Việt Nam. Nhóm chiến thuật TG 383.3, bao gồm 02 máy bay tuần thám biển: Máy bay P3C Orion của Australia và P8 Poseidon của Mỹ.
Còn tại diễn tập chống khủng bố, các đội đặc nhiệm, đặc công của các nước thành viên ADMM sẽ phối hợp với nhau theo kịch bản đã thống nhất, phối hợp sử dụng lực lượng trấn áp khủng bố, giải phóng con tin, tàu hàng... đảm bảo an ninh, an toàn cho tàu, người và khu vực biển...
Đoàn Việt Nam cử tàu 381, Lữ đoàn 162, Vùng 4, Hải quân và lực lượng Đặc công tham dự đầy đủ các hoạt động của hai cuộc diễn tập. Đây là lần đầu tiên Việt Nam cử tàu chiến tham dự diễn tập quốc tế, vì vậy công tác chuẩn bị đã được làm tốt để chuyến công tác đạt được kết quả theo mong đợi.
Được biết, đại diện của Hải quân Việt Nam tham gia diễn tập ADMM là chiến hạm 381 - tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ BPS-500, chiếc tàu chiến đầu tiên do Việt Nam tự đóng. Tàu tên lửa 381 dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ 30 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.
Hệ thống điện tử trên tàu có radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv ME có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km.
Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu. Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo và hỏa lực tên lửa cùng hệ thống thông tin liên lạc.
Về mặt hỏa lực, tàu 381 được trang bị pháo hải quân AK-176, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm. Nhìn chung cấu hình vũ khí của tàu 381 giống hệt tàu hộ tống Project 12418 Molniya, duy chỉ có số lượng đạn tên lửa Uran-E là thấp hơn.
Tuy nhiên, nhiều khả năng có thể là tàu BPS-500 khi đó đã gặp phải lỗi kỹ thuật nào đó hoặc nó không đáp ứng yêu cầu của Hải quân Việt Nam, vì vậy chỉ duy nhất một chiếc tàu BPS-500 được đóng và hiện còn phục vụ trong thành phần Lữ đoàn 162 Hải quân, mang số hiệu 381.
Theo_Báo Đất Việt
Dấu ấn Hải quân Việt Nam tại diễn tập Komodo 2016 Chiều 16/4, tàu Bệnh viện 561 của Hải quân Việt Nam đã chào tạm biệt cảng Padang, kết thúc thành công cuộc diễn tập quốc tế Komodo 2016. Vượt hành trình hơn 1.700 hải lý qua đường xích đạo, Tàu bệnh viện 561 đã đưa đoàn công tác của Việt Nam đến vùng biển thuộc thành phố Padang, Indonesia để lần thứ 2...