Hình ảnh đặc biệt về Việt Nam sau 25 năm dưới góc nhìn nhiếp ảnh gia Mỹ
Những bức ảnh phản ánh các mảng màu chân thực về đời sống, văn hóa, tinh thần của con người Việt Nam ở khắp các tỉnh thành được nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ, Catherine Karnow ghi lại trong suốt 25 năm.
Catherine Karnow là nhiếp ảnh gia của tạp chí National Geographic, đi khắp thế giới nhưng được biết đến là một trong những người chụp Việt Nam nhiều nhất. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ và 40 năm kết thúc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam, Phòng tranh Art Vietnam (Hà Nội) giới thiệu tới công chúng triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Catherine Karnow, một hành trình 25 năm phát triển của Việt Nam.
Catherine luôn có cái nhìn chân thật và tinh tế qua ống kính của một người trong cuộc. Cha của cô là Stanley Karnow, nhà báo nổi tiếng và là tác giả của cuốn sách và xê-ri phim tài liệu được giải Emmy mang tên Việt Nam: Một lịch sử.
Người cha là khởi điểm của tình yêu Việt Nam trong cô, nhưng theo cách của riêng mình, Catherine đã nhận ra và yêu quý mảnh đất này với lịch sử phức tạp và tương lai hứa hẹn của nó.
Triển lãm thu hút sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước
Hai thương gia nước ngoài trên đường phố Hà Nội, những năm đầu đổi mới
Chị Trần Thị Điệp, một giáo viên sống ở Hà Nội. Chị đang đi trên chuyến tàu Thống Nhất từ TP HCM ra thủ đô.
Cô dâu Việt những năm đầu đổi mới
Đây là hình ảnh được Catherine Karnow ghi lại gần đây nhất vào năm 2014 tại phố Trịnh Hoài Đức. Trong ảnh, anh Bùi Văn Quyết (trái) không chỉ là một thợ cắt tóc mà còn là một nhà điêu khắc. Ngay cả bức tường sau lưng người thợ cạo cũng là một tác phẩm nghệ thuật.
Video đang HOT
“Tướng Giáp, ngọn núi lửa phủ tuyết”- một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của Catherine, từng xuất hiện trên rất nhiều bìa báo chí thế giới
Nữ nhiếp ảnh gia và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ luôn có vị trí rất đặc biệt
Hình ảnh trong đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình
Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phần ảnh về tướng Giáp, bắt đầu từ chuyến thăm Đại tướng lần đầu tiên vào năm 1990 cho đến khi nhà báo nước ngoài này được mời về quê hương ông trong lễ tang Đại tướng vào năm 2013, là những bằng chứng xác tín rằng cô không chỉ được chấp nhận ở đây, cô thuộc về mảnh đất này.
Những người thuộc tầng lớp cuối cùng của chế độ phong kiến, họ hàng của vua Bảo Đại được chụp lại năm 1990 ở một nghĩa trang mọc đầy cỏ dại tại Huế.
Gương mặt phảng phất tàn dư chiến tranh của người phụ nữ lai Việt – Mỹ (Ảnh chụp năm 1994)
Các nữ tiếp viên hàng không Việt Nam năm 1994. Trong thời gian này Hàng không quốc gia Việt Nam đang mở thêm những đường bay mới tới nhiều khu vực trên thế giới.
Đại cảnh Sài Gòn hiện đại nhìn từ tòa nhà BITEXCO (Ảnh chụp năm 2012)
Xuân Ngọc – Cường Net
Theo Dantri
Hình ảnh ám ảnh về Lào, Campuchia trong chiến tranh Việt Nam
Sau khi Lon Nol đảo chính lật đổ chính quyền của Quốc trưởng Sihanouk theo chỉ đạo của Mỹ ngày 18/3/1970, hàng trăm nghìn người Việt ở Campuchia rơi vào thảm cảnh.
Binh lính của tướng Lon Nol đốt nhà, cướp bóc tài sản của nông dân Việt Nam sống lâu đời ở Campuchia sau vụ đảo chính ở Phnompenh tháng 3/1970. Hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.
Binh lính Lon Nol hành quân trên đường số 1 của Campuchia.
Linh Lon Non khiêng xác đồng đội tại Prasot, ngày 12/4/1970.
Quân Mỹ trên lãnh thổ Campuchia tháng 5/1970 (ảnh trái) và quân Lon Nol tác chiến ở Prasot (ảnh phải).
Người dân Campuchia run sợ trước họng súng của quân đội Lon Nol, Prasot ngày 11/4/1970.
Linh thông tin của Lon Nol tại Coquitlam, 10/5/1970.
Lính Sài Gòn khiêng một nông dân Việt Nam bị quân Lon Nol bắn trọng thương ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia, tháng 5/1970.
Hiện trường sau một vụ thảm sát người Việt của quân Lon Nol ở Takeo.
Người Việt Nam sinh sống ở Phnompenh bị cướp đoạt tài sản, bị tập trung và giam giữ trong trường học, ngày 12/5/1970.
Quân Lon Nol bắt giữ những người Việt bị tình nghi ủng hộ quân giải phóng ở Kampong Cham, 11/4/1970.
Lính Lon Nol áp giải một bà mẹ và em bé người Việt. Không biết số phận của họ sau tấm ảnh này ra sao.
Theo Kiến Thức
[Infographics] Chiến dịch quân sự lớn nhất của QĐND Việt Nam Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân đội...