Hình ảnh cuộc đình công khiến ngành đường sắt Anh tê liệt
Khoảng 50.000 nhân viên đã cùng tổ chức cuộc đình công lớn nhất của ngành đường sắt nước Anh trong 30 năm qua, khiến hàng triệu hành khách gặp phải khó khăn khi đi lại.
Hành khách xếp hàng đợi xe buýt bên ngoài nhà ga Waterloo tại London trong buổi đình công toàn quốc đầu tiên hôm 21/6. Ảnh: Reuters
Trong một thông báo, Liên đoàn công nhân đường sắt, hàng hải và vận tải quốc gia (RMT) cho hay hơn 50.000 lao động trong ngành đường sắt sẽ tham gia cuộc đình công kéo dài trong 3 ngày, diễn ra vào các ngày 21, 23 và 25/6. Theo RMT, cuộc đình công trên phạm vi toàn quốc sẽ trùng với nhiều sự kiện lớn tại Anh, trong đó có lễ hội âm nhạc Glastonbury, và sẽ là cuộc đình công lớn nhất trong ngành đường sắt Anh kể từ năm 1989.
Theo tờ Daily Mail, do dịch vụ đường sắt và tàu điện bị đình trệ, người dân sẽ phải chọn các phương án di chuyển thay thế như xe buýt, tự lái xe, đạp xe hoặc làm việc tại nhà.
Nhiều người chọn cách đạp xe đến công sở trong ngày đầu đình công. Ảnh: Daily Mail
Cuộc đình công trên diễn ra trong bối cảnh tiền lương của công nhân không theo kịp với lạm phát, vốn tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua tại Anh. Bên cạnh đó, ngành đường sắt cũng đang phục hồi chậm sau đại dịch COVID-19 khi mà lượng khách sử dụng dịch vụ giao thông này còn ở mức hạn chế.
Hành khách đã gặp nhiều khó khăn khi di chuyển bằng tàu hỏa và tàu điện hôm 21/6. Ảnh: Reuters
Đài Sputnik đưa tin sự kiện ngày 21/6 đã khiến đất nước Anh rơi vào thế “bất động”, làm gián đoạn hàng loạt dịch vụ đi lại bằng đường sắt và tàu điện ngầm London. Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps tuyên bố sự việc không gây gián đoạn mạnh đến hoạt động đi lại ở quốc gia này.
Cảnh tượng tắc đường kéo dài 10km trên trục đường A580 do số lượng xe ô tô tăng đột biến. Ảnh: Daily Mail
Tắc nghẽn trên trục đường A102M. Ảnh: Daily Mail
Video đang HOT
Phương tiện di chuyển khó khăn trên đường A40 do có nhiều người sử dụng xe riêng để đi làm. Ảnh: Daily Mail
Các toa tàu nằm im trong sân ga Basford Hall Yard. Ảnh: Reuters
Bảng thông báo đóng cửa bên ngoài trạm tàu điện ngầm Oxford Circus hôm 21/6. Ảnh: Reuters
Các hành khách chạy vội vã để kịp bắt chuyến tàu sát giờ diễn ra đình công. Ảnh: Reuters
Lối vào nhà ga Waterloo bị đóng cửa trong ngày đình công đầu tiên của toàn thể nhân viên ngành đường sắt Anh. Ảnh: Reuters
Một nhân viên đường sắt phát tờ rơi kêu gọi ủng hộ bên ngoài nhà ga Waterloo. Ảnh: Reuters
Nhà ga Eastbourne thông báo ngừng hoạt động trong các ngày 21, 23 và 25/6. Ảnh: Reuters
Cuộc đình công quy mô lớn trên được dự báo gây nhiều tác động đến cuộc sống của người dân Anh. Ảnh: Reuters
Lời kêu gọi ủng hộ của các nhân viên Liên đoàn công nhân đường sắt, hàng hải và vận tải quốc gia Anh (RMT). Ảnh: Reuters
Ga tàu vắng tanh vì nhân viên đình công ở Anh
Hàng chục nghìn công nhân đường sắt tại Anh đã đình công vào ngày 21/6, đánh dấu lần đình công lớn nhất của ngành vận tải nước này trong hơn 3 thập niên.
Lối xuống ga tàu điện ngầm Waterloo đã bị đóng cửa hôm 21/6, ngày đầu tiên của cuộc đình công. Các cuộc đình công tiếp theo dự kiến diễn ra vào hai ngày 23/6 và 25/6, theo AP.
Lịch hoạt động của ga Waterloo thay đổi, với việc đóng cửa vào lúc 19h30 trong 3 ngày được cho là diễn ra cuộc đình công.
Nguyên nhân cuộc đình công là công đoàn và các công ty đường sắt không thể thống nhất về tiền lương và điều kiện làm việc của công nhân. Việc lượng khách đi tàu vẫn ở mức thấp so với trước đại dịch, đồng thời chính phủ ngừng các gói hỗ trợ khẩn cấp cho ngành đường sắt buộc các công ty phải cắt giảm chi phí và nhân công.
Công đoàn cho biết không thể chấp nhận đề xuất tăng 3% tiền lương từ phía công ty, trong bối cảnh lạm phát tại Anh đạt mức 9%. Nhưng các công ty cho biết không thể đưa ra mức cao hơn do lượng khách giảm mạnh đã ảnh hưởng đến doanh thu.
Cuộc đình công của 40.000 nhân viên vệ sinh, công nhân bảo dưỡng, nhân viên liên lạc và phụ trách sân ga đã ảnh hưởng đến những người đi làm bằng phương tiện công cộng.
Phía công đoàn cho rằng chính phủ nên tung ra các gói trợ cấp cho các công ty đường sắt như thời điểm đại dịch để tăng lương cho công nhân. Nhưng chính phủ Anh cảnh báo điều đó có thể khiến tình trạng lạm phát thêm trầm trọng. Thủ tướng Borish Johnson nói với nội các của mình hôm 21/6 rằng các cuộc đình công là "sai lầm và không cần thiết", nhấn mạnh lãnh đạo công đoàn nên ngồi lại và thỏa thuận với các công ty.
Các ga đường sắt lớn khá vắng vẻ. Hầu như chỉ có 20% chuyến tàu chở khách vào ngày 21/6.
Một nhân viên tại nhà ga Euston, nơi vắng lặng trong ngày các công nhân đường sắt đình công.
Chính phủ Anh cho biết có kế hoạch thay đổi luật để các công ty đường sắt phải cung cấp mức dịch vụ tối thiểu trong thời gian đình công, bao gồm khả năng thuê công nhân bên ngoài để thay thế.
Các nghiệp đoàn cho rằng đây là khởi đầu cho một sự bất mãn của lao động tại Anh, khi công nhân phải đối mặt với mức chi phí sinh hoạt bị siết chặt tồi tệ nhất trong hơn 30 năm, theo AP. Trong ảnh, các đoàn tàu ở sân ga thị trấn Ashford, Anh ngày 21/6.
Nhiều nghiệp đoàn hàng không châu Âu kêu gọi đình công, tăng nguy cơ huỷ chuyến Các cuộc đình công kéo dài trong hai ngày, 12-13/6 vừa qua đã khiến 25% tổng số chuyến bay của hãng hàng không Ryanair tại Pháp bị hủy. Trong khi đó, các cuộc đình công mới với sự tham gia của nhiều nghiệp đoàn hàng không châu Âu dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này. Hành khách tại sân bay Geneva,...