Hình ảnh cực quang rực rỡ khắp thế giới sau bão mặt trời
Một cơn bão mặt trời dữ dội đã làm xuất hiện cực quang rực rỡ khắp thế giới, thay vì chỉ tạo ra các màn trình diễn ánh sáng đầy mê hoặc trên bầu trời ở hai cực Trái đất như thông lệ.
Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học đặc trưng bằng sự thể hiện đủ màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời với tầng khí quyển bên trên hành tinh của chúng ta.
Cực quang Australis ở thị trấn Bluff, New Zealand. Ảnh: The Guardian.
Theo báo Guardian, Australia và New Zealand đã chứng kiến cực quang Australis (còn gọi là cực quang phương Nam) hoành tráng vào tối 24/4. Trong khi cực quang Borealis (cực quang phương Bắc) đã thắp sáng các bầu trời xa hơn bình thường về phía nam, ở khắp Mỹ, châu Âu và châu Á.
Dưới đây là những hình ảnh tuyệt đẹp về cực quang vừa xuất hiện trên khắp thế giới, do các nhiếp ảnh gia và những người yêu thiên văn học trên khắp thế giới ghi lại:
Eaglehawk Neck, Tasmania, Australia. Ảnh: The Guardian
Hồ Ellesmere ở vùng ngoại ô Christchurch, New Zealand. Ảnh: The Guardian
Canterbury, New Zealand. Ảnh: The Guardian
Núi Cradle ở Tasmania, Australia. Ảnh: The Guardian
Christchurch, New Zealand. Ảnh: The Guardian
Ngọn hải đăng St Mary ở Vịnh Whitley, đông bắc nước Anh. Ảnh: PA
Washtucna, Washington, Mỹ. Ảnh: AP
Hobart, Tasmania, Australia. Ảnh: The Guardian
Judbury ở Thung lũng Huon, Tasmania, Australia. Ảnh: The Guardian
Stirling Point, New Zealand. Ảnh: The Guardian
Bầu trời Alaska bỗng xuất hiện một hình xoắn ốc kỳ lạ, và lời lý giải đơn giản đến bất ngờ
Lời giải thích đơn giản, và đôi phần ... gây thất vọng.
Sáng sớm thứ Bảy, Todd Salat hướng camera lên bầu trời của khu vực Delta Junction với mong muốn lưu giữ được những khoảnh khắc tuyệt đẹp do cực quang tạo nên. Nhưng lần này, anh bắt gặp một quang cảnh kỳ lạ.
Trên bầu trời phía Bắc, một cụm ánh sáng ngày một rõ và tiến gần về phía Salat, đồng thời dần biến thành hình xoắn ốc lạ lùng. " Nó ngày một lớn, và tôi không hề hay biết đó là thứ gì", nhiếp ảnh gia Todd Salat kể lại.
Tấm ảnh quầng sáng xoắn ốc kỳ lạ do nhiếp ảnh gia Todd Salat chụp - Ảnh: Todd Salat.
Trên các nhóm "săn" cực quang, nhiều người cũng chụp được xoắn ốc kỳ lạ và đăng đàn thắc mắc. Đa số câu trả lời có liên quan tới SpaceX, hay cụ thể hơn là một con tàu du hành do cơ quan hàng không vũ trụ của Elon Musk phóng lên.
Câu trả lời đã được khẳng định ngay sáng ngày hôm sau, khi nhà nghiên cứu Don Hampton gửi đi bức thư điện tử giải thích tình hình. Ít ai ngờ rằng lời lý giải của Hampton lại có thể gây ra ... sự thất vọng.
Bà đỡ Elizabeth Withnall chụp được tấm ảnh này trong khi chờ cực quang - Ảnh: Elizabeth Withnall.
Sự thật đã được xác nhận trong một email được gửi đi hôm thứ Bảy, cùng ngày xoắn ốc được phát hiện ra. Don Hampton, một nhà nghiên cứu công tác tại Viện Địa Vật lý trực thuộc Đại học Alaska khẳng định xoắn ốc " dường như là khí xả từ động cơ tên lửa thuộc về sứ mệnh Transporter-7 của SpaceX, [cơ quan hàng không vũ trụ] đã phóng một tên lửa Falcon 9 từ khu vực California khoảng 3 tiếng trước [khi Todd Salat chụp được bức hình]".
Nhà nghiên cứu Hampton giải thích thêm: " Hơi nước xả từ động cơ đông lạnh và hấp thụ ánh sáng trên cao, từ đó tỏa sáng và tạo ra hình xoắn ốc của một thiên hà".
Anh Salat cho rằng câu trả lời không mấy thỏa mãn, không tạo ra cảm giác choáng ngợp giống như lúc anh tận mắt thấy hiện tượng kỳ lạ.
Tấm ảnh Todd Salat chup, khi chưa biết bản chất quầng sáng kỳ lạ - Ảnh: Todd Salat.
" Hình xoắn ốc hoàn hảo vô cùng. Đẹp lắm. Tôi phải nói, thật đáng tiếc khi biết nó là chất xả từ tàu vũ trụ", anh Todd Salat bày tỏ thất vọng của mình. " Tôi hứng thú với bí ẩn ấy lắm, với thứ mà tôi chưa biết, bởi lẽ khi biết đó là cái gì, tôi nhận thấy sự hứng thú đã phai nhòa chút đỉnh".
Có lẽ cũng giống tình yêu, bí ẩn chỉ đẹp khi còn dang dở.
Cầu lửa tàng hình va chạm, bầu trời Mỹ đổi màu hồng, NASA cũng "bó tay" Một quả cầu lửa vũ trụ mạnh nhất trong 6 năm qua, đã được bắn từ một "họng súng" to hơn Trái Đất tới 20 lần mà không đài quan sát nào kịp nhận biết và cảnh báo, gây đổi màu bầu trời và mất điện vô tuyến sóng ngắn trong vài giờ. Theo Live Science, hiện tượng đã khiến bầu trời đêm...