Hình ảnh cơ phó Airbus A320 vui tươi thời niên thiếu
Trong những bức ảnh về thời niên thiếu của cơ phó chuyến bay 4U9525 gặp nạn hôm 24/3, nụ cười thường xuất hiện trên môi Andreas Lubitz.
Ảnh chụp Andreas Lubitz năm 2003. Lubitz lớn lên ở Montabaur, Rheinland, phía Tây Nam nước Đức. Cơ phó trẻ tuổi này bị cho là người đã cố tình lao máy bay của hãng hàng không Germanwings xuống vùng núi Alps của Pháp hôm 24/3, khiến 150 người thiệt mạng.
Cơ phó Andreas Lubitz chụp hồi năm 2002 (trái) và năm 2003 (phải). Anh này được cho là mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng và mới chia tay bạn gái một ngày trước khi thảm kịch xảy ra.
Lubitz cười tươi khi chụp ảnh cùng các bạn hồi năm 2003.
Bức ảnh chụp Andreas Lubitz hồi năm 2005 trong thời gian học cấp ba. Ngày 31/3, Lufthansa, công ty mẹ của hãng hàng không Germanwings thông báo, họ đã nhận được những tài liệu mà cơ phó này gửi qua email cho thấy Andreas mắc “chứng trầm cảm nghiêm trọng”, trước khi nhận anh vào làm việc cho hãng.
Video đang HOT
Andreas Lubitz mặc trang phục con nai chụp ảnh cùng các bạn hồi năm 2006.
Trong khi đó, nhiều người bạn ủng hộ Lubitz cho rằng, anh đang bị “gài tội”.
“Làm sao các nhà chức trách lại có thể khẳng định Lubitz đã cố tình lao máy bay xuống núi?”, Wolfgang Michales, 50 tuổi, một nhà thiết kế sống gần gia đình của Lubitz chia sẻ. Trong ảnh, Lupitz chụp cùng các bạn hồi năm 2005.
Hiện, công tác điều tra vẫn đang được tiến hành. Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, các nạn nhân sẽ được xác định danh tính và cuối tuần này. Trong ảnh, Lupitz chụp cùng các bạn hồi năm 2002.
Thiên Bình
Theo_Người Đưa Tin
"Đau đầu" sau thảm họa Germanwings
Một tuần sau khi chiếc Airbus A320 của Hãng hàng không Germanwings (Đức), với toàn bộ 150 hành khách và phi hành đoàn gặp nạn tại miền Nam nước Pháp, những tình tiết liên quan đến nguyên nhân của thảm họa đã được các nhà điều tra làm rõ và không khỏi làm cả thế giới bàng hoàng.
Nó chỉ ra cho các cơ quan an ninh hàng không một lỗ hổng lớn trong công tác bảo đảm an toàn bay. Tuy nhiên, lấp đầy lỗ hổng này là vấn đề không đơn giản.
Nhiều hãng hàng không trên thế giới đã thực hiện quy trình nghiêm ngặt kiểm tra thể chất phi công ít nhất một lần mỗi năm. Quy trình có vẻ là một cuộc đánh giá toàn diện, tuy nhiên, lại không có bài kiểm tra nào về tâm lý. Phi công chỉ cần trả lời một số câu hỏi về sức khỏe tâm thần dựa trên đánh giá cá nhân. Tại hãng hàng không lớn nhất Châu Âu Lufthansa - công ty mẹ của Germanwings, phi công cũng không được đánh giá tâm lý. Đây chính là lý do vì sao cơ phó của chiếc máy bay định mệnh Andreas Lubitz có thể giấu bệnh trầm cảm trong thời gian dài.
Việc tìm kiếm thi thể nạn nhân và điều tra nguyên nhân tai nạn vẫn được triển khai tích cực tại khu vực máy bay rơi
Từ khi nhân loại bước sang thế kỷ XXI, ngành an ninh hàng không thế giới đã có rất nhiều thay đổi để đối phó với những nguy cơ tấn công gây hậu quả thảm khốc.
Sau thảm kịch hàng không tồi tệ nhất thế giới vào ngày 11-9-2001, khi những kẻ khủng bố chiếm quyền điều khiển máy bay lao vào tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới Mỹ (WTC) làm gần 3.000 người thiệt mạng, các hãng sản xuất máy bay đã có cuộc cải tổ lớn về cửa buồng lái.
Nếu như trước đây, cánh cửa có thể được mở rộng để tạo cảm giác thân thiện, gần gũi với hành khách thì sau đó, nó được làm từ vật liệu chống đạn, có thể khóa từ bên trong để ngăn chặn đột nhập. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa này lại có tác dụng ngược trong trường hợp vụ Germanwings khi viên cơ phó Lubitz cố tình đóng cửa để thực hiện ý đồ tự sát bất chấp nỗ lực can thiệp trong vô vọng từ bên ngoài của cơ trưởng.
Hành động của Lubitz buộc các hãng hàng không trên thế giới lập tức phải hành động để bảo đảm an toàn chuyến bay ngay từ trong khoang lái. Trong vòng 1 tuần, hàng loạt cơ quan an ninh hàng không trên thế giới đã ra quy định mới nhằm ngăn chặn thảm họa mà Germanwings vừa hứng chịu.
Phản ứng sớm nhất thuộc về đại gia giá rẻ của Anh - EasyJet khi hãng này tuyên bố áp dụng quy định luôn phải có ít nhất hai người trong buồng lái. Còn ở Đức, Hiệp hội Hàng không BDL cũng có quyết định tương tự. Tại Châu Mỹ, Chính phủ Canada vừa gửi thông điệp khẩn cấp đến các hãng trong nước về quy định hai người trong khoang lái và yêu cầu triển khai ngay.
Bên cạnh đó, quy trình kiểm tra tâm lý phi công cũng được siết chặt. Tuy nhiên, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) thừa nhận các bài kiểm tra tâm lý phi công và các nhân viên phi hành đoàn rất khó phát hiện và ngăn chặn trường hợp phi công có vấn đề về tâm lý và tự sát bằng cách đâm máy bay xuống đất.
Trên thực tế, một số hãng hàng không Châu Á như Cathay Pacific, Japan Airlines, Qantas Airways và Singapore Airlines đều thực hiện những cuộc kiểm tra y tế rất nghiêm ngặt, bao gồm các bài kiểm tra tâm lý mỗi năm một lần đối với phi công. Họ cũng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn tâm lý. Thế nhưng, theo các chuyên gia và phi công giàu kinh nghiệm, chừng đó chưa đủ để ngăn chặn những tấn thảm kịch như vụ máy bay Germanwings.
Một biện pháp khác đã được các hãng hàng không tính đến là xây dựng một hệ thống can thiệp, theo đó cho phép những người điều khiển dưới mặt đất có thể kiểm soát hành trình của máy bay. Ý tưởng này không phải bất khả thi với điều kiện kỹ thuật hiện nay, nhưng có thể sẽ làm tăng chi phí điều hành.
Ngoài ra, tính năng mới cũng sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro nếu các hacker xâm nhập được vào hệ thống máy tính của sân bay. Vì vậy, việc thực hiện biện pháp triệt để nhằm đối phó với động cơ khó lường từ những cái đầu không bình thường là không đơn giản, nhưng chắc chắn phải có sự cải cách về quy định an toàn bay để có thể phòng ngừa ở mức tối đa thảm kịch đáng tiếc như vụ rơi máy bay của Germanwings.
Theo Phương Quỳnh
Hà Nội mới
Vụ rơi máy bay ở Pháp: Cơ phó chia tay bạn gái 1 ngày trước khi tự sát Cơ phó Andreas Lubitz, người lái máy bay Airbus A320 lao vào núi Alps ngày 24/3 được xác định vừa mới chia tay bạn gái cách đó đúng 1 ngày. Theo các nhà điều tra Pháp, cơ phó Lubitz đã sống cùng bạn gái trong một căn hộ riêng 7 năm và họ dự định sẽ kết hôn vào năm 2016. Cơ phó...