Hình ảnh bé trai giúp bố da tiếp da với một người em mới chào đời khiến nhiều người xúc động
Ngay sau khi đăng tải, hình ảnh này đã nhận được hàng chục ngàn lượt tương tác và chia sẻ.
Cho phép cha mẹ da tiếp da với trẻ sơ sinh đã được các bác sĩ áp dụng từ lâu, vì việc này mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bé. Khi tiếp xúc da kề da với cha mẹ, trẻ không những phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc xã hội, mà còn giúp các bé tìm hiểu về thế giới và gắn kết với người nuôi dưỡng.
Tại các nước châu Âu, sử dụng lồng ấp cho trẻ sinh non là một sự lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên, ở khu vực Scandinavia (bao gồm vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển), da tiếp da được dùng là một biện pháp thay thế cho lồng ấp. Và qua một thời gian, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những em bé được da kề da có tốc độ phát triển nhanh hơn so với những đứa trẻ nằm trong lồng ấp.
Năm 2016, tại Bệnh viện Hvidovre ở Copenhagen (Đan Mạch), một nhiếp ảnh gia đã chụp lại được khoảnh khắc một cậu bé ngực trần đang giúp bố da kề da với một trong hai người em song sinh mới chào đời của mình.
Một cậu bé đã giúp bố da kề da với hai em song sinh vừa chào đời của mình.
Đây là hình ảnh khá phổ biến trong khoa phụ sản của các bệnh viện thuộc khu vực Scandinavia. Tuy nhiên, khi tấm ảnh này được Tổ chức Sinh nở NINO có trụ sở ở Nam Phi đăng tải lên trang facebook đã ngay lập tức “gây bão” mạng xã hội.
Tổ chức Sinh nở NINO viết: “Tiếp xúc da kề da không phải là việc mới mẻ, và Thụy Điển chắc chắn là quốc gia dẫn đầu trong việc đưa loại hình chăm sóc thân mật này về với gia đình, ngay cả đó là một đứa trẻ sinh non. Chúng tôi thích bức ảnh anh trai lớn này đang giúp bố chăm sóc cặp song sinh!
Đây được cho là một phương pháp của khoa học thần kinh nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nó được xem là bước đột phá cách mạng ở Uppsala, Thụy Điển. Trẻ sinh non chỉ nặng 700 gram cũng có thể được da kề da trên ngực của cha mẹ thay vì ở trong lồng ấp”.
Video đang HOT
Tổ chức Sinh nở NINO lý giải rằng: “ Đặt em bé sơ sinh da kề da trên ngực của bố mẹ hoặc người thân khi mới chào đời tạo ra sự khác biệt giữa cảm giác an toàn hay không an toàn. Ngực của mẹ là nơi AN TOÀN NHẤT đối với trẻ. Tại đây bé được sưởi ấm đồng thời tim phổi cũng hoạt động tốt nhất. Không chỉ vậy, em bé còn có thể tìm thấy vú và ngậm vào. Từ vú mẹ, trẻ sẽ giao tiếp với mẹ bằng mắt.
Chính chuỗi những hành động nhỏ này sẽ giúp trẻ liên kết với thế giới ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời mình. Từ đây, việc nuôi dạy con sẽ trở nên tự nhiên và thú vị hơn. Đặc biệt, điều này rất quan trọng đối với các bà mẹ sinh mổ và những em bé sinh non.
Nằm trong lồng ấp, bơ vơ một mình, trẻ sơ sinh sẽ căng thẳng và lo lắng vid sợ mình có thể bị bỏ rơi và nhiều thứ khác. Sự căng thẳng sẽ khiến cơ thể bé không ổn định. Sự lo lắng ngăn cản lòng tin và tình yêu thương hình thành. Đó là sự khác biệt mà chúng tôi tập trung vào”.
Không chỉ có thế, Trung tâm Sinh nở NINO còn trích dẫn nghiên cứu của Giáo sư Uwe Ewald – công tác tại bệnh viện Hvidovre, người ủng hộ việc cho trẻ sinh non da kề da với cha mẹ càng nhiều càng tốt thay vì phải nằm trong lồng ấp.
Theo đó, “Trẻ sinh non, thậm chí chào đời trước cả 3 tháng, cũng nên được đặt trong lồng ngực của cha mẹ thay vì nằm một mình trong lồng ấp. Vì lồng ngực của cha mẹ là điều hòa nhiệt độ tốt hơn so với lồng ấp. Da kề da cũng giúp bé thở tốt hơn. Đứa trẻ trở nên bình tĩnh và tăng cân nhanh hơn. Ngoài ra, Tiến sĩ Ewald còn cho biết thêm da kề da giúp bảo về trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng trước môi trường đầy rẫy vi khuẩn trong bệnh viện”.
Sau khi đăng tải lên facebook, bài viết của Trung tâm Sinh nở NINO đã thu hút 35.000 lượt tương tác và hàng ngàn lượt chia sẻ. Đa số mọi người đều đồng ý rằng da kề da là phương pháp giúp trẻ phát triển và khỏe mạnh hơn.
- Tôi đã không được ôm cặp song sinh của mình cho đến khi các con được 1 tuần tuổi. Sự tiếp xúc da của tôi với các con là một trải nghiệm mà tôi không bao giờ quên được.
- Tôi thích điều này và ước gì nó được áp dụng khi tôi sinh con gái. Tôi đã khóc khi nhìn con nằm một mình trong lồng ấp.
- Con trai tôi chào đời ở tuần thứ 28. Mẹ con tôi đã có 2 tháng ở trong bệnh viện để da tiếp da từ sáng đến tôi. Và con tôi đã phát triển rất tốt.
Thậm chí, một người anh có tên là Beth Eady đã chia sẻ lên mạng xã hội về việc da tiếp da với em mới sinh giúp bố mẹ: “Mình đã giúp bố mẹ ôm ấp các em khi họ cần nghỉ ngơi để ăn, ngủ, tắm rửa… Mình rất muốn trở thành một người ôm ấp em bé chuyên nghiệp”.
Lợi ích của việc cha mẹ da kề da với trẻ sơ sinh:
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, việc da tiếp da mang lại rất nhiều lợi ích đối với trẻ:
* Điều chỉnh nhịp tim của trẻ: xoa dịu giúp trẻ bình tĩnh hơn.
* Điều chỉnh nhiệt độ: Da tiếp da là cách tuyệt vời để giữ ấm em bé.
* Khuyến khích trẻ bú: Da kề da sẽ kích thích trẻ tự nhiên muốn bú và sẽ tự mình di chuyển để tìm vú mẹ.
* Đây còn là hoạt động giúp trẻ giảm căng thẳng và sợ hãi.
Cận cảnh hành trình giành lại sự sống của những trẻ sơ sinh non yếu
Mỗi năm, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận, điều trị cho hàng trăm trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng, trong đó có rất nhiều bé có trọng lượng cơ thể khoảng 500 đến 600g.
Mỗi năm, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận, điều trị cho hàng trăm trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng, trong đó có rất nhiều bé có trọng lượng cơ thể khoảng 500 đến 600g. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Để có thể nuôi dưỡng, điều trị thành công cho các bé, mỗi y, bác sỹ trong khoa sơ sinh tại bệnh viện đều gắng sức, mang tinh thần và trách nhiệm xứng danh 'người mẹ thứ hai' của các bé. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh non yếu tại Khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh non yếu tại Khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh non yếu tại Khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Nuôi sống các bé sinh ba 'siêu nhẹ' Hai bé gái và một bé trai chào đời khi mới gần 27 tuần thai, nhiều bệnh lý do sinh non, được nuôi sống tại Bệnh viện Hùng Vương. Thai phụ 29 tuổi quê Bình Thuận, mang tam thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Do mang đa thai, nhiều bệnh lý nền, chị nhập viện theo dõi tại khoa Sản...