Hillary Clinton và 4 lần tới Việt Nam
Bà Hillary Clinton lần đầu tới Việt Nam vào năm 2000 trên cương vị đệ nhất phu nhân nước Mỹ và sau đó còn trở lại Việt Nam 3 lần nữa vào các năm 2010 và 2012.
Bà Hillary Clinton và con gái Chelsea đội nón lá trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam vào năm vào tháng 11/2000. Chồng bà, Bill Clinton, khi đó là Tổng thống Mỹ. (Ảnh: AP)
Đệ nhất phu nhân Mỹ và con gái vẫy tay chào mọi người khi đi bộ trên một đường làng của Việt Nam. Ông Bill Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995. (Ảnh:globalgrind)
10 năm sau chuyến thăm đầu tiên, bà Hillary trở lại Việt Nam vào tháng 7/2010 trên cương vị Ngoại trưởng trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội. (Ảnh:AP)
Bà Hillary trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại văn phòng Thủ tướng. (Ảnh: AP)
Bà Hillary gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm trao tặng bà Clinton bức tranh có hình bà và con gái đội nón lá Việt Nam. (Ảnh: AFP)
Ngoại trưởng Mỹ thăm các trẻ em mồ côi tại chùa Ngọc Lâm, Gia Lâm, Hà Nội, nơi nuôi dưỡng các trẻ em bị HIV/AIDS. (Ảnh: AP)
Bà Hillary đến Việt Nam lần thứ 2 trong năm 2010 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17, được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10. Trong ảnh là bà Hillary Clinton khi vừa xuống sân bay Nội Bài, đi bên cạnh là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak. (Ảnh: AP)
Bà Hillary chụp ảnh cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân tại một tiệc tối trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ASEAN. (Ảnh: AP)
Bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN, bà Hillary Clinton đã gặp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. (Ảnh: AFP)
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear chào đón bà Hillary tại sân bay Nội Bài khi Ngoại trưởng Mỹ có chuyến thăm Việt Nam kéo dài 2 ngày vào tháng 7/2012. (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam)
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến thăm năm 2012. (Ảnh: AFP)
Bà Hillary gặp gỡ các sinh viên từng giành học bổng Fulbright trong một sự kiện do Đại học Ngoại thương Hà Nội tổ chức. (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam)
An Bình
Theo Dantri
Bình thường hóa quan hệ hai nước Cuba-Mỹ: Đầu đã xuôi
"Chào ngài Tổng thống, tôi là Castro" - "Vâng, tôi biết, thưa ngài Chủ tịch." Màn chào hỏi xã giao đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ giữa hai nguyên thủ Cuba và Mỹ tại lễ tang người anh hùng chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela hồi tháng 12/2013 tại Nam Phi đã làm dậy sóng giới truyền thông khắp thế giới.
Lãnh đạo Cuba-Mỹ bắt tay nhau trong cuộc hội đầm lịch sử tại Panama, bên lề Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 7. (Nguồn: TTXVN)
16 tháng sau, cuộc hội đàm chính thức đầu tiên trong 56 năm qua giữa Chủ tịch Cuba Raúl Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ Bảy ngày 11/4 tại Panama, dù không còn mang tính bất ngờ, vẫn thu hút sự chú ý của dư luận toàn cầu.
Ngoài cuộc hội đàm lịch sử trên, sự tham gia lần đầu tiên của Cuba cũng được thừa nhận rộng rãi là yếu tố đặc biệt nhất của diễn đàn châu lục lần này, vốn được chính Mỹ khởi xướng năm 1994.
Đây cũng là điều dễ hiểu vì tại Tây Bán Cầu, cả Mỹ và Cuba đều có vai trò đặc biệt: nếu Mỹ được một số nước coi là biểu tượng của sức mạnh và sự thịnh vượng vật chất với ảnh hưởng bao trùm, thì Cuba là hình mẫu của những giá trị nhân văn, lòng dũng cảm, ý chí cách mạng kiên cường và tinh thần quốc tế chủ nghĩa vô tư.
Hầu hết các nguyên thủ có mặt đều dành một phần trong thời lượng phát biểu của mình - 8 phút theo quy định lễ tân - để ca ngợi sự góp mặt lần đầu tiên của Cuba tại điểm hẹn châu lục này.
Trong khi Tổng thống Argentina Cristina Fernández đánh giá sự kiện này là thành quả của cuộc "đấu tranh bằng nhân phẩm trong suốt 6 thập kỷ," Tổng thống Bolivia Evo Morales ca ngợi đây là một "thắng lợi của Cách mạng, của dân tộc anh hùng và lãnh tụ lịch sử, Fidel Castro."
Tổng thống Ecuador Rafael Correa và Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro cũng lần lượt ca ngợi sự tham gia lần đầu tiên của Cuba tại hội nghị là "thời khắc lịch sử khi phẩm giá và quyền tự chủ giành chiến thắng" và là thắng lợi "của tình đoàn kết hữu nghị Mỹ Latinh."
Về phần mình, sau khi mở đầu bài diễn văn tại Hội nghị bằng lời bông đùa rằng đáng lẽ ông phải được diễn thuyết cho cả 48 phút của 6 lần vắng mặt trước, Chủ tịch Raúl Castro khẳng định luôn sẵn sàng đối thoại với Mỹ và tái nhấn mạnh tinh thần ấy trong cuộc hội đàm song phương, dù không quên cảnh báo "không nên có ảo tưởng ở đấy, chúng ta vẫn còn nhiều khác biệt."
Trong khi đó, Tổng thống Obama - cả trong diễn văn Hội nghị cũng như cuộc gặp riêng Chủ tịch Cuba - nhấn mạnh yếu tố "hướng tới tương lai và khép lại quá khứ" dù cũng giống như người đàm thoại với mình, thừa nhận tính phức tạp của quan hệ La Habana-Washington sau quá nhiều năm đối đầu.
Những khác biệt mà hai nhà lãnh đạo đề cập đã thể hiện ngay tại các diễn đàn bên lề của hội nghị lần này.
Phái đoàn chính thức Cuba đã hai lần rút khỏi các phiên họp của Diễn đàn Xã hội dân sự châu Mỹ để phản đối sự có mặt và khiêu khích của các phần tử phản cách mạng, được tham dự hội nghị với tư cách thành viên phái đoàn Mỹ hoặc do Washington bảo trợ.
Tương tự, phái đoàn tới hơn 1.000 người của Mỹ cũng bỏ qua Hội nghị các dân tộc do các phong trào cánh tả và tiến bộ của Mỹ Latinh phát động, nơi bày tỏ sự ủng hộ rộng rãi đối với nhân dân và cuộc Cách mạng Cuba.
Giới phân tích nhận định những gì diễn ra tại Panama đã phản ánh quá trình đàm phán tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong hơn 3 tháng qua sau tuyên bố lịch sử 17/12/2014: nhất trí về chủ trương đối thoại, nhưng bất đồng trong thương lượng cụ thể.
Trong khoảng thời gian ấy, hai bên đã tung vào bàn đàm phán các nhà ngoại giao sành sỏi của mình và chỉ tập trung vào vấn đề tái thiết lập quan hệ ngoại giao với cột mốc là mở lại hai Đại sứ quán.
Thế nhưng tới nay họ cũng mới chỉ gần hoàn thành bước đi đầu tiên ấy, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ đệ trình Tổng thống Obama đề xuất xóa tên Cuba khỏi cái mà Washington gọi là "danh sách các nước bảo trợ khủng bố" - rào cản chính của bước đi này.
Với động thái trên và việc hai nguyên thủ đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với tinh thần cởi mở tại Panama, có thể tin tưởng rằng hai nước sẽ sớm tuyên bố mở lại hai Đại sứ quán.
Tuy nhiên, việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao mới chỉ là khởi đầu của quá trình bình thường hóa quan hệ song phương, mà mỗi bước đi sắp tới còn có ảnh hưởng đối nội và gai góc gấp bội: từ những điều kiện của La Habana về xóa bỏ cấm vận, trả lại căn cứ quân sự Guantánamo, chấm dứt mọi hành động thù địch, cho tới những yêu sách của Washington nhằm thay đổi hệ thống chính trị tại Cuba.
Trong khi đó, Tổng thống Obama sẽ hết nhiệm kỳ vào cuối năm 2016, còn Đảng Cộng sản Cuba đã ấn định lịch trình tổ chức Đại hội VII vào tháng 4/2016 và bầu cử toàn quốc vào năm 2018. Nếu hai bên muốn đạt được những tiến triển mới trước các cột mốc đổi thay đó, họ sẽ còn phải nỗ lực hơn rất nhiều. Bước đầu của một trong những quá trình bình thường hóa quan hệ được quan tâm nhất trên trên thế giới đã xuôi, liệu những bước tiếp theo có lọt?./.
Theo Vietnam
Lịch sử châu Mỹ đã sang trang Với cuộc gặp mặt và cái bắt tay biểu tượng bên lề Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 7 diễn ra tại Panama, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba đã xóa tan bức màn ngăn cách sau hơn nửa thế kỷ tồn tại. Châu Mỹ từ nay đã bước sang trang sử mới... Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ...