Hillary Clinton, người thực sự đưa Mỹ – Cuba trở lại với nhau
Tổng thống Obama đã nhận được nhiều sự khen ngợi khi tạo ra bước ngoặt lịch sử, tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba. Thế nhưng, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mới thực sự là người kiến tạo và thúc đẩy chính sách này, theo Bloomberg ngày 19.12.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton – Ảnh: Reuters
Tổng thống Barack Obama ngày 18.12 (giờ Việt Nam) đã đưa ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba sau hơn nửa thế kỷ. Quyết định này được Liên Hiệp Quốc, EU và rất nhiều nước hoan nghênh và ca ngợi. Nhiều người cho rằng Tổng thống Obama đã ghi điểm, thế nhưng ít ai biết rằng khi còn tại nhiệm, bà Hillary Clinton mới là người kiến tạo và thúc đẩy chính sách này của ông Obama.
Những điều này được biết đến qua cuốn hồi ký của cựu Ngoại trưởng Mỹ có tựa đề “Những lựa chọn khó khăn”. Cuốn hồi ký dài gần 700 trang ra mắt ngày 10.6, kể về quãng thời gian bà giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ. Đặc biệt, trong đó đề cập đến chính sách đối với Cuba, theo Reuters.
Tờ Washington Post trích dẫn một số trang trong hồi ký, bà có viết: “Gần cuối nhiệm kỳ của mình tại Bộ Ngoại giao Mỹ, tôi đã đề nghị ông Obama xem xét lại chính sách cấm vận vì nó không đạt được mục tiêu và cản trở các chương trình hành động của Mỹ đối với Mỹ Latinh”.
Bà viết rằng cô lập chỉ làm tăng sự kìm kẹp đối với chế độ quyền lực ở Cuba và có thể gây tác dụng ngược lại đối với người dân nước này. Theo bà Hillary chính sách cấm vận đã khiến các nhà lãnh đạo Cuba có lý do để không thực hiện những cải cách dân chủ. Bà cho rằng chính sách kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ qua không có lợi cho Mỹ và cũng không giúp thúc đẩy sự thay đổi tại quốc đảo này.
Video đang HOT
Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton – Ảnh: Reuters
Bên cạnh đó, sự chống đối của một số thế lực trong Quốc hội Mỹ đối với việc bình thường hóa quan hệ với Cuba cũng tác động tiêu cực tới cả nhân dân Mỹ và nhân dân Cuba. Chính vì thế, bà Hillary đã kêu gọi Tổng thống Barack Obama gỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh bao vây cấm vận chống Cuba, theo Washington Post.
Trong cuốn hồi ký của mình, bà Clinton cũng nói về trường hợp của nhà thầu Alan Gross, người vừa mới được trả tự do sau 5 năm bị Cuba giam giữ, đồng thời là nhân vật liên quan trực tiếp đến quyết định lịch sử trong quan hệ Mỹ-Cuba.
Ở trang 264, bà Clinton viết rằng mặc dù thất vọng với Castro vì tiếp tục bỏ tù Gross nhưng việc gắn kết sâu hơn với người dân Cuba có thể là cách tốt nhất để làm suy yếu quyền lực của họ. Luận điểm này được Tổng thống Obama nhắc lại hôm 18.12, theo Washington Post.
Sau khi Alan Gross được thả, bà Hillary cũng cho biết, bà cảm thấy nhẹ lòng khi Alan Gross được trở về nhà an toàn. Bản thân bà khi còn là Ngoại trưởng đã nhiều lần thúc đẩy việc trao trả Alan, bà vẫn giữ liên lạc với vợ và con gái của Alan, đồng thời nhiều lần kêu gọi hướng đi mới từ phía Cuba.
Bloomberg dẫn lời của ông Steve Clemons một thành viên cấp cao của New America Foundation rằng: “Bà Hillary Clinton đóng vai trò rất lớn”. Ông cho biết Obama ban đầu vào Nhà Trắng có suy nghĩ sẽ làm gì đó cho Cuba, thế nhưng ông không làm được gì nhiều. Năm 2009, Obama gặp Raul Castro và có tuyên bố sẽ bàn về việc thay đổi chính sách của Mỹ đối với Cuba.
Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton – Ảnh: Reuters
Tuy vậy, ông Obama bị chỉ trích sau khi về lại Washington, cả Nhà Trắng và Hội đồng an ninh quốc gia đã không làm được gì nhiều trong vấn đề này, chỉ có Bộ Ngoại giao khi đó do bà Hillary đứng đầu vẫn tiếp tục kiên trì. Sau đó, bà Hillary nỗ lực với những chính sách nới lỏng vấn đề di trú và đi lại, Bloomberg dẫn lời ông Steve Clemons.
Ngoài ra, trong các năm 2009, 2010 và 2011, bà Hillary đã tác động đáng kể khi cử ông Arturo Valenzuela, thời điểm đó là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Tây bán cầu có nhiều cuộc nói chuyện với quan chức ngoại giao Cuba để mở đường cho các động thái mới.
Một cựu quan chức chính quyền Mỹ thời điểm đó cho biết, nếu không có Bộ Ngoại giao và bà Hillary thì những bước tiến trong quan hệ Mỹ-Cuba có lẽ đã không xảy ra, theo Bloomberg.
Năm 2012, Bà Hillary đã tiếp túc đẩy mạnh bước đi trong quan hệ Mỹ – Cuba tại hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ. Sau đó, bà trực tiếp chỉ đạo người đứng đầu hoạch định chính sách của mình là Jake Sullivan, đưa ra cách tiếp cận chính sách và tặng nó cho tổng thống. Kết quả là những gì ông Obama tuyên bố ngày 18.12 (giờ Việt Nam), Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tập Cận Bình kêu gọi thúc đẩy ngoại giao hòa hoãn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi chính phủ mở rộng các chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại thông qua hợp tác và ngoại giao.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), được tổ chức tại Bắc Kinh từ 9-11/11. Ảnh: AFP
Trong một bài phát biểu về chính sách phát triển cuối tuần này, Chủ tịch Tập nhấn mạnh Trung Quốc nên "thúc đẩy biện pháp hòa bình đối với các vấn đề khác biệt và tranh chấp giữa các quốc gia thông qua đối thoại và tham vấn, đồng thời phản đối việc cố ý đe dọa bằng vũ lực".
"Chúng ta ủng hộ việc xây dựng một hình thức quan hệ quốc tế mới, được củng cố bằng hợp tác theo tư duy cùng thắng", Xinhua dẫn lời ông Tập nói, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo nhằm thảo luận về chính sách đối ngoại. Theo đó, Trung Quốc đấu tranh cho quan điểm xây dựng "một tầm nhìn mới đề cao an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững". Ông Tập nhấn mạnh việc nâng cao quyền lực mềm, giới thiệu một hình ảnh Trung Quốc tốt đẹp và truyền đạt thông điệp của Trung Quốc đến với thế giới.
Theo Reuters, bình luận của ông Tập là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đang áp dụng chính sách ngoại giao hòa giải hơn và giải quyết những mối lo ngại cho rằng sự phát triển kinh tế của quốc gia này có thể kéo theo hành động quân sự và ngoại giao cứng rắn hơn.
Trước đó, Trung Quốc thể hiện cố gắng xoa dịu quan hệ với Việt Nam, Philippines và Mỹ tại hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), diễn ra hồi đầu tháng này tại Bắc Kinh.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền 90% Biển Đông, chồng lấn vào vùng biển của nhiều nước ASEAN, bao gồm Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam, nơi được cho là có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn và là tuyến đường giao thương quan trọng.
Washington tuần trước kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay các hành động xây dựng đảo trên Biển Đông, trong đó có đảo đủ lớn để thiết lập đường băng cho máy bay. Tuy nhiên, Bắc Kinh phản bác rằng Washington "không có quyền" được bình luận về việc này và gọi lời yêu cầu ngừng xây dựng của Mỹ là "vô trách nhiệm".
Thùy Linh
Theo VNE
Nhật muốn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí Tokyo đang xem xét thiết lập một cơ quan phụ trách xuất khẩu vũ khí do chính phủ tài trợ, nhằm tăng cường quan hệ an ninh khu vực trong bối cảnh sức mạnh Trung Quốc gia tăng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters. Bước đầu tiên, chính phủ có kế hoạch triệu tập một ủy ban tư vấn để xem...