Hillary Clinton không thể cứu quan hệ Nga – Mỹ nếu đắc cử?
Từng ví ông Putin như Adolf Hitler, bà Hillary Clinton nếu đắc cử chiếc ghế Tổng thống Mỹ sẽ khó có thể là chìa khóa giải quyết bế tắc giữa Nhà Trắng và Điện Kremlin, The Moscow Times (Nga) viết.
Trong lúc cuộc tranh cử ở Mỹ đang trở thành đề tài nóng trên chính trường quốc tế và bà Hillary Clinton là tâm điểm, các nhà phân tích chính trị Nga cho rằng nếu cựu Ngoại trưởng Mỹ thắng cử sẽ khó có thể giải quyết mối quan hệ căng như “chiến tranh lạnh” giữa Washington và Moscow.
Lịch sử đối đầu căng thẳng
Trong suốt 8 năm qua kể từ lúc làm Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton luôn là một trong những nhân vật chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin kịch liệt nhất, theo The Moscow Times ngày 13.4.
Mối quan hệ giữa ông Putin (trái) và bà Hillary phủ đầy những tình tiết tiêu cực – Ảnh: AFP
Lần gần nhất vào ngày 13.2, CNN dẫn lời thị trưởng London Boris Johnson cho biết bà Hillary nhận xét chính phủ các nước châu Âu “quá yếu đuối” trong việc đối đầu với ông Putin.
“Nỗi lo lắng chung của bà ấy là việc ông Putin sẽ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng đến các nước trong khối Liên Xô cũ nếu không gặp thách thức và bị kiểm soát. Bà nói về tình trạng báo động ở Estonia và các nước vùng Baltic. Tôi đã rất, rất ấn tượng với điều đó”, Johnson nói với CNN, mô tả cuộc gặp với bà Clinton ở New York.
Đầu năm 2008, sau thất bại trước ông Barack Obama trong cuộc đua giành chiếc ghế đại diên cho đảng Dân chủ ra tranh cử Tổng thống, bà Hillary đã có nhận xét đáng chú ý, cho rằng ông Putin là người “không có linh hồn”. The Moscow Times cho biết câu phát biểu này liên quan đến một tuyên bố nổi tiếng khác của cựu Tổng thống George W. Bush năm 2001, khi ông nói: “Tôi có thể chạm vào linh hồn của ông Putin”.
Đáp lại, một tháng sau ông Putin nói với các phóng viên trong buổi họp báo rằng: “Một chính khách ít nhất cũng phải có cái đầu”, The Moscow Times dẫn lại.
Video đang HOT
Sau đó vào năm 2011, ông Putin cáo buộc Bộ Ngoại giao Mỹ khi ấy do bà Hillary đứng đầu, đã “cố tình kích động” các tình tiết xung quanh nghi án gian lận của quan sát viên ở cuộc bầu cử Duma Quốc gia Cộng hòa Liên bang Nga.
Tháng 3 năm ngoái có lẽ là thời điểm tệ hại nhất trong quan hệ giữa bà Hillary và ông Putin. Trước khi Crimea sáp nhập vào Nga, bà Hillary nói thẳng hành động của ông Putin chẳng khác nào việc trùm phát xít Adolf Hitler đưa quân chiếm đóng các vùng lân cận những năm 1930.
Ngoài ra, lịch sử đối đầu giữa hai người còn kéo dài với những câu phát biểu nhận xét qua lại về nhau trên các phương tiện truyền thông. Bà Hillary cũng không ít lần chế giễu việc ông Putin và Thủ tướng Dmitri Medvedev “đổi ghế” cho nhau, theo The Moscow Times.
Sẽ không khác thời Obama
Trong những phát biểu tuyên bố tranh cử bà Hillary Clinton nói rằng bà sẽ là “người bảo vệ lợi ích của nước Mỹ”. Điều này có thể tạo ra một suy nghĩ ngầm liên quan đến ông Putin: Giữ chính sách cứng rắn với Moscow.
Theo Alexander Konovalov, người đứng đầu Viện đánh giá chiến lược tại Moscow, bà Hillary Clinton sẽ nghiêm khắc với Putin để chứng minh rằng bà sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia.
Việc đối đầu ông Putin cũng là một phần “lợi ích quốc gia” mà bà Hillary muốn thực hiện – Ảnh: Reuters
“Các thành viên đảng Dân chủ ở Mỹ luôn cảm thấy họ buộc phải chứng minh sự cứng rắn của mình. Trong trường hợp của bà Clinton, vấn đề càng trầm trọng hơn vì trên thực tế ông Obama được cho đã quá u ám với Putin”, The Moscow Times dẫn lời ông Konovalov.
“Bất kể Hillary thắng hay thua, chúng ta đang ở giữa một cuộc xung đột cơ bản và nghiêm trọng”, ông Dmitri Trenin, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Carnegie ở Moscow nói.
The Moscow Times dẫn nguồn tham khảo từ các chuyên gia cho biết, xung đột cơ bản giữa Mỹ và Nga nằm ở việc cạnh tranh sức ảnh hưởng toàn cầu. Chính vì thế, dù ai là tổng thống, khuynh hướng ấy cũng khó thay đổi.
Theo ông Trenin, việc thể hiện thái độ chỉ trích kịch liệt với ông Putin đã trở thành “tiêu chuẩn của phương Tây”, và bà Hillary có đắc cử cũng sẽ làm như người đương nhiệm Barack Obama.
Sẽ hơi sớm nếu cho rằng Hillary Clinton sẽ là Tổng thống Mỹ; tuy nhiên, rõ ràng đối với những người đang mong muốn một điều tích cực trong quan hệ Nga – Mỹ, bà Hillary có vẻ không thể là đáp án tốt.
“Nếu quá khứ phản ánh tương lai, sẽ không có gì tốt đẹp cả”, hãng tin Nga Sputnik News ngày 12.4 đăng tải bài viết với ý tương tự The Moscow Times.
Theo Thanhnien
Nhiều chính khách phương Tây công khai ủng hộ bà Hillary Clinton
Tiếp nối phát biểu của người đồng cấp Đức, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã lên tiếng ủng hộ khả năng đắc cử tổng thống của bà Hillary Clinton vào năm 2016, theo The Guardian.
Bà Hillary Clinton - Ảnh: Reuters
Trên trang Twiter cá nhân, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius miêu tả bà Hillary Clinton là người phụ nữ hiếm có, phù hợp để thực hiện công việc đòi hỏi những kỹ năng khác thường. Hãng tin Reuters đã đánh giá đây là động thái ủng hộ hiếm thấy từ quan chức Pháp dành cho ứng cử viên trong một cuộc bầu cử quan trọng ở nước ngoài.
Trước đó, trong bài phỏng vấn trên nhật báo Bild xuất bản hôm 12.4, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng lên tiếng chúc chiến dịch bầu cử của bà Hillary thành công sau khi gọi cựu ngoại trưởng Mỹ là người bạn đáng tin cậy của châu Âu.
Ông Steinmeier đề cao bà Clinton vì khả năng thấu hiểu cách tư duy của các nhà lãnh đạo châu Âu, mặt khác cho rằng trong tình hình bất ổn thì việc người đứng đầu nước Mỹ không bị những giá trị ý thức hệ gây ảnh hưởng quá lớn sẽ có vai trò vô cùng quan trọng, theo Reuters.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (trái) và người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier - Ảnh: AFP
Bên cạnh đó, một số chính khách phương Tây khác như ông Nicolas Sarkozy (cựu Tổng thống Pháp), bà Jullia Gillard (cựu Thủ tướng Úc)... cũng đã công khai lên tiếng ủng hộ và chúc bà Hillary Clinton thành công trong chiến dịch tranh cử.
Tuy nhiên, ông Quentin Peel, ủy viên phụ trách các vấn đề châu Âu của Viện nghiên cứu Chính sách quốc tế Chatham House (có trụ sở tại London, Anh) lại cho rằng những can thiệp "tích cực" dành cho bà Clinton (người của đảng Dân chủ) nêu trên từ phía châu Âu là không hế bất ngờ nếu nhìn vào những kinh nghiệm khó chịu mà chính phủ của cựu Tổng thống George W. Bush (đảng Cộng hòa) từng mang lại cho lục địa già, theo The Guardian.
Hôm 12.4, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton chính thức tuyên bố sẽ tham gia vào cuộc đua nhằm thay thế vị trí của ông Barack Obama trong cuộc tranh cử chức Tổng thống Mỹ diễn ra vào năm 2016.
Ngay lập tức, đương kim Tổng thống Barack Obama đã hết lời khen ngợi bà Clinton là một người tài năng, kiên trì, đồng thời tin tưởng bà có đủ khả năng thực hiện tốt vai trò tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ông khẳng định chưa công khai lập trường ủng hộ vợ của cựu Tổng thống Bill Clinton, theo Huffington Post.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Thế giới trong mắt Hillary Clinton Từng ngồi trên ghế ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đã khẳng định rõ lập trường của mình trong các vấn đề đối ngoại. Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đã chính thức tuyên bố tranh ghế tổng thống Mỹ - Ảnh: Reuters Ngoài ra, với "âm mưu" tranh ghế tổng thống từ rất lâu, cựu đệ nhất phu nhân nước Mỹ cũng bộc...