Hiểu về “giãn cách xã hội” trong 30 giây qua video: bóng bàn và bẫy chuột
Để kìm hãm tốc độ lây lan chóng mặt của Covid-19, giãn cách xã hội đang là phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Theo một báo cáo mới đây của Nhà Trắng, sau khi cập nhật các số liệu về tình hình dịch Covid-19 ở Mỹ trong tuần gần đây, thời điểm Mỹ đã áp dụng lệnh giãn cách xã hội, vào mô hình dự đoán kịch bản tiến triển của dịch Covid-19, kết quả đã cho thấy rằng, cả 2 chỉ số là số ca bệnh và số ca tử vong đều giảm đáng kể so với những dự đoán trước đó.
Cụ thể, theo kịch bản mới trong vòng 4 tháng tiếp theo, Covid-19 có thể cướp đi mạng sống của 60.000 người trên khắp nước Mỹ. Con số này vẫn là rất cao nhưng đã thấp hơn nhiều mức hàng trăm ngàn người và thậm chí lên đến hàng triệu người chết, trong các kịch bản đã được dự đoán trước đây, khi giãn cách xã hội vẫn chưa được áp dụng.
Việc giãn cách xã hội phát huy tác dụng ở “ổ dịch” Covid-19 lớn nhất thế giới là một sự khẳng định về hiệu quả kiểm soát dịch của phương pháp này.
Để giúp mọi người hiểu hơn về ý nghĩa của giãn cách xã hội, trong công cuộc chống dịch Covid-19, mới đây Sở Y tế bang Ohio, Mỹ đã thực hiện một video minh họa lại cách vận hành, cũng như hiệu quả của biện pháp giãn cách xã hội một cách trực quan và dễ hiểu, thông qua hình ảnh “cái bẫy chuột” và “quả bóng bàn”.
Cụ thể, trong kịch bản đầu tiên, khi quả bóng bàn (đại diện cho F0) rơi vào giữa sàn nhà chi chít những chiếc bẫy chuột (cộng đồng dân cư khi chưa thực hiện lệnh giãn cách xã hội), hệ quả tất yếu là chỉ từ 1 chiếc bẫy tiếp xúc trực tiếp với quả bóng bị sập đã kéo theo một phản ứng dây chuyền cho gần như toàn bộ bẫy trên sàn. Tuy nhiên, mọi chuyện lại có sự thay đổi rõ rệt trong kịch bản thứ hai, khi những chiếc bẫy chuột đã được đặt cách xa nhau, chính là tượng trưng cho việc áp dụng giãn cách xã hội:
Hiểu về “giãn cách xã hội” trong 30 giây qua video: bóng bàn và bẫy chuột
Minh Nhật
Giãn cách xã hội, "Vaccine" phòng bệnh hiệu quả
Trong khi dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, số ca mắc không chỉ tập trung ở người cao tuổi mà nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt đã ghi nhận nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, nên cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phân luồng, cách ly, nâng cao năng lực điều trị...
Đây là những vấn đề được Bộ Y tế đặt ra tại hội nghị trực tuyến tập huấn về công tác điều trị Covid-19 với 700 điểm cầu trong cả nước diễn ra ngày 11-4.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế. Ảnh TTXVN
Đề cập tới quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19, GS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, cho biết, dù bệnh Covid-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng quá trình điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam có nhiều kết quả khả quan do ngành y tế liên tục cập nhật, sửa đổi phác đồ điều trị cho phù hợp.
Những loại thuốc mà các nước phát triển thử nghiệm để hỗ trợ điều trị Covid-19 đều đã được Bộ Y tế dự trữ đủ, đáp ứng từ 430.000 liều đến 10 triệu liều khi cần sử dụng. Đồng thời, Việt Nam cũng đã hạn chế xuất khẩu những loại dược phẩm liên quan đến điều trị Covid-19 nhằm đề phòng những tình huống xấu xảy ra.
Nhắc lại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, có sự lây nhiễm trong cộng đồng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị người dân, cộng đồng xã hội cần phải hợp tác thực hiện nghiêm túc việc cách ly, giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. "Giãn cách xã hội, cách ly, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên là "vaccine" trong phòng dịch Covid-19 hiệu quả nhất và hiện không có biện pháp nào tốt hơn.
Tại Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, chúng ta điều trị thành công là nhờ cách ly. Chúng ta phải lên kịch bản cách ly phòng bệnh, cách ly khoa phòng ra sao, nhân viên y tế thì như thế nào. Cần phải có kịch bản cho tình huống khi dịch bệnh lan rộng", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ rõ.
Trong khi đó, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết, số người mắc Covid-19 được điều trị khỏi chiếm hơn 50% và chưa có bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và gia tăng người mắc, không chỉ tập trung ở người cao tuổi mà bao gồm nhiều lứa tuổi kể cả trẻ em, thanh thiếu niên.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã phát hiện nhiều ca mắc trong cộng đồng và không rõ nguồn lây nhiễm nên không được phép có tâm lý chủ quan khi cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội. Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, từ đầu dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam đã 3 lần thay đổi phác đồ điều trị và vẫn tiếp tục cập nhật đưa vào phác đồ những loại thuốc mới như: thuốc sốt rét, thuốc điều trị HIV và thuốc Intermertin.
Tại buổi tập huấn, các chuyên gia đã hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới về các biện pháp phòng ngừa, phân luồng, cách ly khi có trường hợp mắc và nghi nhiễm, đặc biệt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải được chú trọng nhằm phòng ngừa lây nhiễm trong cơ sở y tế, cũng như đội ngũ y, bác sĩ.
Thông tin về bệnh nhân thứ 91 (là phi công người Anh) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cho thấy, sức khỏe của ca bệnh này vẫn trong tình trạng rất nặng, tổn thương đa tạng, nhiễm trùng, xuất hiện suy tim phải.
Bệnh nhân viêm phổi nặng, lọc máu ngày thứ 4, hiện tượng tăng đông diễn ra nặng nên phải thay 4 lần quả lọc máu, ECMO sang ngày thứ 4.
Qua xét nghiệm PCR dịch phết mũi họng của bệnh nhân cho kết quả dương tính virus SARS-CoV-2 yếu (gần ngưỡng âm), nghĩa là tải lượng virus SASR-CoV-2 của bệnh nhân giảm.
MINH KHANG
Virus corona: Cộng sinh với dơi "ít nhất hơn 10.000 năm" và lí do cần sinh vật trung gian để lây sang người Cũng giống như SARS và MERS, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) được cho là đã lây từ dơi sang người qua một động vật trung gian khác. Các nghiên cứu trong nhiều năm qua đã cho thấy dơi là vật chủ của "một số lượng khổng lồ" các loại virus corona. Một phần nguyên nhân là bởi vì có rất nhiều loài dơi...