Hiểu và xử trí khi thai phụ bị viêm gan siêu vi B
Một số bà mẹ hiện khá hoang mang không biết nếu nhiễm viêm gan siêu vi B (VGSV B) thì có nên sinh con hoặc có thể lây sang thai nhi không…? BS Đặng Thị Đông Phương, Chuyên khoa Nội tiêu hóa gan mật, PK chuyên khoa gan Á Châu sẽ giải đáp về vấn đề này.
Thưa bác sĩ, xin bác sĩ cho biết những nguy cơ tiềm tàng đối với phụ nữ mang thai khi nhiễm viêm gan siêu vi B?
Khi mang thai thì sức đề kháng của phụ nữ rất thấp do đó khi bị nhiễm bệnh sẽ dễ dẫn đến bệnh nặng hơn và tử vong cao hơn do suy gan cấp hoặc tối cấp và nếu hồi phục thì cũng dễ diễn tiến mạn tính hơn người thường. Chưa kể là rất nguy hiểm cho bào thai (dể sẩy thai, dọa sinh non hoặc thai chết lưu) khi đang trong đợt viêm gan cấp.
Phụ nữ có nên xét nghiệm viêm gan loại B nếu có thai hay không?
Phụ nữ có thai nên được xét nghiệm VGSV B để phát hiện sớm các trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Ngày nay nhờ tiêm ngừa sớm các mũi vaccine thụ động và chủ động mà hơn 90% trường hợp trẻ sinh ra có mẹ bị VGSV B được bảo vệ hoàn toàn khỏi virus.
Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B có ảnh hưởng đến thai hay không?
Lây nhiễm VGSV B từ mẹ sang con đa số xảy ra trong thới kỳ chu sinh hoặc những tháng đầu sau sinh. Tỷ lệ lây nhiễm VGSV B từ mẹ truyền sang cho con là từ 10-40% nếu mẹ có HbeAg (-) và 95% nếu mẹ có HbeAg ( ). Gần đây, nồng độ HBV DNA cao trong máu mẹ được coi là yếu tố nguy cơ lây nhiễm chu sinh mặc dù đã được dự phòng đầy đủ. Trẻ bị nhiễm bệnh từ bé thì 70- 90% sẽ diễn tiến sang dạng mang virus mạn tính và nguy cơ xơ gan và ung thư gan sẽ rất cao và xảy ra sớm hơn
Người vợ bị viêm gan siêu vi B nếu sau này lập gia đình mà chồng có tiêm phòng bệnh, vậy đứa bé sinh ra có bị không?
Vợ bị bệnh VGSV B, chồng đã có tiêm ngừaVGSV B rồi thì sẽ không bị lây bệnh. Nhưng con cái sẽ vẫn có nguy cơ lây bệnh từ mẹ chúng. Ngược lại, nếu chồng bệnh, vợ đã được tiêm ngừa thì vợ sẽ không bị lây bệnh và con cái sẽ không bị lây bệnh từ mẹ chúng
Nếu bị viêm gan loại B, làm thế nào để bảo vệ cho trẻ sơ sinh?
Video đang HOT
Nếu mẹ không may bị nhiễm VGSV B, thì tùy vào giai đoạn bệnh và nồng độ virus mà sẽ có hướng cụ thể để bảo vệ cho bé như dùng thuốc diệt virus vào 3 tháng cuối thai kỳ, tiêm ngừa 2 mũi thụ động và chủ động cho bé ngay lúc sinh ra, không cho bú mẹ…
Tại sao trẻ sơ sinh cần được chủng ngừa ngay trong phòng sinh?
Trẻ sơ sinh cần được chủng ngừa ngay trong phòng sinh nhằm trung hòa (tiêu diệt) lượng virus từ mẹ xâm nhập vào con lúc sinh. Mũi tiêm ngừa này là mũi tiêm ngừa thụ động cần tiêm càng sớm càng tốt ngay sau sinh để bảo vệ cho bé khỏi bị virus tấn công. Mũi thứ 2 là mũi chủ động nhằm giúp bé tự tạo kháng thể chống lại virus thì có thể tiêm trể hơn. Sau đó bạn phải cho bé đi chích ngừa các mũi còn lại theo chương trình quốc gia.
Có viruts viêm gan B trong người khi sinh con nên mổ hay tự sinh?
Không có sự khác biệt về tỷ lệ lây nhiễm giữa bà mẹ bị viêm gan B sinh mổ và sinh thường. Do đó bà mẹ VGSV B vẫn có thể sinh thường như những bà mẹ khác
Người mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú không?
Mẹ bị VGSV B vẫn có thể cho con bú nếu như mẹ mang virus không hoạt động
Thưa bác sĩ việc điều trị viêm gan B khi mang thai như thế nào?
Phụ nữ đang điều trị VGSV B mà có thai thì tùy tình trạng sẽ có hướng giải quyết cụ thể. Thông thường thì sẽ ngưng thuốc vào những tháng đầu thai kỳ, theo dõi sát và dùng lại thuốc vào các tháng cuối để giảm tối đa lượng virus xâm nhập vào bé khi sinh
Lời khuyên của bác sĩ dành cho các chị em khi chuẩn bị mang thai?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm ngừa VGSV A, B, Rubela trước khi mang thai nhằm đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở an toàn để mẹ tròn con vuông.
Chân thành cám ơn bác sĩ đã những chia sẽ hữu ích.
Độc giả có nhu cầu được tư vấn trực tiếp có thể liên hệ bác sĩ Đông Phương theo địa chỉ:
Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu , 201 Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Cư Trinh, Q1, Tp. HCM. Điện thoại: (08) 3925 9771 – 3925 9772
Theo Dân trí
Một số loại thuốc gây... viêm gan
Hầu như mọi thuốc đều được chuyển hóa ở gan, thế nên gan có vấn đề gì thì tất yếu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc. Một số thuốc còn gây viêm gan nặng và điển hình...
Gan dễ bị ảnh hưởng
Gan là một cơ quan thải độc và chống độc đặc biệt của cơ thể. Tác dụng chống độc của gan thể hiện ở chỗ sẽ phân hủy thuốc và các chất độc thành những chất không độc rồi thải trừ ra khỏi cơ thể.
Do tính đặc thù mang nét "cửa ra vào" như thế mà gan dễ bị tấn công và hay bị viêm nhất do độc tính của thuốc. Mặc dù tỷ lệ bị nhiễm độc gan do thuốc không nhiều nhưng nó lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Theo những quan sát thống kê, tỷ lệ bị bệnh lý của gan do thuốc vào khoảng 1,4% và chỉ có 20% trong số bệnh nhân này là có thể sống sót. Còn lại đa phần thì bị nhiễm độc nặng và tử vong. Các thuốc khác nhau có độc tính với gan khác nhau và tỷ lệ gây bệnh cho gan cũng khác nhau. Tỷ lệ gây độc gan của thuốc phụ thuộc vào độc tính của chúng và tần suất được sử dụng. Độc tính càng lớn, mức độ sử dụng càng thường xuyên thì bệnh gan do thuốc càng nhiều.
Các thuốc gây ra viêm gan
Các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm non-steroid
Đại diện của nhóm này như acetaminophen, diclofenac, ibuprofen, naproxen, nimesulide, piroxicam, sulindac. Những thuốc này tuy có cấu tạo hoá học khác nhau nhưng đều chung một tác dụng là hạ sốt, chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên, ngoài tác dụng chính thì tác dụng phụ của nó cũng vô cùng đáng ngại. Một trong các tác dụng phụ của nhóm này là gây ra viêm gan vàng da, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Nhất là khi chúng ta sử dụng thuốc loại acetaminophen với tên thuốc thông thường là paracetmol.
Paracetamol là một thuốc hạ sốt quá quen thuộc. Nếu sử dụng một hai liều hạ sốt thì không thành vấn đề nhưng nếu sử dụng nồng độ cao và kéo dài thì sẽ gây ra viêm gan, nhất là gan ở trẻ em. Tỷ lệ gây bệnh về gan dao động từ 30-40%, một tỷ lệ không hề nhỏ trong sự cố viêm gan do thuốc.
Vấn đề viêm gan vàng da được đặt ra khi thời gian sử dụng thuốc là trên một tuần. Bắt đầu từ thời điểm này, dấu hiệu viêm gan vàng da bắt đầu xuất hiện. Và nếu chúng ta không chú ý thì chỉ sau một thời gian ngắn nữa, bệnh sẽ đi vào giai đoạn điển hình.
Cảnh giác với tác dụng phụ gây viêm gan của thuốc.
Thuốc kháng giáp trạng
Thiouracil là loại thuốc điển hình của nhóm này. Thuốc có tác dụng ức chế hấp thu iốt vào trong tuyến giáp nên nó làm giảm sự tổng hợp hormon thyroxin, dùng điều trị cho những trường hợp có nhiễm độc giáp như bệnh Basedow. Tuy nhiên, thuốc cũng gây viêm gan. Ngay trong tuần đầu tiên sử dụng men gan đã bắt đầu tăng cao. Nếu như đối tượng sử dụng thuốc mà bị bệnh tuyến giáp nặng thì họ sẽ được chỉ định dùng liều cao, có khi lên đến 8 viên trong một ngày. Liều cao như thế thì không cần một tuần mà chỉ cần khoảng ba ngày là có thể dẫn tới biến chứng trên gan.
Mặt khác, thuốc lại phải sử dụng kéo dài mới đủ liệu trình điều trị nên nguy cơ gây viêm gan của nó là rất lớn. Do đó, trong chiến lược sử dụng thuốc cũng như việc tuân thủ điều trị, cả thầy thuốc và bệnh nhân phải dè chừng nhóm thuốc này. Tỷ lệ gây viêm gan của nó là 10%.
Thuốc trị lao
Thuốc trị lao có rất nhiều loại và phác đồ điển hình trị bệnh lao thường là phối hợp 4 thuốc trong đợt tấn công. Trong số các thuốc trị lao thì isoniazid, pyrazinamide, rifampicin là những thuốc gây viêm gan nặng nề nhất, đặc biệt là isoniazid. Tác hại trên gan của thuốc này nguy hiểm chẳng kém gì thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Ngay trong thời gian đầu dùng thuốc, thuốc đã làm men gan tăng cao (như viêm gan thực thụ). Mặc dù chưa gây ra vàng da ngay nhưng nó có thể hủy hoại toàn bộ gan của người bệnh.
Cũng giống như thuốc trị bệnh Basedow, thuốc trị lao cũng phải sử dụng liên tục trong thời gian dài. Do đó mà tác hại trên gan như được cộng lên theo cấp số cộng. Nếu không được bảo vệ đầy đủ thì sau khi chữa khỏi lao rất có thể chúng ta phải quay sang chữa thêm bệnh gan.
Thuốc trị động kinh
Cho đến nay có khoảng 20 thuốc chống động kinh tính cả thế hệ cũ và thế hệ mới. Mỗi một thuốc chống động kinh có cơ chế tác động khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều đem lại hiệu quả là tăng tính ức chế trên những tế bào thần kinh xung quanh ổ động kinh. Và do đó thuốc có tác dụng ngăn chặn và kìm hãm sự phát cơn, giảm độ lan tràn của cơn và động kinh được kiểm soát. Nhưng đáng tiếc là dù thuốc mới hay thuốc cũ, thì chúng đều là những hợp chất hoá học có thể làm thay đổi tính toàn vẹn của gan. Hai thuốc valproat và phenytoin gây ra hủy hoại gan tương đối rõ. Mức độ hủy hoại gan tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và phụ thuộc vào tình trạng gan của bệnh nhân. Nếu trong thời gian dùng thuốc mà gan người bệnh có vấn đề sẵn thì kể như chúng ta phải điều trị hai bệnh đồng thời động kinh và viêm gan. Tỷ lệ gây ra bệnh gan do thuốc động kinh là 7%.
Thuốc chống ung thư
Có quá nhiều thuốc chống ung thư mà chúng vẫn hay được gọi là hóa chất chống ung thư. Những thuốc này là những thuốc cực độc và chuyện viêm gan do thuốc này là chuyện không có gì phải bàn cãi. Thuốc chống ung thư được coi như là những thuốc độc, cực độc với cơ quan tiết mật. Gan có thể sẽ bị viêm ngay sau ngày truyền đầu tiên và chỉ hai đến ba hôm sau là có biểu hiện rõ ràng. Điển hình là các thuốc cyclophosphamide, cisplatin, doxorubicin. Do vậy, trong trị liệu ung thư chúng ta phải cân nhắc và tính toán sao cho ít ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân nhất. Nếu không sẽ không hoàn thành được chương trình điều trị vì sức khỏe bệnh nhân sa sút không thể chống đỡ tiếp được.
Điều người bệnh không nên bỏ qua
Vì vậy, đối với các thuốc gây độc cho gan này, bác sĩ phải có chiến lược điều trị thích hợp, còn người bệnh thì cần tự theo dõi sức khỏe của mình đặc biệt là vấn đề gan mật để có những thông tin phản hồi. Tránh quan niệm uống thuốc thì phải "bị như thế" mà cố tình không thông báo cho bác sĩ, như vậy chẳng khác nào chúng ta cố tình làm bệnh của mình thêm phức tạp.
Theo SK&ĐS
Rượu Minh Mạng, Càn Long... làm đàn ông "sung sức"? Tôi mới lập gia đình nhưng cái khoản quan hệ với vợ hơi yếu. Mấy ông bạn có kêu uống rượu tắc kè, Minh Mạng, Càn Long, chuối hột... để tăng cường bản lĩnh đàn ông. Điều này có đúng không? Có thực phẩm nào giúp cải thiện chuyện này? (T. Cường, TPHCM) ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng, phó khoa nam học bệnh...