Hiệu ứng từ thuế quan của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi mào một cuộc chiến thương mại bằng thông báo áp đặt hàng loạt thuế quan lên các đối tác thương mại chủ chốt, bao gồm Canada, Mexico và Trung Quốc.
Động thái này đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và đặt ra câu hỏi về tác động thực sự của nó lên nền kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu họp báo tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
“Ăn miếng trả miếng”
Mỹ thông báo áp thêm 10% thuế đối với hàng hoá từ Trung Quốc từ ngày 4/2, trong khi sẽ áp thêm 25% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada kể từ ngày 4/3, lùi một tháng so với thông báo ban đầu. Lý do mà phía Mỹ đưa ra là ba nước trên không ngăn được dòng người di cư và mua túy, trong đó có thuố.c giảm đau gây nghiệ.n fentanyl, xâm nhập bất hợp pháp vào biên giới Mỹ. Điều này đán.h dấu cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ với ba đối tác thương mại hàng đầu và được tiến hành chỉ 2 tuần sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Video đang HOT
Ban đầu, Tổng thống Trump quyết định áp 25% thuế đối với hàng hoá từ Mexico và Canada ngay từ ngày 4/2, ngoại trừ các sản phẩm dầu của Canada được áp mức thuế 10%. Với quyết định này, Mỹ dường như đã đặt dấu chấm hết cho các hoạt động tự do thương mại ở Bắc Mỹ, đồng thời làm ảnh hưởng tới 1.600 tỷ USD hàng hoá thông thương với hai quốc gia láng giềng. Các thị trường tài chính lập tức chao đảo. Giao dịch tiề.n tệ biến động. Cả đồng đôla Canada và peso của Mexico suy giảm.
Tất nhiên, cả Canada và Mexico đều không chấp nhận cảnh “ngồi im chịu trận”. Tổng thống Mexico Sheinbaum cảnh báo thuế quan của Mỹ sẽ làm mất hiệu lực của Hiệp định Mỹ-Canada-Mexico (USMCA) mà ba nước đã ký trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Bà Sheinbaum quả quyết Mexico sẽ phản ứng bằng “sự bình tĩnh và sáng suốt” với một danh sách các mặt hàng Mỹ sẽ bị áp mức thuế tương đương.
Trong khi đó, Canada đã tung ngay đòn trả đũa, cũng với mức thuế 25%, đối với 106,5 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ nước láng giềng và chia làm 2 giai đoạn. Các mặt hàng đầu tiên bị áp thuế bao gồm quần áo, giày, nước hoa, rượu, bia, trái cây, nước ép trái cây, dụng cụ thể thao, đồ gia dụng và nội thất.
Trước những phản ứng cứng rắn của hai nước láng giềng và việc lãnh đạo của hai nước này đã có các cuộc điện đàm thực tiếp với Tổng thống Trump, trong đó đưa ra một số cam kết nhằm xoa dịu các quan ngại của Mỹ, ông Trump đã quyết định lùi thời hạn áp thuế trong 30 ngày.
Như vậy trước mắt, ba nước Bắc Mỹ sẽ có thời gian một tháng để tiếp tục tìm thêm giải pháp nhằm ngăn ngừa cuộc chiến quan có thể thực sự đặt dấu chấm hết cho tự do thương mại ở Bắc Mỹ.
Không giống Mexico và Canada, chính quyền Tổng thống Trump chính thức áp thuế bổ sung 10% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 4/2, sớm hơn nhiều so với nhiệm kỳ đầu cách đây 8 năm. Đáp lại, ngày 4/2, Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc và Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố sẽ áp mức thuế 15% đối với than và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời áp thuế 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số dòng xe ô tô. Những mức thuế này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/2. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng thông báo nước này sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một số khoáng sản quan trọng như vonfram, tellurium, ruthenium, molypden và các sản phẩm liên quan, vì lý do bảo vệ lợi ích quốc gia. Trung Quốc cũng đưa hai công ty của Mỹ vào danh sách các thực thể không đáng tin cậy. Tân Hoa xã dẫn thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này cũng đã nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các mức thuế quan mới của Mỹ.
Kịch bản cùng thua
Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các nước đối tác sẽ là bên phải chịu các mức thuế quan nói trên, thực tế cho thấy các công ty và người tiêu dùng Mỹ mới là những đối tượng chịu gánh nặng thuế quan này. Các biện pháp thuế quan mới của ông Trump có nguy cơ phá vỡ chuỗi cung ứng tích hợp cao giữa ba nước Bắc Mỹ, vốn là nền tảng cho sức cạnh tranh của nền sản xuất Mỹ. Các công ty Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu giá rẻ từ Canada và Mexico. Việc áp thuế quan làm tăng chi phí sản xuất, khiến hàng hóa Mỹ kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp ô tô của Mỹ, với hơn 930.000 việc làm, là một ví dụ điển hình về tác động của chiến tranh thương mại. Các nhà sản xuất ô tô Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp linh kiện ở Canada và Mexico. Thuế quan làm tăng chi phí sản xuất ô tô, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty và giá bán cho người tiêu dùng. MEMA, hiệp hội các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô, cho biết thuế quan sẽ gây nguy hiểm cho hàng trăm nghìn việc làm, tăng chi phí cho người tiêu dùng và làm suy yếu chuỗi cung ứng tích hợp ở Bắc Mỹ. Bloomberg Economics chỉ ra rằng Canada và Mexico cung cấp hơn 80% một số linh kiện ô tô quan trọng cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ. Ông Kevin Nash, Giám đốc Tài chính (CFO) của Gentex, một công ty cung cấp công nghệ cho ngành ô tô, ước tính trong trường hợp xấu nhất, chi phí nguyên vật liệu từ Mexico sẽ tăng thêm từ 5-10 triệu USD.
Công ty nghiên cứu Trade Partnership Worldwide ước tính rằng các công ty Mỹ phải trả thêm 700 triệu USD tiề.n thuế mỗi ngày do các biện pháp thuế quan của ông Trump. Điều này ảnh hưởng đặc biệt đến các bang biên giới như Texas và North Dakota. Không những thế, các công ty Mỹ còn đối mặt với nguy cơ đồng USD mạnh lên, gây thêm áp lực lên lợi nhuận. Theo Bloomberg Intelligence, điều này “có thể dẫn đến sự suy yếu của giá cổ phiếu giống như những gì đã xảy ra vào năm 2018″ trong cuộc chiến thương mại đầu tiên mà ông Trump khởi xướng. Ông Jay Timmons, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia, cảnh báo thuế quan “đe dọa làm đảo lộn chính chuỗi cung ứng đã từng giúp ngành sản xuất của Mỹ cạnh tranh hơn trên toàn cầu”.
Tác động kinh tế của thuế quan không chỉ giới hạn ở ngành sản xuất. Các chuyên gia của Bloomberg Economics ước tính rằng động thái của ông Trump có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ giảm 1,2% và chỉ số lạm phát lõi tăng 0,7%. Mức thuế trung bình của Mỹ cũng được dự đoán sẽ tăng từ gần 3% hiện tại lên 10,7%. Ông James Knightley, chuyên gia kinh tế quốc tế của ING, chỉ ra rằng các hộ gia đình có thu nhập thấp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn do họ chi tiêu phần lớn thu nhập cho hàng hóa. Ông ước tính thuế quan sẽ khiến một gia đình bốn người Mỹ điển hình thiệt hại 3.342 USD.
Khách hàng lựa chọn mua đồ trong siêu thị ở Foster City, bang California, Mỹ ngày 15/5/2024. Ảnh: THX/TTXVNKhách
Việc áp thuế quan cũng làm tăng chi phí năng lượng cho người tiêu dùng Mỹ. Thuế quan đối với năng lượng nhập khẩu từ Canada, mặc dù thấp hơn so với các mặt hàng khác, vẫn góp phần làm tăng giá năng lượng. Giá xăng có thể tăng tới 50 xu/gallon ( 1 gallon = 3,78 lít) ở Trung Tây, vì Canada và Mexico cung cấp hơn 70% dầu thô nhập khẩu cho các nhà máy lọc dầu của Mỹ.
Thuế quan sẽ ảnh hưởng đến Canada và Mexico nhiều hơn nữa, vì thương mại chiếm khoảng 70% GDP của cả hai nền kinh tế. Hai quốc gia này đặc biệt phụ thuộc vào thương mại với Mỹ. Hơn 80% hàng xuất khẩu của Mexico bao gồm ô tô, máy móc, trái cây, rau quả và thiết bị y tế hướng tới Mỹ. Theo Bloomberg Economics, mức thuế quan bổ sung 25% đối với những hàng hóa này có thể khiến GDP của Mexico giảm khoảng 16%, trong đó ngành công nghiệp ô tô của Mexico phải chịu thiệt hại nặng nề. Mỹ là điểm đến cho gần 80% lượng ô tô sản xuất tại Mexico, tương đương khoảng 2,5 triệu xe/năm. Thuế cũng sẽ đ.e dọ.a ngành năng lượng của Mexico, khi Mỹ là nước tiếp nhận khoảng 60% lượng dầu xuất khẩu của Mexico. Đồng thời, Mexico là điểm đến hàng đầu cho dầu tinh chế xuất khẩu của Mỹ, đáp ứng hơn 70% nhu cầu trong nước. Thuế quan của Mỹ có thể sẽ khiến nhiên liệu đắt hơn, làm tăng giá xăng và gây sức ép lên nền kinh tế nói chung của Mexico. Canada cũng phải đối mặt với một thách thức tương tự. Mỹ mua hơn 70% hàng xuất khẩu của Canada. Với các mức thuế quan bổ sung trên, ngành năng lượng của Canada sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, vì nước này xuất khẩu 80% lượng dầu của họ sang Mỹ.
Mặt khác, Trung Quốc ít phụ thuộc vào Mỹ hơn và ít phụ thuộc vào thương mại nói chung. Trong 20 năm qua, quốc gia này đã liên tục giảm tầm quan trọng của thương mại đối với nền kinh tế của mình bằng chiến lược tăng cường sản xuất trong nước. Ngày nay, nhập khẩu và xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 37% GDP của Trung Quốc, so với hơn 60% vào đầu những năm 2000. Trong những năm gần đây, thương mại Mỹ-Trung đã suy giảm, đặc biệt là trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi thuế quan và kiểm soát xuất khẩu trước đây, như phụ tùng ô tô, máy chủ dữ liệu, đồ nội thất và chất bán dẫn. Thay vào đó, Trung Quốc đã tăng cường thương mại với các đối tác khác như Liên minh châu Âu (EU), Mexico và Việt Nam. Tỷ trọng của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu đã tăng khoảng 4% kể từ năm 2016, khi Tổng thống Trump mới nhậm chức trong nhiệm kỳ đầu, trong khi tỷ trọng của Mỹ giảm. Kết hợp lại, những yếu tố này sẽ làm giảm bớt cú sốc của mức thuế quan bổ sung 10% đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.
Cuộc chiến thương mại đầu tiên mà ông Trump khởi xướng trong nhiệm kỳ trước còn chưa thực sự kết thúc, thì cuộc chiến thứ hai đã bắt đầu. Đối đầu hay “ăn miếng, trả miếng” sẽ không phải là giải pháp lâu dài. Trên tất cả, giải pháp tốt nhất vẫn là việc cả Trung Quốc, Canada và Mexico đều phải tìm cách đối thoại thực chất với Mỹ. Theo kế hoạch, Hiệp định USMCA sẽ được xem xét lại vào năm 2026. Đây sẽ là cơ hội để Canada và Mexico phối hợp với nhau trong việc bảo vệ các điều khoản có lợi cho thương mại khu vực và đưa dòng chảy hàng hoá lưu thông tự do trở lại.
Còn Trung Quốc có lẽ sẽ thúc đẩy được đàm phán với Mỹ sớm hơn, nếu ông Trump thực hiện cam kết gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vòng 100 ngày nắm quyền đầu tiên. Việc Mỹ chỉ quyết định áp thuế bổ sung 10%, thay vì mức cao hơn hay lên tới 60% như đe doạ trước đó, đối với hàng hoá Trung Quốc cho thấy Mỹ chưa thực sự có ý định phát động “cuộc chiến toàn diện” với Trung Quốc. Nhà Trắng vẫn “để ngỏ cánh cửa” cho khả năng đàm phán với đối thủ lớn nhất của mình, cho dù đây sẽ không phải là những cuộc trao đổi dễ dàng.
Thuế quan của Mỹ và những hệ lụy về kinh tế
Các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump thông báo vào ngày 1/2 áp lên hàng nhập khẩu từ ba đối tác thương mại hàng đầu là động thái chưa từng có tiề.n lệ, châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại với những hậu quả nặng nề cho tất cả các bên liên quan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu họp báo tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Dưới đây là một số điểm chính về cách thức ảnh hưởng của những biện pháp thuế quan và tác động của chúng.
Quy mô thương mại chịu ảnh hưởng
Mỹ là một đối tác thương mại thiết yếu đối với ba quốc gia bị nhắm mục tiêu: Canada, Mexico và Trung Quốc. Tuy nhiên, tác động đối với các nước láng giềng trực tiếp của Mỹ sẽ lớn hơn so với Trung Quốc, cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tổng nhập khẩu của Mỹ từ Canada, Mexico và Trung Quốc đạt hơn 1.200 tỷ USD trong 11 tháng của năm 2024, tương đương hơn 40% tổng giá trị nhập khẩu của nước này.
Đối với Mexico và Canada, Mỹ là khách hàng lớn nhất. Số liệu của cơ quan thống kê mỗi nước cho thấy Mỹ chiếm tới 77% hàng hóa xuất khẩu của Mexico và 84% của Canada.
Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường Mỹ tương đối nhỏ hơn nhiều. Thống kê của hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu năm 2024 của nước này.
Về phần mình, Mỹ đã ghi nhận thâm hụt thương mại đáng kể với cả ba quốc gia trong 11 tháng của năm 2024: hơn 270 tỷ USD với Trung Quốc, 157 tỷ USD với Mexico và 55 tỷ USD với Canada.
Các quốc gia bị nhắm mục tiêu sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Với mức độ tiếp xúc lớn với thương mại Mỹ, Mexico dự kiến sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo công ty nghiên cứu thị trường Oxford Economics, thuế quan mới có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát ở Mexico tăng từ 4,2% hồi tháng 12/2024 lên 6%, trong khi đồng peso có thể suy yếu 7% và kéo theo rủi ro suy thoái.
Đối với Canada, nhà kinh tế trưởng Gregory Daco của công ty dịch vụ kiểm toán EY ước tính các mức thuế quan mới có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sụt giảm 2,7% trong năm nay và 4,3% trong năm tới so với mức dự kiến khi không có thuế quan. Chúng cũng làm tăng thêm áp lực lạm phát.
Với nền kinh tế Mỹ, tác động rõ ràng nhất sẽ liên quan đến giá cả. Phạm vi các sản phẩm bị ảnh hưởng là rất lớn - từ ô tô và quả bơ nhập khẩu từ Mexico, đến gia cầm và dầu mỏ từ Canada và điện thoại iPhone từ Trung Quốc.
Khi phải đối mặt với các khoản thuế bổ sung từ 10 - 25% đối với các sản phẩm này, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ chuyển ít nhất một phần chi phí tăng thêm cho người tiêu dùng.
Tax Foundation, một tổ chức tư vấn thường ủng hộ việc giảm thuế đã ước tính rằng thuế quan mới có thể làm giảm GDP của Mỹ khoảng 0,4% trong dài hạn. Chúng cũng khiến khoản chi tiêu trung bình của mỗi hộ gia đình Mỹ tăng thêm 830 USD trong năm nay.
Nhìn chung, các nhà phân tích cảnh báo rằng động thái của ông Trump có thể là phát sún.g đầu tiên trong một cuộc chiến thương mại toàn cầu mang tính hủy diệt. Nhà phân tích Paul Ashworth của công ty tư vấn Capital Economics dự đoán lạm phát ở Mỹ sẽ tăng vọt "nhanh hơn và lớn hơn" so với dự kiến ban đầu.
EY dự đoán lạm phát tại Mỹ sẽ tăng 0,7% trong quý đầu tiên trước khi các tác động bắt đầu giảm bớt. Một mô hình của EY cũng ước tính rằng kế hoạch thuế quan của ông Trump sẽ làm giảm tăng trưởng của Mỹ 1,5 điểm phần trăm trong năm nay.
Ngân hàng Barclays cũng ước tính các biện pháp thuế quan và các biện pháp trả đũa có thể tạo ra sự sụt giảm 2,8% đối với thu nhập của các công ty trong chỉ số S&P 500.
Các quốc gia bị ảnh hưởng đang phản ứng như thế nào?
Ba quốc gia nêu trên đã nhanh chóng phản ứng trước thông báo về thuế quan của ông Trump.
Canada phản ứng đầu tiên, công bố mức thuế quan 25% đối với các sản phẩm của Mỹ trị giá lên tới 155 tỷ CAD (106,6 tỷ USD). Thuế quan đối với lô sản phẩm đầu tiên trị giá 30 tỷ USD sẽ có hiệu lực vào ngày 4/2 (theo giờ địa phương).
Một số tỉnh của Canada đang thực hiện các biện pháp bổ sung. Thủ hiến của British Columbia đã yêu cầu các cửa hàng nhập khẩu đồ uống có cồn ngừng mua hàng từ các bang do đảng Cộng hòa quản lý. Trong trường hợp của Ontario, yêu cầu này áp lên bất kỳ đồ uống nào nhập khẩu từ Mỹ.
Về phía Trung Quốc, Bộ Thương mại cho biết nước này sẽ có "các biện pháp đối phó tương ứng để kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích của chúng ta". Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng "không có người chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại hoặc chiến tranh thuế quan".
Cả Bắc Kinh và Washington đều cho biết họ đã đệ đơn khiếu nại tranh chấp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong một tuyên bố gay gắt gần đây, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố sẽ áp dụng thuế quan trả đũa đối với các sản phẩm của Mỹ. Song bà chưa đưa ra chi tiết cụ thể.
Tổng thống Mexico ra lệnh đáp trả thuế quan của Mỹ Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã ra lệnh thực hiện các biện pháp đáp trả để bảo vệ lợi ích quốc gia, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico. Bà Claudia Sheinbaum phát biểu tại Mexico City, Mexico, ngày 3/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN Trong bài đăng trên mạng xã hội X...