Hiệu ứng ngoài kỳ vọng từ đợt thoái vốn Vinaconex
Phiên giao dịch cuối tuần ngay sau buổi đấu giá thoái vốn nhà nước tại Vinaconex thành công đã diễn ra ngoài dự đoán của các nhà đầu tư. “Liều ăn nhiều”, phe ủng hộ mua vào cổ phiếu VCG chờ đón sóng thoái vốn đang có vẻ thắng thế. Quan trọng là con sóng này sẽ kéo dài đến đâu?
Buổi đấu giá trọn lô cổ phần Vinaconex của SCIC và Viettel thành công ngoài mong đợi.
10h15 phút phiên giao dịch ngày 23/11, đã có 7,1 triệu cổ phiếu VCG khớp lệnh, mức kỷ lục từ trước tới nay. Chỉ 5 phút, hơn nửa triệu cổ phiếu VCG dư bán giá trần được quét sạch khiến không ít nhà đầu tư đặt lệnh chậm vài giây ngẩn ngơ vì kể từ sau 10h30 cung hàng đã cạn kiệt, bên bán thấy sức mua khí thế ào ào đã chùn tay.
Dư âm của phiên thoái vốn đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý nhà đầu tư. Từ hơn tháng trước, khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) rục rịch đưa thông tin thoái vốn tại Vinaconex ra thị trường, trên các chat room của nhà đầu tư, đã có ý kiến hỏi dò có nên mua vào cổ phiếu VCG đón sóng, thậm chí ngay cả khi thông tin mật được “bật mí” là định giá Vinaconex ở mức quanh 21.000 đồng/cổ phần, trong khi thị giá VCG trên sàn chỉ dao động 19.000 đồng/cổ phần, sức cầu trong các phiên cũng chưa có gì đột biến, thậm chí sau đó VCG còn bị đẩy xuống ngưỡng 17.000 đồng/cổ phần.
Những nhà đầu tư “đặt cược” vào đợt thoái vốn này đang thắng thế. Sức bền của con sóng này phụ thuộc vào sau cuộc đổi chủ, tương lai của Vinaconex sẽ ra sao, cũng như nguồn lực để tài trợ cho thương vụ lên tới hơn 7.000 tỷ đồng của “cá mập” An Quý Hưng.
Bên lề buổi đấu giá trọn lô cổ phần Vinaconex của SCIC và Viettel chiều 22/11, khi kết quả của cả 2 lô cổ phần được công bố với mức giá trúng vượt ngoài kỳ vọng cho lô cổ phần mang tính chi phối doanh nghiệp của SCIC, không ít cán bộ quản lý cấp trung của Vinaconex tỏ ra tâm tư. Họ lo rằng, nhà đầu tư mới vào doanh nghiệp sẽ “xé” tài sản bán ra để thu lợi, chứ không mặn mà gây dựng tên tuổi và thương hiệu Vinaconex vươn xa.
Tính toán một cách định lượng, giả định này không phải không có cơ sở khi tài sản của Vinaconex là khá lớn, trong đó có những “miếng ngon” như 50% quyền phát triển dự án Khu đô thị Bắc An Khánh với quỹ đất sạch chưa triển khai lên tới 200 ha. Đây là dự án có tiềm năng trở thành Phú Mỹ Hưng của Hà Nội, bên cạnh nhiều dự án thủy điện quy mô lớn như Ngòi Phát, Cửa Đạt…
Trò chuyện với báo chí, ông Đỗ Trọng Quỳnh, Tổng giám đốc Vinaconex vẫn tỏ ra tiếc nuối cho Vinaconex khi dưới “chiếc áo” doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối đã không thể xoay xở để mua lại toàn bộ quyền phát triển dự án Bắc An Khánh, cũng như các dự án mà các công ty con của Vinaconex thiếu nguồn lực triển khai buộc phải bán đi.
Dưới con mắt của một nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, tiềm năng của những dự án này, với quỹ đất lớn, sẽ đem lại khoản lợi nhuận cực lớn cho Vinaconex khi đưa vào triển khai và bán hàng. Năng lực triển khai dự án của Vinaconex thì có thừa.
Video đang HOT
Mặt khác, ông Quỳnh lại lạc quan hơn các cộng sự khi tin tưởng rằng, dưới tay nhà đầu tư mới, là các doanh nghiệp tư nhân năng động, Vinaconex sẽ có những bước phát triển rực rỡ hơn, mà bằng chứng có thể thấy rõ như chuyển biến tích cực ở Vinaconex Xuân Mai trước đây, nay là Xuân Mai Corp. Sau khi nhà đầu tư tư nhân vào nắm quyền chi phối, doanh nghiệp thoát lỗ, lãi lớn và liên tiếp đưa các dự án mới vào triển khai.
Có một kịch bản có thể tác động mạnh đến giá cổ phiếu VCG mà những nhà đầu tư tinh ý có thể nghĩ đến. An Quý Hưng chấp nhận mua VCG với giá 28.900 đồng/cổ phần. Số tiền họ bỏ ra cho thương vụ này lên tới hơn 7.000 tỷ đồng, đây là nguồn lực vượt quá khả năng tài chính của An Quý Hưng theo báo cáo tài chính gần nhất. Rất có khả năng, bên mua phải sử dụng vốn vay để thanh toán cho thương vụ.
Liệu cổ phiếu VCG có được sử dụng để margin cho mục đích này? Kịch bản này đã từng được một số nhà đầu tư cá mập sử dụng khi thâu tóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán và tạo ra những con sóng ngoài dự đoán của giới đầu tư.
Nhìn đi cũng phải nhìn lại, dẫu sao An Quý Hưng cũng không hẳn là một tên tuổi chói lọi. Nhà đầu tư này đã từng bỏ vốn lớn vào Vimeco, đơn vị thành viên của Vinaconex vài năm trước.
Tuy nhiên, các bên không mấy thuận hòa, có kỳ Đại hội đồng cổ đông đã xảy ra cự cãi căng thẳng. Giá cổ phiếu VMC của Vimeco có đợt tăng mạnh, nhưng cũng không duy trì được lâu, hoạt động doanh nghiệp cũng không có chuyển biến đáng kể.
Nếu “người quen” An Quý Hưng tiếp tục lặp lại lối mòn này tại Vinaconex, tâm lý người lao động rất có thể bị phân tán và Vinaconex mất sức mạnh cốt lõi. Vậy nên những tâm tư nói trên không hẳn không có cơ sở. Một tương lai tươi sáng cho Vinaconex trong trường hợp này là khó khả thi.
Anh Việt
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
1 cá nhân, 3 tổ chức dự chi khoảng 5.500 tỷ đồng để mua 57,7% vốn Vinaconex từ SCIC
Trong 3 tổ chức đăng ký mua trọn lô 254.901.153 cổ phần VCG do SCIC sở hữu có 1 tổ chức vừa được thành lập ngày 9/11/2018, có 1 tổ chức đang kinh doanh lỗ và có lỗ lũy kế.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông tin về việc HNX nhận được thông báo đăng ký mua cổ phần khối lượng lớn, 254.901.153 cổ phần của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
Theo đó, với mức giá khởi điểm 21.300 đồng/cổ phiếu, hiện có 1 nhà đầu tư cá nhân và 3 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua trọn gói lô gần 255 triệu cổ phần VCG. Tính theo giá khởi điểm, ước tính để có thể sở hữu trọn lô, nhà đầu tư đấu thành công phải chi ra ít nhất 5.430 tỷ đồng.
3 tổ chức đăng ký đấu giá đều là doanh nghiệp có quy mô vừa với mức vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng đến 360 tỷ đồng; có tổ chức vừa mới thành lập được vài ngày, có tổ chức đang kinh doanh thua lỗ và có lỗ lũy kế trên bảng cân đối tài sản.
Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân, ông Nguyễn Văn Đông đăng ký mua 254.901.153 cổ phần. Ông Đông sinh năm 1980, trú tại Thừa Thiên Huế. Trước giao dịch, ông Đông không nắm giữ cổ phần VCG.
Theo bản đăng ký, nguồn vốn để ông Đông mua lại lượng cổ phần nói trên là vốn tự có và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo việc tham gia đấu giá và thanh toán tiền trúng đấu giá đúng thời gian quy định.
Nhà đầu tư tổ chức, Công ty TNHH An Quý Hưng đăng ký mua 254.901.153 cổ phần tương đương tỷ lệ 57,71% vốn của Vinaconex. An Quý Hưng là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại Chương Mỹ, Hà Nội, vốn điều lệ 360 tỷ đồng do ông Nguyễn Xuân Đông và bà Đỗ Thị Thanh góp vốn.
Bản đăng ký thông tin cho biết, năm 2017, công ty An Quý Hưng tổng tài sản gần 1.000 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn 550 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu hơn 456 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Các chỉ tiêu tài chính của An Quý Hưng
An Quý Hưng là tổ chức đăng ký mua trọn lô cổ phiếu VCG của SCIC có tài chính lành mạnh và rõ ràng nhất trong 3 tổ chức đăng ký mua.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Thăng Long JTC có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, đăng ký kinh doanh tại toà nhà 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội do ông Nguyễn Duy Dũng, ông Trần Đức Thọ và ông Nguyễn Việt Hưng góp vốn. Đầu tư hạ tầng Thăng Long JTC cũng đăng ký mua 254.901.153 cổ phần tương đương 57,71% vốn điều lệ của Vinaconex.
Tại thời điểm kết thúc năm 2017, Thăng Long JTC có tài sản ngắn hạn hơn 55 tỷ đồng, tài sản dài hạn 202 tỷ đồng, tổng cộng nguồn vốn 257 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 237 tỷ đồng. Năm 2017, Thăng Long JTC lỗ 2,8 tỷ. Từ thông tin vốn chủ sở hữu cho thấy, Thăng Long JTC đang có lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán.
Các chỉ tiêu tài chính của Thăng Long JTC
Thăng Long JTC cho biết, nguồn vốn thực hiện mua lại 57,71% vốn VCG là vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động hợp lệ khác. Mục đích mua cổ phiếu và dự kiến kế hoạch hoạt động, kinh doanh sau khi mua cổ phiếu.
Công ty TNHH Đầu tư Star Invest có đăng ký kinh doanh tại Hoàn Kiếm, Hà Nội với vốn điều lệ 200 tỷ đồng do ông Đặng Thế Anh Đức làm giám đốc. Star Invest đăng ký mua trọn lô cổ phần Vinaconex mà SCIC đem đấu giá.
Công ty Star Invest mới thành lập ngày 9/11/2018 tức ngay trước thềm đăng ký mua đấu giá lần này và chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu VCG. Hiện nay, công ty đang thu xếp đủ nguồn tài chính phục vụ kế hoạch tham gia đấu giá lô cổ phần Vinaconex để đảm bảo việc tham gia đấu giá và thanh toán tiền trúng đấu giá đúng thời gian quy định.
HỒNG QUÂN
Theo bizlive.vn
Công ty của con trai ông Trịnh Văn Bô cùng 1 doanh nghiệp "lạ" tham gia đấu giá lượng cổ phiếu Vinaconex trị giá 2.000 tỷ đồng Viettel sẽ bán đấu giá trọn lô 21,28% cổ phần của Vinaconex vào ngày 22/11. Ông Trịnh Cần Chính là con trai của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô Ngày 22/11 tới đây, cả SCIC và Viettel sẽ cùng tổ chức bán đấu giá trọn lô toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại Tổng Công ty Vinaconex (VCG). Theo...