‘Hiệu ứng domino’ từ căng thẳng Nga-Ukraine đối với thị trường dầu mỏ
Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine đã đẩy giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh tuần qua, bên cạnh nhu cầu tiêu thụ “vàng đen” toàn cầu đang phục hồi nhanh hơn dự kiến, trong khi nguồn cung gặp khó khăn để theo kịp.
Các nhà phân tích lưu ý rằng nếu nguồn cung năng lượng bị xáo trộn trong cuộc xung đột tiềm tàng giữa Nga và Ukraine, tác động từ sự gián đoạn nguồn cung dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sẽ ảnh hưởng tới nhiều khu vực trên thế giới, thậm chí trong kịch bản tồi tệ nhất có thể gây ra một đợt suy thoái mới.
“Hiệu ứng domino”
Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal thuộc Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong những phiên giao dịch gần đây, các nhà đầu tư đã đặt cược rất lớn vào khả năng giá dầu tiến tới ngưỡng 100 USD/thùng trên thị trường kỳ hạn. Giới đầu cơ dầu mỏ thậm chí còn đẩy mạnh hoạt động mua vào, khiến các hợp đồng dầu tương lai có thời điểm vượt ngưỡng 95 USD/thùng, đánh dấu mức cao kỷ lục của 8 năm qua.
Nguyên nhân tức thì ảnh hưởng tới tâm lý của thị trường là nguy cơ xung đột leo thang giữa Moskva và Kiev, cho dù phía Nga luôn bác bỏ kế hoạch triển khai hành động quân sự. Nga là một trong những siêu cường năng lượng và là nhà sản xuất dầu mỏ, khí đốt và than đá có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới. Đặc biệt, châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn khí đốt xuất khẩu của Nga, và do đó đây được coi là “quân bài” chiến lược nếu Nga muốn trả đũa bất kỳ lệnh trừng phạt nào của phương Tây trong cuộc khủng hoảng với Ukraine.
Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine thực tế chính là “hiệu ứng domino” trên thị trường năng lượng, khi dầu mỏ đang bước vào chu kỳ tăng giá do nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu phục hồi. Kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng trở lại giai đoạn hậu dịch COVID-19, hoạt động đi lại của người dân dần bình thường hóa và tất nhiên kéo theo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tăng.
Trong khi đó, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu liên minh (còn gọi là nhóm OPEC ) hiện vẫn duy trì hạn ngạch sản xuất. Bản thân Nga cũng đóng vai trò mang tính chủ chốt và có tiếng nói quan trọng trong nhóm OPEC . Liên minh này đang kiểm soát nguồn cung dầu mỏ một cách “thận trọng” bất chấp nhu cầu toàn cầu thay đổi và sức ép yêu cầu tăng sản lượng từ Mỹ.
Giữa bối cảnh đó, chuyên gia phân tích Rebecca Babin tại CIBC Private Wealth cho rằng thị trường lo ngại về khả năng Nga tấn công Ukraine suốt nhiều tuần qua, song hầu hết tin rằng nó sẽ không xảy ra hoặc ít nhất là sau Thế vận hội Olympic Mùa đông. Điểm mấu chốt đối với giá dầu thô nằm ở việc Mỹ và các đồng minh có trừng phạt Nga hay không. Đó là điều cuối cùng sẽ xác định nguồn cung dầu thô bị ảnh hưởng như thế nào.
Vấn đề khó xác định giải pháp
Video đang HOT
Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên Biển Caspi. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc giá “vàng đen” tăng nhanh dựa trên những đồn đoán, cho thấy mức độ chặt chẽ của các nguyên tắc cơ bản trên thị trường dầu mỏ hiện tại. Nhu cầu ngày càng tăng cùng với lượng hàng tồn kho thấp và nguồn cung mới hạn chế đang làm dấy lên tâm lý bất an trên thị trường.
Cũng có quan điểm cho rằng Mỹ và phương Tây đứng trước quyết định khó khăn nếu áp đặt trừng phạt Moskva. Trong kịch bản Washington trừng phạt xuất khẩu dầu mỏ của Nga giống như cách đã làm với Iran thì đây sẽ là đòn giáng mạnh vào nguồn thu của Nga. Bởi lẽ xuất khẩu dầu chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu và 30% giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga.
Tuy nhiên, đây là con dao hai lưỡi khi giá dầu và khí đốt tự nhiên hiện đã quá cao ở Mỹ và châu Âu, nên khả năng trừng phạt xuất khẩu dầu của Nga rồi nguồn cung bị kiềm chế thêm sẽ khiến thị trường năng lượng càng trở nên mất kiểm soát.
Hệ quả xa hơn, người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho hóa đơn năng lượng và điện, đồng thời giá phân bón và giá lương thực cũng sẽ chạm tới các mức cao kỷ lục và làm gia tăng áp lực lạm phát.
Tại châu Âu, mối đe dọa về nguy cơ leo thang quân sự ở Ukraine đang tác động lớn đối với thị trường khí đốt. Khả năng Nga chủ đích cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang châu Âu là không cao, bởi điều này cũng không có lợi trên phương diện tài chính đối với Moskva. Nga hiện cung cấp cho châu Âu hơn 1/3 nhu cầu khí đốt tự nhiên hàng năm và xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng/ngày (gồm cả dầu thô và chế phẩm dầu mỏ) sang các quốc gia châu Âu. Ngoài ra, báo cáo của Ngân hàng đầu tư JPMorgan cho thấy, khoảng 70% khí đốt của Nga được vận chuyển tới châu Âu bằng đường ống và khu vực này phụ thuộc rất nhiều vào việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine.
Thậm chí, theo dự đoán của ông Natasha Kaneva, người phụ trách chiến lược hàng hóa toàn cầu của JPMorgan, giá dầu có thể dễ dàng tăng lên đến 120 USD/thùng, nếu hoạt động xuất khẩu dầu của Nga bị gián đoạn bởi tình hình căng thẳng với Ukraine, trong bối cảnh năng lực sản xuất dư thừa ở các khu vực khác đều đang ở mức thấp.
Tình hình Ukraine đã làm nổi bật sự phụ thuộc của “lục địa già” vào nguồn khí đốt tự nhiên của Nga, cũng như những nỗ lực của châu Âu trong vài tuần qua để đảm bảo các lựa chọn thay thế trong trường hợp bị cắt nguồn cung. Dù đã cố gắng, song châu Âu cũng không thể tìm được nhà thay thế ngay lập tức. Nếu tất cả các dòng khí ngừng hoạt động, kho chứa khí đốt hiện có của châu Âu sẽ cạn kiệt sau 6 tuần. Vì vậy, bất kỳ sự gián đoạn tiềm tàng nào đối với các đường ống có thể dẫn đến sự hỗn loạn năng lượng ở châu Âu và lan ra thị trường khí đốt và điện năng toàn cầu.
Khó có thể biết chính xác thời điểm giá dầu đạt đỉnh nếu căng thẳng Nga-Ukraine không sớm “hạ nhiệt”, và cho đến lúc đó loại hàng hóa này vẫn tiềm ẩn sự biến động mạnh mẽ, giống như những đợt tăng giá đột biến vừa qua. Bất chấp các nỗ lực chuyển đổi cán cân năng lượng, thế giới hiện vẫn phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch về trung hạn. Trong bối cảnh nguồn cung dầu mỏ bị giới hạn, việc xử lý cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine mà không gây ra áp lực đối với các thị trường hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là dầu thô và khí đốt, sẽ là thách thức lớn đối với Nga và phương Tây.
Thiếu nguồn cung từ Việt Nam, giá một loại quả ở Trung Quốc tăng vọt, lại còn khan hiếm
Theo freshplaza.com, giá thanh long tại Trung Quốc đã tăng đáng kể sau khi nguồn cung từ Việt Nam bị hạn chế do việc siết kiểm soát xuất nhập khẩu để phòng chống dịch Covid-19.
Hạn chế nhập từ Việt Nam, giá thanh long tại Trung Quốc tăng cao
Cụ thể, theo thông tin từ freshplazacom, giá thanh long tại Trung Quốc lên đến 10-12 nhân dân tệ/kg, tương đương 35.642- 42.770 đồng/kg, cao hơn 2 nhân dân tệ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thực tế, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đến 90% sản lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam, thời điểm quý I hàng năm, Trung Quốc thường tăng tốc mua thanh long từ Việt Nam để phục vụ Tết Nguyên đán.
Đơn cử như quý I/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc đạt 301,8 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong năm 2021, giá trị xuất khẩu thanh long đạt khoảng 1 tỉ USD, chiếm khoảng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng của trái thanh long.
Ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit (Long An) nhận xét, Việt Nam có lợi thế rất lớn nhờ gần thị trường lớn 1,4 tỉ dân và có khả năng chi trả cao.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đến 90% sản lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam. Trong ảnh: Một điểm sơ chế thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Ảnh: Báo Bình Thuận.
"Chúng ta xuất khẩu thanh long sang 50 nước không bằng lượng xuất qua Trung Quốc, có thị trường xuất khẩu cả năm không bằng bán cho Trung Quốc trong 2 ngày" - ông Huy nói.
Có một vấn đề đáng lưu ý là hiện nay Trung Quốc cũng đang mở rộng diện tích trồng thanh long. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến năm 2020, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc là khoảng 35.555 ha, tăng hơn 10 lần trong vài năm gần đây.
Điều này cũng có thể khiến thanh long Việt Nam chịu tranh tranh gay gắt hơn ở thị trường này.
Tăng cường tiêu thanh long ở thị trường nội địa, giảm phụ thuộc Trung Quốc
Trước việc xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc gặp khó khăn, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị chính quyền các địa phương phối hợp với Bộ Công Thương và bộ ngành liên quan xây dựng phương án tiêu thụ đối với sản lượng thanh long trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường kết nối cung cầu, vận động hệ thống phân phối, tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ thanh long trong chuỗi cung ứng cũng như chú trọng, giới thiệu, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm.
Tăng cường quản lý chặt chẽ để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn theo yêu cầu phòng chống dịch Covid - 19 từ khâu trồng, thu mua, bao gói, phân loại tới khâu vận chuyển để xuất khẩu.
Hướng dẫn UBND các tỉnh rà soát tình hình sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu mà đặc biệt là nhóm hàng trái cây để có định hướng điều tiết sản lượng thu hoạch trong bối cảnh dịch bệnh nhiều khả năng còn diễn biến phức tạp, tiêu thụ qua biên giới có thể còn gặp khó khăn.
Chỉ đạo doanh nghiệp chế biến rau quả tăng cường thu mua lượng thanh long tươi hiện đang tồn đọng tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang... để chế biến thành sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh thông tin tới thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn về việc phía Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long, đề nghị các thương nhân, doanh nghiệp tạm dừng đưa hàng lên biên giới để tránh phát sinh thêm thiệt hại.
Hướng dẫn nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và điều tiết tiến độ thu hoạch phù hợp cho tới khi hoạt động thông quan tại biên giới trở lại bình thường.
Nông nghiệp Việt Nam: Thích ứng linh hoạt trước thách thức Năm 2021, thiên tai, dịch bệnh "vây bủa", đặc biệt dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản và khiến giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, nhờ thích ứng linh hoạt trước những thách thức mới, ngành Nông nghiệp đã đạt...