Hiệu trưởng, tổ trưởng,… khi thôi chức vụ có thể được bảo lưu phụ cấp 6 tháng
Nếu không còn giữ chức vụ lãnh đạo như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thì vẫn được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong 6 tháng.
Hiện nay, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục từ mầm non, phổ thông đến cả bậc đại học khi nhận nhiệm vụ thì được bổ nhiệm chức vụ theo phân cấp quản lý và được hưởng phụ cấp chức vụ theo vị trí công việc, cấp học tương ứng.
Tương tự, khi không còn thực hiện nhiệm vụ thì sẽ không hưởng phụ cấp chức vụ, tuy nhiên trong một số trường hợp khi thôi nhiệm vụ vẫn được tiếp tục được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến 6 tháng.
Trong bài viết này, sẽ phân tích và làm rõ các trường hợp được hưởng phụ cấp chức vụ, hệ số phụ cấp và trường hợp nào được bảo lưu phụ cấp chức vụ.
Phụ cấp chức vụ cho cán bộ quản lý tại trường phổ thông
Tại các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông thì thành phần được hưởng phụ cấp chức vụ là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn với hệ số phụ cấp chức vụ như sau:
Tại trường trung học phổ thông
Hiệu trưởng: Trường hạng I phụ cấp chức vụ 0,70; Trường hạng II phụ cấp chức vụ 0,60; Trường hạng III phụ cấp chức vụ 0,45;
Phó hiệu trưởng: Trường hạng I phụ cấp chức vụ 0,55; Trường hạng II phụ cấp chức vụ 0,45; Trường hạng III phụ cấp chức vụ 0,35;
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) phụ cấp chức vụ 0,25;
Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) phụ cấp chức vụ 0,15.
Tại trường trung học cơ sở
Hiệu trưởng: Trường hạng I phụ cấp chức vụ 0,55; Trường hạng II phụ cấp chức vụ 0,45; Trường hạng III phụ cấp chức vụ 0,35;
Phó hiệu trưởng: Trường hạng I phụ cấp chức vụ 0,45; Trường hạng II phụ cấp chức vụ 0,35; Trường hạng III phụ cấp chức vụ 0,25;
Video đang HOT
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) phụ cấp chức vụ 0,2;
Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) phụ cấp chức vụ 0,15.
Hiệu trưởng, tổ trưởng,… khi thôi chức vụ có thể được bảo lưu phụ cấp chức vụ 6 tháng. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: Lã Tiến)
Tại trường tiểu học, mầm non
Hiệu trưởng: Trường hạng I phụ cấp chức vụ 0,5; Trường hạng II phụ cấp chức vụ 0,4; Trường hạng III phụ cấp chức vụ 0,3;
Phó hiệu trưởng: Trường hạng I phụ cấp chức vụ 0,4; Trường hạng II phụ cấp chức vụ 0,3; Trường hạng III phụ cấp chức vụ 0,25;
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) phụ cấp chức vụ 0,2;
Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) phụ cấp chức vụ 0,15.
Hạng trường hiện nay thì cấp tiểu học đến trung học phổ thông trường Hạng I từ 28 lớp trở lên (vùng núi, sâu, hải đảo 19 lớp trở lên); Hạng II từ 28-27 lớp (vùng núi, sâu, hải đảo từ 10 – 18 lớp); Hạng III dưới 18 lớp (vùng núi, sâu, hải đảo dưới 10 lớp).
Đối với nhà trẻ hạng I có 50 trẻ trở lên, hạng II dưới 50 trẻ;
Đối với trường mầm non thì trường hạng I có 9 nhóm, lớp trở lên (ở vùng núi, vùng sâu, hải đảo có 6 nhóm, lớp trở lên); trường hạng II có dưới 9 nhóm, lớp (ở vùng núi, vùng sâu, hải đảo có dưới 6 nhóm, lớp.
Trường hợp nào thôi hưởng phụ cấp chức vụ được bảo lưu phụ cấp chức vụ 6 tháng?
Phụ cấp chức vụ là phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì giáo viên là viên chức và theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV và được sửa đổi bởi khoản 1 mục II Thông tư 83/2005/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
” II. Nguyên tắc và các trường hợp được hưởng, thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Trường hợp 1: Nếu tiếp tục làm cán bộ quản lý (có phụ cấp chức vụ) thì:
Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.
Như vậy, nếu cán bộ quản lý trường học được điều động, luân chuyển, biệt phái,… đến cơ sở khác mà có hệ số phụ cấp chức vụ cao hơn thì được hưởng phụ cấp chức vụ cao hơn kể từ ngày quyết định, nếu có hệ số phụ cấp chức vụ thấp hơn mức hiện hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ cũ trong thời gian 6 tháng, từ tháng thứ 7 trở đi hưởng phụ cấp chức vụ theo quyết định mới.
Trường hợp 2: Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm):
Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành;
Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là thôi giữ chức danh lãnh đạo), thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số cũ sang hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới của chức danh lãnh đạo đã đảm nhiệm tại thời điểm thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu (trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới kể từ ngày thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu).
Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.
Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp tại các trường hợp nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Như vậy, nếu không còn giữ chức vụ lãnh đạo như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn không phải do bị kỷ luật cách chức; kỷ luật miễn nhiệm; kỷ luật bãi nhiệm; không bỏ nhiệm lại (hết nhiệm kỳ hoặc không được tín nhiệm) thì vẫn được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 6 tháng nếu không còn giữ chức vụ lãnh đạo, từ tháng thứ 7 trở lên mới thôi hưởng phụ cấp chức vụ.
Ông Lê Vinh Danh nhận lương hơn nửa tỷ đồng mỗi tháng
Thông tin từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong tháng 9/2020, ông Lê Vinh Danh nhận lương 556 triệu đồng, trợ lý của ông Danh nhận lương 255 triệu đồng.
Hiệu trưởng hơn nửa tỷ/tháng, trợ lý hiệu trưởng gấp 11 lần viên chức giảng dạy
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong công tác quản lý hành chính, tài sản, ông Lê Vinh Danh có một số vi phạm nghiêm trọng. Cụ thể như duyệt chi khoản tiền hơn 14,62 tỷ đồng không đúng quy định; sử dụng hơn 10 tỷ đồng tiền lãi từ nguồn cho vay của Tổng Liên đoàn trích lập các quỹ không đúng mục đích vay; không phản ánh đầy đủ thông tin trên sổ sách kế toán.
Ông Lê Vinh Danh.
Đặc biệt việc chi trả lương, thu nhập cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường ĐH Tôn Đức Thắng chưa đảm bảo công khai, minh bạch, có chênh lệch lớn trong phân phối thu nhập giữa hiệu trưởng, trợ lý hiệu trưởng với các phó hiệu trưởng và phần lớn cán bộ, giảng viên, nhân viên.
Theo đó lương bình quân tháng 9/2020 của nhà trường đối với viên chức giảng dạy là hơn 23,7 triệu đồng, lương bình quân của viên chức hành chính là hơn 22,5 triệu đồng. Còn lương bình quân của lao động giản đơn là hơn 13,4 triệu đồng.
Trong khi đó, lương tháng 9 của của ông Lê Vinh Danh là hơn 556 triệu đồng, của trợ lý hiệu trưởng là hơn 255 triệu đồng, còn lương của người được giao phụ trách trường là hơn 72,7 triệu đồng.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng không có quyết định mức chi, tiêu chuẩn và định mức sử dụng xe ô tô, tiêu chuẩn và định mức về nhà làm việc...
Nhiều sai phạm trong công tác tài chính
Cũng theo Tổng LĐLĐ Việt Nam với trách nhiệm là hiệu trưởng, Trưởng Ban Quản lý dự án, ông Lê Vinh Danh đã ban hành hướng dẫn về quy trình đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản của trường không đúng quy định pháp luật về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.
Thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, đấu thầu, chỉ định thầu, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng không đảm bảo quy hoạch, thầm quyền, thủ tục theo quy định.
Chỉ định thầu và ký hợp đồng với Công ty không có năng lực, có nguy cơ gây ra tổng giá trị thiệt hại cho trường số tiền khoảng hơn 29,9 tỷ đồng. Ông Danh giao cho Trung tâm tư vấn và kiểm định xây dựng (đơn vị thuộc Trường) giám sát các công trình của trường nhưng không có chứng chỉ hoạt động xây dựng và một số vi phạm khác về trình tự, thủ tục khi chuẩn bị, triển khai các dự án. Không bàn bạc, thống nhất trong Đảng ủy, Hội đồng trường khi dự kiến đầu tư 2 dự án tại tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo kết luận của Tổng Liên đoàn, ông Danh cũng tự quyết định, phê duyệt việc chi số tiền hơn 1,6 tỷ đồng cho 2 dự án này mà không thông qua Hội đồng trường.
Ngoài ra, chỉ định thầu của hạng mục mua sắm trang thiết bị Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan trị giá hơn 22,3 tỷ đồng không đúng quy định Luật Đấu thầu...
Hiệu trưởng buộc phải lắng nghe ý kiến phê bình của giáo viên Đó là một trong những trách nhiệm của hiệu trưởng được nêu trong thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành. Thông tư này hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: dân chủ trong cơ sở...