Hiệu trưởng ở TP.HCM bỏ ngoài sổ sách kế toán hơn 735 triệu đồng
Việc hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Văn Ơn ( quận Tân Bình, TP.HCM) để ngoài sổ sách kế toán hơn 735 triệu đồng là vi phạm luật Hình sự.
UBND quận Tân Bình, Phòng GD&ĐT Tân Bình, TP.HCM, vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động tài chính tại trường Tiểu học Trần Văn Ơn.
Theo đó, nhân sự phụ trách công tác tài chính, kế toán của trường thay đổi nhiều lần, quá trình bàn giao chưa đúng quy định.
Phụ huynh trường Tiểu học Trần Văn Ơn từng nhiều lần yêu cầu trường đối thoại về tài chính của trường. Ảnh: N.S.
Trong quá trình quản lý, sử dụng tài chính, bà Nguyễn Thị Hồng Yến – Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Văn Ơn – đã để ngoài sổ sách kế toán, trực tiếp quản lý, sử dụng các khoản thu như sổ liên lạc điện tử, Anh văn tự chọn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn học sinh.
“Với tổng số tiền 735.591.260 đồng để ngoài sổ sách kế toán là vi phạm điểm c Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự năm 2015, bổ sung tại điểm k khoản 1 điều 2 Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự năm 2017″, trích kết luận thanh tra.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc trực tiếp quản lý, sử dụng khoản thu để ngoài sổ sách kế toán, bà Yến đã vi phạm hai trong số những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 3 và khoản 7 điều 13 Luật Kế toán 2015.
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn có nhiều sai phạm trong công tác hạch toán kế toán, bao gồm hạch toán không đầy đủ, sai số liệu theo nghiệp vụ tài chính phát sinh, không thực hiện báo cáo quyết toán ngân sách năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, báo cáo lao động tiền lương quý I và quý II năm 2020…
Trường còn hạch toán không đúng quy định các nghiệp vụ tài chính phát sinh như trả lại tiền thừa cho học sinh, truy lĩnh lương, hoàn trả tiền thu hộ, chi hộ…
Tại thời điểm thanh tra, hiệu trưởng chưa ký, đóng dấu theo quy định các sổ kế toán năm 2019. Bà Yến giải trình “do kế toán không trình ký”. UBND quận Tân Bình kết luận điều này cho thấy bà Yến thiếu trách nhiệm của người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán.
Các khoản thu hộ, chi hộ tại trường Tiểu học Trần Văn Ơn cũng có nhiều vấn đề. Với các khoản thu theo thỏa thuận năm học 2018-2019, trường không thỏa thuận với cha mẹ học sinh việc trích để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong hai năm học 2018-2019 và 2019-2020, trường không thỏa thuận với phụ huynh cách xử lý khoản tiền thừa do thu lớn hơn chi. Theo kết luận thanh tra, số tồn cuối học kỳ II năm học 2018-2019 ở các khoản thu hộ, chi hộ hơn 117 triệu đồng. Con số này ở năm học 2019-2020 là hơn 265 triệu đồng.
Trong khi đó, đến thời điểm thanh tra, trường trả cho phụ huynh 58,7 triệu đồng tiền dư năm học 2018-2019, số còn lại chưa được xử lý, đang gửi trong tài khoản ở kho bạc Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Hồng Yến trả tiền thừa hai năm học gần nhất theo yêu cầu của phụ huynh, không thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và không đúng.
Ngoài bà Yến, bà Huỳnh Thị Kim Phương, nguyên kế toán nhà trường, thủ quỹ Tô Thị Thanh Tâm, kế toán Vũ Thị Chi cũng có sai phạm.
Trước các sai phạm tại trường Tiểu học Trần Văn Ơn, UBND quận Tân Bình giao thanh tra quận phối hợp phòng GD&ĐT, phòng Tài chính – Kế toán tiếp tục làm rõ số tiền bà Nguyễn Thị Hồng Yến để ngoài sổ sách gây thiệt hại cho đơn vị kế toán, báo cáo đề xuất chủ tịch UBND quận xử lý.
Bà Yến, bà Phương, bà Tâm có trách nhiệm nộp lại trường số tiền từ các sai phạm.
Như Zing đã phản ánh, trong hai năm gần đây, phụ huynh trường Tiểu học Trần Văn Ơn nhiều lần lên trường phản ánh, đề nghị công khai thu, chi, yêu cầu bà Yến trả lại tiền thừa từ năm học 2017-2018 đến nay.
Ngày 30/6, khoảng 20 phụ huynh kéo băng rôn lên trường, yêu cầu đối thoại. Theo yêu cầu của Phòng GD&ĐT quận Tân Bình, thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh, ngày 6/7, trường Tiểu học Trần Văn Ơn công khai danh sách hoàn trả các khoản tiền thu theo thoả thuận. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn chưa đồng thuận với quyết định của trường.
Ngày 10/9, bà Nguyễn Thị Hồng Yến bị đình chỉ công tác hiệu trưởng 90 ngày để phục vụ thanh tra các khoản thu, chi của trường trong nhiều năm.
Thu nhầm tiền học thêm, hiệu trưởng phải xin lỗi phụ huynh
Liên quan đến thu tiền học thêm của các em học sinh khối THCS trường Chu Văn An, thị trấn Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, ông Đỗ Văn Chương, Hiệu trưởng nhà trường phải xin lỗi tới các phụ huynh vì thu nhầm...
Thực hiện Quyết định số 45/2012- QĐ/UBND ngày 10-9-2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Cụ thể, khối 6, 7 nhà trường thu 160.000 đồng/tháng và khối 8, 9 thu 180.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, tại trường THCS Chu Văn An, thị trấn Đắk Hà trong niên học 2016-2017 đã thu nhầm 1 học kỳ với khối 6, 7 mức 180.000 đồng/tháng và khối 8, 9 mức 200.000 đồng/tháng.
Trường THCS Chu Văn An, thị trấn Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo PL&XH, tại thời điểm nhà trường thu nhầm số tiền trên có khoảng 930 em học sinh các khối đều tham gia khóa học thêm, trên thực tế nhà trường chỉ được phép thu theo quyết định số 45/2012- QĐ/UBND ngày 10-9-2012 của UBND tỉnh Kon Tum. Như vậy, việc thu vượt quá số tiền quy định trên của nhà trường đã làm không ít phụ huynh có con học tại đây bức xúc.
Ông Đỗ Văn Chương - Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An cho biết: "Về việc thu tiền học thêm nhầm, cá nhân tôi đã xin lỗi tới phụ huynh. Vấn đề này cũng được Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Đắk Hà phát hiện và đang xử lý. Niên học 2016-2017, nhà trường đã thu nhầm số tiền nói trên, sau này khi phụ huynh phản ánh thì chúng tôi điều chỉnh lại mức theo quy định".
Liên quan đến khoản thu nói trên, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, kế toán nhà trường cho hay: "Số tiền thu nhầm là do quá trình bản thân mình soạn thảo văn bản nhầm".
Có nên tồn tại trường tiểu học chỉ trên dưới 10 lớp? Đừng vì sợ ghép trường sẽ khó quản lý giáo viên, sợ chất lượng giảng dạy và học tập sẽ giảm sút để mãi duy trì những trường học có quy mô nhỏ như hiện nay. Trước đây, học sinh đi học chủ yếu là đi bộ hoặc sang lắm cũng chỉ là chiếc xe đạp cút kít, cà tàng. Hiện nhiều địa...