Hiệu trưởng buộc phải lắng nghe ý kiến phê bình của giáo viên
Đó là một trong những trách nhiệm của hiệu trưởng được nêu trong thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: dân chủ trong cơ sở giáo dục; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
Thông tư áp dụng đối với hiệu trưởng hoặc giám đốc, nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học trong các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục thường xuyên; trường trung cấp/ cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học cùng các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Mục đích nhằm tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phòng chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền.
Hiệu trưởng có trách nhiệm lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Theo đó, trách nhiệm của hiệu trưởng là phải thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học theo quy định của pháp luật.
Phải lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học. Khi nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể phải bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.
Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ sở giáo dục.
Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ sở giáo dục.
Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục và người có hành vi trả thù, trù dập nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Đặc biệt phải gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh phòng chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai lệch sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác trong cơ sở giáo dục.
Những việc hiệu trưởng phải công khai
Ngoài ra, thông tư cũng nêu rõ những việc hiệu trưởng phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động biết.
Trong đó có kinh phí hoạt động hằng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hằng năm; tài sản, trang thiết bị; kết quả kiểm toán của cơ sở giáo dục;
Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; quyết định bổ nhiệm, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, thăng
hạng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động; việc đánh giá, xếp loại, hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc;
Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ sở giáo dục đã được kết luận; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục cũng phải được công khai.
Kể cả kết quả tiếp thu ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của hiệu trưởng đưa ra lấy ý kiến nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động.
Những việc giáo viên được tham gia ý kiến
Thông tư cũng nêu rõ những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học tham gia ý kiến trước khi hiệu trưởng ra quyết định
Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia ý kiến như: Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân;
Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động;
Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động;
Nhà giáo được góp ý về kế hoạch tuyển dụng trước khi hiệu trưởng quyết định
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, trong đó có quy định những việc nhà giáo và người học tham gia ý kiến trước khi hiệu trưởng quyết định.
Giáo viên sẽ có quyền tham gia góp ý nhiều nội dung trước khi hiệu trưởng ra quyết định tuyển dụng - ẢNH VÂN NGỌC
Nhiều việc nhà giáo và người học được góp ý
Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập quy định những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia ý kiến, bao gồm: chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược, định hướng phát triển của cơ sở giáo dục.
Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng của cơ sở giáo dục; tổ chức phong trào thi đua của cơ sở giáo dục; báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ sở giáo dục.
Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Đáng chú ý, nhà giáo còn được tham gia góp ý về kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động trước khi hiệu trưởng quyết định.
Ngoài ra, nhà giáo có quyền góp ý về việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động; các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục.
Theo thông tư này, những việc người học tham gia ý kiến bao gồm: kế hoạch giáo dục và đào tạo hằng năm của cơ sở giáo dục; những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định; chế độ chính sách của nhà nước; nội quy, quy định của cơ sở giáo dục có liên quan đến người học.
Ngoài ra, người học còn có quyền góp ý về tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong cơ sở giáo dục có liên quan đến người học.
Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung hoạt động, các cơ sở giáo dục áp dụng những hình thức góp ý như: tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người đại diện với hiệu trưởng; thông qua hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động của cơ sở giáo dục; thông qua đối thoại tại cơ sở giáo dục.
Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học tham gia ý kiến; thông qua hộp thư điện tử của đơn vị để nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học tham gia ý kiến.
Hiệu trưởng phải công khai những việc gì?
Thông tư quy định những việc phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động biết, như: chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục; các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục.
Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần; kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược định hướng phát triển của cơ sở giáo dục; kinh phí hoạt động hằng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hằng năm; tài sản, trang thiết bị; kết quả kiểm toán của cơ sở giáo dục.
Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; quyết định bổ nhiệm, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, thăng hạng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động; việc đánh giá, xếp loại, hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc.
Bên cạnh đó, hiệu trưởng còn phải công khai các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ sở giáo dục đã được kết luận; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục.
Kết quả tiếp thu ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của hiệu trưởng đưa ra lấy ý kiến nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động quy định tại điều 11 của thông tư này; văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ sở giáo dục.
Việc công khai tại các cơ sở giáo dục áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai như: niêm yết tại cơ sở giáo dục; thông báo tại hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của cơ sở giáo dục; thông báo tại đối thoại của cơ sở giáo dục; thông báo bằng văn bản gửi toàn thể nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động.
Thông báo cho trưởng các đơn vị trực thuộc và thuộc cơ sở giáo dục và yêu cầu đơn vị thông báo đến nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động làm việc trong các đơn vị đó; thông báo bằng văn bản đến cấp ủy, ban chấp hành công đoàn cơ sở giáo dục; đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục.
Các quy định liên quan đến việc học tập của người học phải được cơ sở giáo dục công khai theo các hình thức phù hợp với nội dung, phương thức, đối tượng, quy mô giáo dục, đào tạo.
Giáo viên phải biết tiêu chí đánh giá mới để khỏi bị... cắt hợp đồng Những viên chức tuyển dụng trước 1/7/2020 đủ điều kiện được ký hợp đồng không thời hạn, nhưng không có nghĩa không bị cắt hợp đồng. Sau ngày 1/7/2020 trong trường học không còn công chức mà chỉ còn viên chức vì hiệu trưởng từ công chức nay sẽ chuyển đổi thành viên chức. Những viên chức tuyển dụng trước 01/7/2020 đủ điều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột

Công an tạm giữ xe đạp điện để điều tra sau khi làm việc với mẹ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Hủy quyết định không khởi tố, vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long sẽ được lật lại ra sao?

Toàn cảnh vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa
Có thể bạn quan tâm

Bạn gái tiền đạo ĐT Việt Nam diện bikini đầy quyến rũ
Sao thể thao
08:21:29 06/05/2025
Có lương hưu 15 triệu, tôi giả nghèo đến nhà con trai, nhưng một việc làm của con dâu khiến tôi bỏ đi ngay lập tức
Góc tâm tình
08:15:26 06/05/2025
Chạy xe máy đầu trần, đánh võng "trêu ngươi" CSGT để lấy le với bạn gái
Pháp luật
08:08:16 06/05/2025
Florianópolis - thiên đường Brazil
Du lịch
08:06:32 06/05/2025
Sao Việt 6/5: Thanh Lam khoe khoảnh khắc thân thiết bên vợ của chồng cũ
Sao việt
08:03:24 06/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 34: An nhận lời tác hợp Thảo - Nguyên nhưng tim nhói đau
Phim việt
08:00:42 06/05/2025
10 phim cổ trang Hàn Quốc hay nhất thập kỷ (P.1): Từ "flop" thành "huyền thoại" - bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu kiệt tác rồi?
Phim châu á
07:57:49 06/05/2025
Mỹ nam đẹp đến mức bị kêu gọi cấm sóng, đổi đời nhờ yêu tiểu tam bị cả nước ghét bỏ
Hậu trường phim
07:55:21 06/05/2025
Jennie trở lại Met Gala 2025: Sang xịn mịn có thừa, quý cô Chanel giá đáo
Phong cách sao
07:54:31 06/05/2025
Hot nhất Met Gala: Rihanna công bố bụng bầu con thứ 3 giữa đường bước tới "Oscar thời trang"!
Sao âu mỹ
07:52:40 06/05/2025