Hiệu trưởng “bật đèn xanh”, giáo viên vô tư xài bằng giả
Cả chục giáo viên Trường mần non xã Quảng Tùng xài bằng giả do được hiệu trưởng “bật đèn xanh”.
Trường Mầm non xã Quảng Tùng nơi phát hiện
hiệu trưởng và giáo viên mua bán bằng, bảng điểm giả
TAND huyện Quảng Trạch vừa xét xử sơ thẩm vụ án hiệu trưởng Trường Mầm non xã Quảng Tùng (Quảng Trạch, Quảng Bình) cấu kết với nhân viên mua bán bằng giả và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết 2 năm tù và Trần Thị Hoài mức án 18 tháng tù treo về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Trước đó, vào tháng 8-2010, Nguyễn Thị Tuyết – Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch phát hiện Trần Thị Hoài, giáo viên của trường đã sử dụng bằng và bảng điểm giả để xin vào làm việc, đồng thời khai nhận mua bằng và bảng điểm giả của một người ở TP. Đà Nẵng với giá 10 triệu đồng. Tuy nhiên, không những không báo cáo lên cấp để xử lý mà bà Tuyết đã bao che và giao cho Hoài đi mua bằng, bảng điểm giả cho những người có nhu cầu đến xin việc làm tại trường mà chưa có bằng cấp.
Trong quá trình điều tra, cũng như qua việc xét hỏi tại phiên tòa xác nhận bà Tuyết đã nhận ảnh, giấy phô tô chứng minh nhân dân và tiền của 6 trường hợp với tổng số tiền là 136 triệu đồng. Số tiền này bà Tuyết giữ lại 76 triệu đồng và đưa cho Hoài 60 triệu đồng để mua 6 bằng và bảng điểm giả cho 6 người xin vào công tác tại Trường Mầm non xã Quảng Tùng. Số bằng và bảng điểm giả này, bà Tuyết bỏ vào hồ sơ của 6 người để ký hợp đồng nhận 6 người vào làm việc tại trường với chức danh giáo viên.
Vụ việc này chỉ bị phát giác khi người dân có đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng. Trong quá trình xác minh và điều tra, các cơ quan chức năng còn phát hiện thêm 2 giáo viên khác của Trường Mầm non Quảng Tùng sử dụng bằng giả để vào làm việc tại trường này. Cũng chính bà Tuyết đã nhận lót tay với số tiền 25 triệu đồng để nhận 2 trường hợp vào làm việc tại trường, mặc dầu biết 2 trường hợp trên đều sử dụng văn bằng giả.
Như vậy qua điều tra đã phát hiện tổng cộng 10 trường hợp sử dụng bằng và điểm giả để vào công tác tại Trường Mầm non Quảng Tùng. Ngoài mức án tù mà 2 bị cáo phải chịu thì Hội đồng xét xử cũng đã tuyên tịch thu sung công quỹ 136 triệu đồng, đây là số tiền bà Tuyết đã nhận để mua bằng và bảng điểm giả cho 6 đối tượng.
Thep ANTD
Vượt ngục chấn động:Lấy bàn chải đục cửa, trám tường bằng giấy vệ sinh
Sau khi trốn khỏi trại giam Vĩnh Quang, Nguyễn Văn Hòa bị bắt về tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc để phục vụ công tác điều tra.
Video đang HOT
Tuy nhiên tại đây, Hòa lại câu kết với hai can phạm trong một vụ án giết người và cướp tài sản khác trốn trại.
Trốn trại bị bắt lại... trốn tiếp
Trong tổng số ba can phạm được nhốt cùng phòng tại Trại tạm giam công an tỉnh Vĩnh Phúc để phục vụ công tác điều tra chuẩn bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Văn Hòa, Đại Văn Đức và Lê Văn Đức (tức Đức vâu", SN 1988 ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo). Trong số này, Lê Văn Đức có "hồ sơ" không dày cộp bằng phạm nhân kia nhưng hành vi phạm tội của y thì lại nguy hiểm và đặc biệt nghiêm trọng. Ngày 11/10/2010, Lê Đức bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt giữ về tội "Giết người".
Tỏ ra không kém cạnh so với đàn anh, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Đại Văn Đức (tức Bộp, SN 1991, ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) cũng có tới hai tiền án về tội "Trộm cắp tài sản" và "Cướp tài sản". Năm 2007, Đức bị TAND huyện Yên Lạc xử phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Phạm nhân Hòa "đen" phải lĩnh 41 năm tù khi mới 31 tuổi
Không bị giam giữ nên Đức vẫn coi thường pháp luật. Về nhà, Đức vẫn ngựa quen đường cũ tiếp tục đi cướp tài sản và bị bắt ngay sau đó. Nhận thấy hành vi của Đại Văn Đức là nguy hiểm, cần phải cách ly Đức một thời gian ra khỏi xã hội để cải tạo ăn năn hối cải, lần này TAND huyện Yên Lạc xử phạt Đức 12 tháng tù giam về tội "Cướp tài sản" vào năm 2008.
Dường như ra khám rồi lại vào tù là chuyện thường ngày như đi chợ. Án cũ còn chưa trả xong, Đức lại tiếp tục phạm tội mới. Ngày 7/8/2010, Đại Văn Đức tiếp tục bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Lạc bắt về tội "Cướp tài sản".
Sau khi cả ba can phạm bị bắt và được giam giữ cùng nhau tại buồng giam số 6 K4 (Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc), mặc dù biết không thể trốn thoát được nhưng Nguyễn Văn Hòa vẫn nuôi ý chí trốn trại nên rủ Lê Văn Đức và Đại Văn Đức trốn cùng. Không mảy may suy nghĩ, Đại Đức và Lê Đức đều gật đầu đồng ý. Hai tên gọi Hòa "đen" là đại ca và tuân thủ mọi kế hoạch của Hòa đưa ra.
Do có "kinh nghiệm" trong việc trốn trại nên khi Lê Đức và Đại Đức hỏi trốn bằng cách nào, Hòa nói ngay: "Nếu muốn trốn phải có cưa sắt hoặc vật cứng bằng sắt để đục tường". Sau khi nghe Hòa nói vậy, ngày 22/12/2010 nhân lúc được trích xuất đi hỏi cung, lợi dụng lúc ra vào buồng hỏi cung, Lê Văn Đức đã lấy trộm một đoạn sắt dùng làm chốt cửa buồng hỏi cung dài khoảng 10 cm giấu vào trong người về đưa cho Hòa.
Hai đồng phạm của Hòa "đen" trong vụ vượt ngục lần thứ ba, Đại Đức và Lê Đức
Sau khi có được đoạn sắt của Lê Văn Đức đưa cho, Hòa dùng giẻ cuốn lại rồi giấu lên cửa sổ thông gió. Sáng ngày 25/12, Hòa lấy đoạn sắt trên mài xuống nền xi măng tạo thành một đầu nhọn, còn đầu kia dùng cán bàn chải đánh răng và giẻ cuốn, buộc lại tạo thành chuôi rồi đi tìm vị trí đào tường.
Hành trình đào tường khoét vách
Có được dụng cụ để đào tường khoét vách, xác định được vị trí góc tường phía sau bị thấm nước, tường bị ẩm dễ đào, Hòa phân công Lê Đức và Đại Đức thay nhau làm thang đỡ để Hòa trèo lên khoét tường. Khoảng 11h cùng ngày, sau khi ăn cơm và hết giờ kiểm tra của cán bộ quản giáo, Hòa cùng với Lê Đức, Đại Đức bắt đầu khoét đục tường.
Như đã phân công, Lê Đức và Đại Đức làm thang, hai chân đứng lên bức tường ngăn giữa bệ vệ sinh và bệ nằm, hai tay chống vào tường để tạo thành chiếc thang vững chắc cho Hòa đứng lên vai dùng đoạn sắt đã được mài nhọn siết sâu vào mạch vữa của bức tường.
Sau mỗi lần khoét tường xong, bọn chúng lại trộn cơm lẫn giấy vệ sinh nhét vào các chỗ đã khoét để không bị cán bộ quản giáo phát hiện, vữa xi măng thì đổ xuống hố vệ sinh, còn đoạn sắt được giấu lên ô cửa thông gió của bức tường, thời gian đục khoét là sau mỗi bữa ăn trưa và tối.
Cứ như vậy, chỉ trong vòng một ngày bọn chúng đã khoét được một lỗ thủng rộng 47cm, cao 40 cm. Đào được tường, xác định người có thể chui qua lọt, Lê Đức và Đại Đức xé chiếc màn tuyn cá nhân ra làm nhiều mảnh rồi nối lại thành một đoạn dây dài 8,5 mét, một đầu dây được chúng buộc vào một đôi dép để tạo thành sức nặng khi quăng sợi dây lên lỗ hổng mới khoét. Nhằm tránh bị điện giật khi trèo tường nên chân tay chúng cũng được cuốn, buộc giẻ cẩn thận. Khoảng 4 giờ sáng ngày 27/12 lần lượt từng can phạm dùng dây màn trèo lên lỗ hổng trên tường chui ra khỏi buồng giam một cách nhẹ nhàng.
Sau khi trốn được ra ngoài, cả ba tiếp tục đi dọc theo hành lang ở trên mái các buồng giam ra phía trước dãy nhà K4 rồi bám theo dây chống sét tụt xuống đất. Khi cả ba đi đến góc tường rào gần phân trại tạm giam và chuẩn bị trèo tường ra ngoài thì bị tổ tuần tra của Trại tạm giam phát hiện bắt quả tang.
31 tuổi với 7 tiền án và 41 năm tù
Sau khi Nguyễn Văn Hòa, Nông Văn Hạnh, Nguyễn Minh, Lê Văn Đức, Đại Văn Đức tổ chức vượt ngục không thành, cả năm đều bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc truy tố về tội "Trốn khỏi nơi giam giữ" theo Điểm a, Khoản 2 Điều 311 Bộ luật hình sự.
Sau đó không lâu, TAND tỉnh Vĩnh Phúc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 5 bị cáo nêu trên. Tại phiên xét xử, trong khi các bị cáo co rúm người vì phải lĩnh án mới khiến những ngày tháng được trở về như dài thêm thì Hòa lại vô cùng ngỗ ngược, không tỏ ra ăn năn hối cải. Nét mặt Hòa câng câng nhìn như thách thức tất cả những ai đang có mặt chứng kiến thành tích bất hảo có một không hai của y.
Với hai lần trốn trại không thành, Hòa bị xét xử hai lần trong hai vụ án khác nhau. Sau khi xem xét các tình tiết trong vụ án, HĐXX xử phạt Nguyễn Văn Hòa 8 năm 6 tháng tù cho hai lần phạm tội. Nông Văn Hạnh, Nguyễn Minh, Lê Văn Đức, Đại Văn Đức mỗi bị cáo phải chịu 3 năm tù. Riêng Lê Văn Đức và Đại Văn Đức được chuyển về trại tạm giam để tiếp tục điều tra làm rõ trong một vụ án "Giết người" và "Cướp tài sản" khác.
Năm phạm nhân phải nhận mức án nghiêm khắc cho hành vi trốn trại
Với 7 tiền án, dù mới 31 tuổi nhưng Nguyễn Văn Hòa đã có trong tay 41 năm tù. Khấu trừ hai năm tù đã cải tạo xong vào năm 1997, Hòa còn phải tiếp tục cải tạo 39 năm nữa. Với mức án kỷ lục như vậy, có lẽ suốt cuộc đời còn lại của Hòa sẽ được "an dưỡng" ở trại giam và không biết trong từng ấy năm cải tạo liệu có ai dám chắc Hòa sẽ không tiếp tục vượt ngục để cộng thêm thành tích?.
Theo Giáo Dục VN
Vượt ngục chấn động: Cuộc đào tẩu rợn người với màn tuyn và dầu ăn Án 31 năm tù khiến phạm nhân Hòa đen tiếp tục nung nấu ý định trốn trại. Nhưng lần này, ngoài lưỡi cưa giấu được, y với các đồng phạm đã chuẩn bị dụng cụ trốn ngục có một không hai là dầu ăn. Cuộc vượt ngục táo tợn Sau khi được Hòa đưa cho hai lưỡi cưa sắt, Hạnh cầm về giấu...