Hiểu rõ 10 điều này giúp chị em luôn tự tin ngày ‘đèn đỏ’
Không nên làm việc gì trong ngày ‘đèn đỏ’, phụ nữ có thể thụ thai vào bất kỳ thời điểm nào trong tháng?
Trả lời đúng 10 câu hỏi dưới đây chứng tỏ bạn đã hiểu rõ về cách chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ:
Hiểu rõ 10 điều này giúp chị em luôn tự tin ngày ‘đèn đỏ’ (Ảnh minh họa: Internet)
Câu 1. Việc giữ vệ sinh trong ngày hành kinh là rất cần thiết do đặc điểm sinh lý chủ yếu nào:
A. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ bị suy giảm trong các ngày hành kinh nên cần phải vệ sinh sạch sẽ để tránh bị bệnh.
B. Người phụ nữ luôn cảm thấy nóng bức trong các ngày hành kinh nên phải tắm rửa thường xuyên
C. Nhu động của tử cung trong các ngày hành kinh có khuynh hướng hút các vi khuẩn từ âm đạo vào buồng tử cung nên cần phải vệ sinh sạch ‘vùng kín’.
D. Máu kinh là một môi trường rất tốt cho các vi khuẩn phát triển trong âm đạo và gây bệnh.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 2. Câu nào sai khi nói về chu kỳ hành kinh:
A. Lượng máu trong mỗi kỳ kinh từ 50 đến 80 ml.
B. Nhu động của tử cung trong các ngày hành kinh có khuynh hướng hút vi khuẩn trong âm đạo vào buồng tử cung.
C. Trong ngày ‘đèn đỏ’, cần tránh lao động quá nặng nhọc như khuân vác, đào kênh…
D. Máu kinh nhiều, màu đỏ tươi và vón cục phải đi khám phụ khoa ngay vì có thể là các dấu hiệu bệnh lý
Câu 3. Hoạt động nào sau đây không nên làm trong những ngày hành kinh:
A. Đi xe đạp.
B. Thường xuyên lên xuống cầu thang.
C. Ngâm mình dưới nước.
D. Đánh bóng bàn.
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 4. Vệ sinh đúng cách trong những ngày hành kinh bao gồm:
A. Thường xuyên tắm rửa.
B. Thường xuyên lau rửa cơ quan sinh dục ngoài.
C. Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.
D. Thay quần áo thường xuyên.
Video đang HOT
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 5. Kinh nguyệt được gọi là bất thường khi:
A. Chu kỳ kinh chỉ có 26 ngày.
B. Lượng máu kinh chỉ có 60 ml trong cả chu kỳ.
C. Thời gian có kinh kéo dài 9 ngày.
D. Chu kỳ kinh 32 ngày
Câu 6. Bạn nữ nào sau đây bị dậy thì muộn:
A. Trên 16 tuổi mà chưa có kinh lần đầu.
B. Trên 17 tuổi mà chưa có kinh lần đầu.
C. Trên 18 tuổi mà chưa có kinh lần đầu.
D. Trên 19 tuổi mà chưa có kinh lần đầu.
E. Nếu có xuất huyết âm đạo bất thường ngoài các ngày hành kinh, phải đi khám phụ khoa ngay
Câu 7. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây vô sinh?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8. Phụ nữ có thể thụ thai vào bất kỳ thời điểm nào trong tháng?
A. Đúng
B. Sai
Câu 9. Về thời gian hành kinh, câu nào sau đây sai:
A. Máu hành kinh là môi trường rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn trong âm đạo sinh sôi, phát triển.
B. Niêm mạc âm đạo phù nề, sung huyết nên dễ bị xuất huyết khi giao hợp.
C. Nên kiêng tắm rửa khi hành kinh vì cổ tử cung hé mở, vi khuẩn dễ xâm nhập vào buồng tử cung.
D. Quần áo lót cần được giặt kỹ bằng xà phòng, phơi ngoài trời nắng để sát trùng.
E. Các tĩnh mạch vùng chậu hơi dãn to, máu ứ đọng lại trong vùng chậu và cơ quan sinh dục nhiều.
Câu 10. Việc vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt, điều nào sau đây không nên làm:
A. Thụt rửa sâu trong âm đạo.
B. Ăn nhiều hành tỏi để tránh nhiễm khuẩn.
C. Phơi đồ lót nơi kín đáo.
D. Uống một ít rượu để giữ ấm cơ thể.
E. Tất cả các câu trên.
Đáp án:
1. Đáp án: D
Bộ phận sinh dục của phụ nữ rất nhạy cảm, chỉ cần những thay đổi nhỏ cũng khiến môi trường ‘vùng kín’ mất cân bằng và gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, bộ phận sinh dục trở nên nhạy cảm hơn, việc mang băng vệ sinh khiến vùng này luôn bí, kết hợp với máu kinh thấm ra ngoài là môi trường thích hợp cho vi khuẩn khu trú, sinh sôi và gây bệnh. Do vậy, việc vệ sinh vùng kín là rất cần thiết.
2. Đáp án: B
Trong thời gian hành kinh, cổ tử cung thường ‘hé mở’, vi khuẩn dễ có cơ hội xâm nhập vào bên trong và gây bệnh. Dù vậy, hiện tượng này không phải là nhu động của tử cung theo cơ chế hút vi khuẩn ở âm đạo vào buồng tử cung.
3. Đáp án: C
Trong kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung mở rộng hơn bình thường. Nếu phụ nữ tắm và ngâm mình trong nước lâu, nước không sạch dễ xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm đường sinh dục.
4. Đáp án: B
Trong kỳ kinh, chị em cần thường xuyên lau rửa cơ quan sinh dục ngoài. Cụ thể, mỗi lần thay băng vệ sinh, nên lau rửa ‘vùng kín’ với dung dịch vệ sinh phụ nữ. Nhiều người có thói quen dùng xà phòng để rửa vì cho rằng như thế sẽ tăng khả năng diệt khuẩn.
Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo việc sử dụng xà phòng diệt khuẩn để rửa phụ khoa là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vì chất kiềm trong xà phòng làm rối loạn độ cân bằng kiềm toan của âm hộ, âm đạo. Tốt nhất chỉ nên dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn chiết xuất từ thảo dược sẽ giúp giữ cân bằng độ pH.
5. Đáp án: C
Rong kinh là thuật ngữ chỉ hiện tượng kinh nguyệt ra quá nhiều. Một kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày, nếu kéo dài hơn 7 ngày chứng tỏ bạn đang bị rong kinh.
Đây là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân có thể là mất cân bằng nội tiết, rối loạn tuyến giáp, các bệnh về máu, viêm hoặc nhiễm trùng ở vùng âm đạo. Khi thấy hiện tượng trên, chị em không nên chủ quan mà cần phải theo dõi cẩn thận để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
6. Đáp án: C
Theo bác sĩ Nguyễn Lan Hải, cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP HCM, nữ giới 18 tuổi mà chưa hành kinh lần đầu tiên gọi là dậy thì muộn.
Có 3 nhóm nguyên nhân chính:
- Di truyền. Một phụ nữ bị dậy thì muộn mà có mẹ hoặc bà nội, chị, chị em họ cũng bị dậy thì muộn, họ vẫn có con thì trường hợp này là bình thường.
- Bệnh lý. Dậy thì muộn có thể là hậu quả của những bệnh mạn tính như hen suyễn nặng, tim mạch rất nặng, khối u hay tình trạng chèn ép ở não, tuyến sinh dục. Ngoài ra có thể do cú sốc đột ngột, stress, bệnh tâm thần phân liệt làm ngưng tất cả tín hiệu từ não đến cơ quan đích. Chẳng hạn một đứa trẻ có thể bị dậy thì muộn sau khi trải qua cú sốc tình cảm (ví dụ cha, mẹ chết) hoặc chứng kiến nỗi đau chiến tranh, được thông báo căn bệnh nan y…
- Dinh dưỡng. Chế độ ăn quá ít chất đạm và béo sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bộ phận sinh dục. Nghèo đói, suy dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị dậy thì muộn. Một số trẻ ăn đầy đủ chất nhưng bị bệnh đường ruột, giun sán hoặc không có men tiêu hóa, không hấp thụ dinh dưỡng tốt cũng gây ra tình trạng này.
7. Đáp án: A
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và lậu có thể làm giảm sản xuất tinh trùng. Trong đó một số bệnh không biểu hiện thành triệu chứng. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến viêm vùng chậu, để lại những biến chứng lâu dài như đau vùng chậu mãn tính, thai ngoài tử cung, vô sinh.
8. Đáp án: B
Phụ nữ chỉ có thể thụ thai vào một số ngày nhất định. Thời điểm tốt nhất là quanh cửa sổ thụ thai của chu kỳ kinh nguyệt (trong khoảng thời gian 6 ngày với ngày cuối cùng là ngày rụng trứng).
9. Đáp án: C
Nhiều người quan niệm rằng đến chu kỳ kinh nguyệt phải kiêng tắm rửa vì lúc này cổ tử cung mở rộng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào buồng tử cung. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo khuyến cáo, trong ngày kinh, cổ tử cung hở hơn bình thường, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ở âm đạo xâm nhập sâu vào buồng tử cung gây ra viêm nhiễm.
10. Đáp án: E
Một số phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt vì sợ ‘bẩn’ nên thường xuyên thụt rửa sâu trong âm đạo hoặc ăn nhiều hành tỏi để tránh nhiễm khuẩn, thậm chí uống rượu để giữ ấm. Đây là những thói quen không tốt.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong ngày ‘đèn đỏ’, do tính chất nhạy cảm và nguy cơ viêm nhiễm cao, chị em không nên thụt rửa sâu bên trông âm đạo. Chỉ cần rửa bên ngoài bằng nước muối loãng, nước trà xanh để vệ sinh hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ. Không dùng xà phòng, sữa tắm để rửa vùng kín vì tính kiềm mạnh sẽ làm độ pH thay đổi, gây khô rát. Đồ lót sau khi giặt nên phơi ở nơi có nhiều nắng để diệt khuẩn.
Ngoài ra, để giữ vệ sinh sạch sẽ, chị em cần lưu ý sử dụng băng vệ sinh sạch, thay băng từ 4 đến 6 giờ một lần. Mỗi lần thay nên lau rửa kỹ cơ quan sinh dục ngoài. Nếu kinh nguyệt ra nhiều, có thể thay sớm hơn.
Trả lời xong 10 câu hỏi trên, bạn hãy cộng số câu đúng lại, mỗi câu tương đương một điểm, rồi đối chiếu với kết quả đánh giá kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ của bạn:
- Dưới 5 điểm: Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của bạn còn hạn chế.
- Từ 6 đến 8 điểm: Kiến thức của bạn khá tốt, cần bổ sung thêm để biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
- Từ 9 đến 10 điểm: Kiến thức của bạn rất tốt. Bạn nên cập nhật thêm những nghiên cứu mới để biết cách bảo vệ sinh sức khỏe sinh sản tốt hơn.
Theo Thi Trân/Vnexpress.net
Mắc bệnh phụ khoa liên miên chỉ vì thói quen này khi đi ngủ
Các bác sĩ phụ khoa khuyên rằng, dù là nam hay nữ cũng đều nên bỏ ngay thói quen này vì sức khỏe sinh sản của mình.
Một số chị em phụ nữ rất thường xuyên mắc phải các bệnh phụ khoa hay viêm nhiễm vùng kín cho dù luôn giữ vệ sinh và chăm sóc rất kỹ lưỡng thì hãy xem lại, rất có thể thói quen mặc quần lót lúc ngủ đã gây ra tình trạng bệnh khó nói của mình đấy.
Theo một nghiên cứu mới của bác sĩ Alyssa Dweck cho biết, việc mặc quần lót khi đi ngủ là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây nên hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến vùng kín của cả nữ giới và nam giới.
Vấn đề đầu tiên là khi mặc quần lót đi ngủ làm cho khu vực nhạy cảm không có cơ hội để 'thở', điều này tạo điều kiện cho mồ hôi và các vi khuẩn dễ dàng tích tụ, sinh sôi - đặc biệt đối với những đêm thời tiết nóng bức, hoặc với những phụ nữ đang trải qua thời kì mãn kinh rất thường có những cơn nóng hừng hực trong người, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
Tình trạng này có thể gây ra viêm nhiễm, ngứa ngáy, đối với nam giới, nó còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bởi khi mặc quần lót chật chội, tinh hoàn như bị 'ủ nóng' và nhiệt độ tăng cao ở tinh hoàn sẽ gây suy giảm chất lượng của tinh trùng.
Hãy chọn một chiếc quần ngủ thoáng mát vì sức khỏe! (Ảnh: Internet)
Nếu như bạn không thể đi ngủ trong tình trạng khỏa thân, các bác sĩ khuyên bạn hãy chọn một bộ đồ rộng rãi, nhất là chiếc quần ngủ phải thật thoáng mát. Trong những đêm trời nóng, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh, bật quạt cho phòng ngủ thoáng khí và cố gắng giữ cho toàn bộ cơ thể mát mẻ hết sức có thể để hạn chế mồ hôi, sự phát triển của vi khuẩn cũng như tình trạng tăng huyết áp.
Một số nguyên tắc khác các chị em cần phải thuộc nằm lòng để giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khỏe mạnh:
- Cố gắng mặc đồ thoải mái, thoáng mát. Hạn chế quần bó chặt trong thời gian quá dài. Đặc biệt, mặc đồ lót làm từ loại vải tổng hợp để đảm bảo sự lưu thông không khí xung quanh âm đạo, thoát mồ hôi.
- Nếu quần áo bị ẩm ướt, phải cố gắng thay càng sớm càng tốt, nhất là sau khi tập thể dục hoặc đi bơi.
- Vệ sinh vùng kín với nước sạch và một ít nước rửa chuyên dụng để tránh gây kích ứng, sau đó thấm thật khô và mặc quần sạch. Tuyệt đối không thụt rửa sâu.
- Trong những ngày 'đèn đỏ', phải nhớ làm sạch và thường xuyên thay băng vệ sinh mới để không gây mùi hôi và tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
- Chế độ ăn uống cân bằng với hàm lượng dinh dưỡng cao từ các loại trái cây, rau và ngũ cốc như gạo nâu sẽ giúp ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng trong cơ thể bạn, đặc biệt là ở vùng kín. Bạn nên ăn ít đường hơn. Đường huyết tăng vọt có thể gây nên viêm nhiễm và tích tụ nấm, tạo ra mùi khó chịu. Sữa chua được xem là thực phẩm tốt giúp vùng kín phụ nữ luôn khỏe mạnh, vì có chứa vi khuẩn có lợi giúp duy trì 'cô bé' luôn ở tình trạng tốt.
(Tổng hợp)
Theo Đinh Hương/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
'Vượt rào' ngày 'đèn đỏ' Nếu 2 người 'gần gũi' nhau trong những ngày người phụ nữ bị 'đèn đỏ' thì chất lượng 'cuộc yêu' tăng lên hay giảm sút? Nên hay không nên tiến hành các bước chuẩn bị bình thường? Ngoài ý muốn Do chuyển công tác tới một ngân hàng cách nhà 40km nên anh Sang không thể về nhà hàng ngày như trước đây....