Hiệu quả từ những mô hình Dân vận khéo
Thời gian qua, nhiều mô hình Dân vận khéo được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Lễ cắt băng khánh thành cầu nghĩa tình quân dân xã Thanh Sơn, H.Định Quán. Ảnh: N.Hà
Qua đó, tạo sức mạnh to lớn, sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh trên địa bàn.
* Nhiều mô hình hiệu quả
Từ một ấp còn nhiều khó khăn, đến nay, ấp Suối Son 2 (xã Phú Vinh, H.Định Quán) trở thành ấp văn hóa tiêu biểu với 100% hộ dân có đời sống từ trung bình khá trở lên; 100% các tuyến đường nội đồng trong ấp đều được bê tông hóa theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; 3 tuyến đường kiểu mẫu sáng, xanh, sạch, đẹp. Trong đó, toàn bộ hệ thống chiếu sáng các tuyến đường đều do 100% sức dân đóng góp…
Có được kết quả này phải kể đến vai trò của Trưởng ban công tác Mặt trận ấp Nguyễn Minh Vương, một tấm gương tiêu biểu về công tác Dân vận khéo của huyện. Suốt 8 năm làm Trưởng ban công tác Mặt trận, ông Vương thấu hiểu từng hoàn cảnh hộ dân, đi từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các phong trào, trong đó có xã hội hóa giao thông nông thôn. “Đối với khu vực có hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số, việc tuyên truyền, vận động phải cụ thể, chi tiết. Khi người dân hiểu, đồng thuận thì việc khó đến đâu cũng thành công” – ông Vương nói.
Mô hình Cả hệ thống chính trị cùng làm Dân vận khéo tại xã Phước An (H.Nhơn Trạch) đã huy động được sức mạnh toàn dân, góp phần đưa xã Phước An về đích nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2019.
Video đang HOT
Theo thường trực Đảng ủy xã Phước An Hồ Văn Hải, hiệu quả rõ nhất từ phong trào thi đua Dân vận khéo chính là huy động sức mạnh toàn dân thực hiện các công trình giao thông nông thôn. “Đến thời điểm này, xã đã có 44 tuyến đường giao thông nông thôn các ấp với tổng chiều dài hơn 10km đã hoàn thành; trên 600 bóng đèn thắp sáng ở các ấp đều do sức mạnh từ sự đồng thuận của dân mà thành” – ông Hồ Văn Hải nhấn mạnh.
Các tôn giáo đồng hành cùng công tác khuyến học, khuyến tài hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn là mô hình Dân vận khéo tiêu biểu của xã Bảo Quang (TP.Long Khánh). Mô hình chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3-2019, đến nay đã nhận được sự ủng hộ đóng góp của các thành viên với số tiền 57 triệu đồng và 600 cuốn tập; tổ chức trao tặng 4 xe đạp, 20 suất học bổng, 300 cuốn tập trắng cho sinh viên, học sinh và 8 phần quà cho giáo viên, công nhân viên trường học, tổng trị giá hơn 24 triệu đồng…
* Tiếp tục đẩy mạnh thi đua Dân vận khéo
Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Kim Chung cho hay, kết quả từ những mô hình Dân vận khéo là tiền đề quan trọng để thời gian tới cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Bởi sức mạnh của người dân, sự đồng thuận của dân là động lực to lớn trong việc hoàn thành các phong trào thi đua yêu nước, các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn”.
Tuyến đường kiểu mẫu từ sức mạnh Dân vận khéo ở xã Phước An (H.Nhơn Trạch). Ảnh: N.Hà
Thực tế trong thời gian qua, nhờ sự đồng thuận từ sức mạnh của nhân dân, Đồng Nai đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; hoàn thành xây dựng nhà đại đoàn kết, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo. Cũng từ sự đồng thuận của dân, bộ mặt nông thôn mới, những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh đã thay da đổi thịt; đời sống người dân được nâng lên mọi mặt, phát huy quyền làm chủ thực sự theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng.
Trung tá Nguyễn Tống Quế, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự H.Định Quán cho hay, từ phong trào thi đua Dân vận khéo, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện đã cùng toàn dân vận động xây dựng 22 cây cầu tình nghĩa quân dân thay cho cầu khỉ, 32 căn nhà tình nghĩa quân dân. Qua đó, bà con các vùng thường hay bị lũ, nước sông dâng cao như: Ngọc Định, La Ngà, Thanh Sơn không còn lo ngập lụt; đồng thời góp phần củng cố mối đoàn kết quân dân trên địa bàn.
Bà Nguyễn Thị Lài (ngụ ấp 5, xã Ngọc Định, H.Định Quán) cho hay, nhờ có cây cầu bê tông do bộ đội hỗ trợ xây dựng, người dân ấp 5 không còn phải thấp thỏm mỗi khi sông nước dâng cao. Con em đi học yên tâm vì không còn sợ đuối nước…
Từ hiệu quả của các mô hình Dân vận khéo mà nhiệm kỳ 2015-2020 đã thực hiện, H.Long Thành đã giảm hộ nghèo xuống dưới 0,1% theo tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đây là tiền đề để H.Long Thành huy động sức mạnh nhân dân vào mục tiêu đưa huyện đạt các tiêu chí của thị xã vào năm 2025.
Theo Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Kim Chung, từ phong trào thi đua Dân vận khéo đã góp phần đổi mới các hình thức tập hợp quần chúng vào tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này. Nhờ vậy, giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh đã phát triển mới được trên 700 ngàn đoàn viên, hội viên, nâng tỷ lệ tập hợp các tổ chức đảm bảo yêu cầu nghị quyết. Trong đó, đoàn viên, hội viên sinh hoạt thường xuyên đạt hơn 83%…
Từ những kết quả đạt được, Đồng Nai tiếp tục xác định đẩy mạnh thực hiện công tác Dân vận nói chung và phong trào thi đua Dân vận khéo nói riêng trong thời gian tới nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân; đổi mới hoạt động giám sát, phản biện của MTTQ và các đoàn thể; phát huy dân chủ, kỷ cương và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc… nhằm xây dựng Đồng Nai thành tỉnh hiện đại, phát triển toàn diện.
Xây dựng nông thôn mới ở Sóc Trăng
Thời gian qua Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Song Phụng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội, nội dung và phương thức hoạt động không ngừng đổi mới, từng bước nâng tầm vai trò, vị trí trong giai đoạn mới...
Dẫn chúng tôi tham quan một số tuyến đường trên địa bàn, ông Lê Hoàng Thanh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Song Phụng, huyện Long Phú cho biết: Năm 2016 xã Song Phụng được Huyện ủy, UBND huyện Long Phú chọn làm điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và cũng là xã được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chọn xã làm điểm chỉ đạo toàn diện thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó MTTQ các cấp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết, phát huy sức mạnh thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành liên quan tuyên truyền từ trong cán bộ, đoàn viên, hội viên ra đến các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước gắn với ý nghĩa, nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt là triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện, xã về xây dựng nông thôn mới... được 317 cuộc, có 12.297 lượt cán bộ và nhân dân dự; xây dựng 4 pano tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; phát hành 4.000 tờ bướm tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, 4.000 bảng đăng ký "Gia đình văn hóa"; 2.000 bảng đăng ký "Gia đình bảo vệ môi trường"; 2.000 bảng đăng ký "Gia đình đảm bảo trật tự an toàn giao thông".
Qua đó, đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tâng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới và được nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện bằng những việc làm thiết thực.
Ông Thanh cũng cho biết, thực hiện phong trào thi đua "Sóc Trăng cùng cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", Ủy ban MTTQ Việt Nam xã đã phối hợp tổ chức các hoạt động vận động Quỹ Vì người nghèo, Ngày Vì người nghèo tháng cao điểm Vì người nghèo, qua hơn 4 năm đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp 139 triệu đồng và cùng với sự hỗ trợ của Mặt trận cấp trên, xã đã triển khai xây dựng, sữa chữa 63 căn nhà tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ trên 300 lượt hộ nghèo, học sinh nghèo hiếu học, người già neo đơn, trẻ em khuyết tật...
Ngoài ra, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã đóng góp thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên 2 tỷ đồng, qua đó đời sống đại bộ phận nhân dân trong xã được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của xã giảm từ 19,33% năm 2015 giảm còn 3,58% vào cuối năm 2019.
Hơn 450 cán bộ ở Nghệ An tham gia lớp tập huấn công tác Mặt trận Hội nghị tập huấn công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ chuyên trách Mặt trận 3 cấp huyện, xã và xóm của Nghệ An gồm 6 chuyên đề sâu về vai trò, nhiệm vụ cũng như các kỹ năng, nghiệp vụ công tác Mặt trận. Chiều 26/8, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ A tổ chức khai...