Hiệu quả từ mô hình ‘con tôm ôm cây lúa’
Thời gian qua, mô hình tôm – lúa đã mang lại những hiệu quả bền vững cho người nông dân nơi vùng biển mặn huyện Thạnh Phú, Bến Tre.
Phát triển mô hình sản xuất lúa – tôm xã An Nhơn. Ảnh tư liệu: baodongkhoi.vn
Đây được xem là mô hình sản xuất không chỉ thân thiện môi trường, mà còn tạo ra sản phẩm lúa an toàn – con tôm sạch, đặc biệt thích ứng tốt với những biến đổi khí hậu hiện nay. Mô hình “ con tôm ôm cây lúa” nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác giúp tăng thu nhập lên 2-3 lần so với trước đây.
Vừa đổ lợp trong ruộng lúa thu được hơn 2 kg cua biển bán với giá 300.000 đồng/kg, ông Phan Văn Chí, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú vui mừng đánh giá, vụ lúa và nuôi xen tôm, cua của gia đình năm nay trúng mùa. Ông Chí cho hay, lúa đang vào thời kỳ hình thành hạt gạo, nguồn tôm, cua nuôi xen đạt trọng lượng để thu hoạch không bị hao hụt, ruộng lúa xanh tốt. Do đó, khoảng 1 tháng nữa vừa thu hoạch lúa có thể thu hoạch luôn tôm với cua.
Ông Chí cho biết, trước đây, ông chỉ gieo xạ mỗi năm 1 vụ lúa, nên nguồn thu từ 8.000 m2 ruộng lúa không có bao nhiêu. Từ khi áp dụng hình thức trồng lúa nuôi xen tôm, cua, nguồn thu tăng gấp 2 lần. Những lúc trúng mùa lúa, tôm nguồn thu tăng lên gấp 3 lần, mỗi năm thu về hơn 100 triệu đồng.
Video đang HOT
Ông Chí chia sẻ, nếu như trước đây chỉ làm 1 vụ lúa, giờ đây ông Chí làm hai vụ 1 vụ tôm, 1 vụ lúa. Vào mùa mưa khoảng tháng 7 âm lịch, ông Chí bắt đầu làm đất gieo sạ lúa kết hợp nuôi xen tôm càng xanh, cua biển. Đến tháng 11 âm lịch, sau khi thu hoạch, ông cải tạo lại ruộng bắt đầu cho nước mặn vào nuôi tôm sú, cua… theo hình thức quảng canh. Đến tháng 6 năm sau, ông thu hoạch đợt tôm, cua rồi tiếp tục làm vụ lúa.
Do lúa trồng theo hướng sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nên lúa bán được giá cao. Con tôm được nuôi trong môi trường sạch nên hạn chế bệnh và không sử dụng hóa chất, kháng sinh giúp giảm giá thành vật tư đầu, tăng thu nhập cho gia đình.
Ông Phan Văn Triệu, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú đánh giá, mô hình lúa tôm mang lại hướng đi mới cho người nông dân vùng biển, giúp nông dân tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, địa phương thành lập được hợp tác xã liên kết doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm của người nông dân, giúp đầu ra ổn định, nông dân an tâm sản xuất. Ông Triệu chia sẻ, mô hình sản xuất không những không tác động xấu tới môi trường do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mà còn tạo ra sản phẩm lúa an toàn – con tôm sạch, giúp người nông dân phát triển kinh tế bền vững hơn, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo ông Lê Thành Trí, Phó Giám đốc Hợp tác xã lúa tôm Thạnh Phú, thời gian tới, hợp tác xã sẽ từng bước nâng cao sản xuất và thương mại để nâng cao giá trị cho cây lúa; xây dựng nhà máy chế biến, trực tiếp thu mua lúa cho người dân để cung cấp gạo ra thị trường. Cùng với đó, hợp tác xã phát huy thế mạnh của nhãn hiệu tập thể “Lúa sạch Thạnh Phú” nâng cao chất lượng lúa của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Theo UBND huyện Thạnh Phú, mô hình lúa tôm có diện tích hơn 6.000 ha, tập trung tại các xã An Nhơn, Mỹ An, An Điền, Giao Thạnh,… với các giống lúa sản xuất chính như: OM 5451, OM 3536, OM 4900, OM 6162, OM 6976, OM 5451, OM 9915, OM 9921, OC10, Nàng hoa 9, Đài thơm 8, RVT và một số giống lúa mùa địa phương: Nàng keo, Tép trắng… Năng suất trung bình 4,2 tấn/ha.
Ông Đào Công Thương, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho biết, mô hình lúa tôm mang lại hiệu quả cao, bền vững cho người nông dân vùng biển Thạnh Phú. Mô hình lúa tôm cho lợi nhuận 70-80 triệu đồng/ha/năm, đây mô hình thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay.
Cùng với việc đăng ký thương hiệu “Lúa sạch Thạnh Phú”, huyện Thạnh Phú đang tập trung quảng bá thương hiệu, xây dựng mô hình lúa hữu cơ nhằm nâng cao giá trị hơn nữa cho cây lúa. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích mở rộng phát triển du lịch theo hình thức tham quan mô hình lúa – tôm nhằm tiêu thụ sản phẩm do chính nông dân, xã viên làm ra như gạo hữu cơ, tôm sinh thái, giúp nông dân phát triển bền vững hơn.
Bến Tre: Hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn
Bến Tre đang đẩy nhanh việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định số 23/QĐ-TTg Quyết định số 25 của UBND tỉnh.
Người dân xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc nhận tiền hỗ trợ tại UBND xã. Ảnh tư liệu: Trần Thị Thu Hiền/TTXVN
Theo UBND tỉnh Bến Tre, tính đến ngày 24/11, các huyện, thành phố đã rà soát, lập danh sách để hỗ trợ cho 251.713 trường hợp; trong đó, có 12.882 người sử dụng lao động và 238.831 người lao động, với kinh phí dự kiến là hơn 361 tỷ đồng.
Đến nay, Ủy ban nhân dân các huyện đã ra quyết định phê duyệt 226.497 trường hợp (gồm 8.755 người sử dụng lao động và 217.742 người lao động), với tổng số tiền trên 295 tỷ đồng. Các địa phương đã chi hỗ trợ cho 211.570 trường hợp với số tiền hơn 264 tỷ đồng, chiếm 89,32% tổng số tiền được duyệt. Ngoài ra, ngành chức năng tỉnh Bến Tre đã chi hỗ trợ 4.809 hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đạt trên 62,1%, với tổng số tiền chi hỗ trợ hơn 223 tỷ đồng.
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bến Tre đã giải ngân gần 8 tỷ đồng cho người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 2.089 lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ; trong đó, có 1.974 lao động mới. Hiện Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục gửi phiếu khảo sát nhu cầu vay vốn đến người sử dụng lao động đủ điều kiện vay trên địa bàn tỉnh, nhằm rà soát, thống kê số lượng người sử dụng lao động có nhu cầu vay, hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn và giải ngân.
Ông Trần Văn Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre, cho biết, chủ trương của Chính phủ và của các ngân hàng rất tốt, đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong lúc khó khăn, phải ngừng hoạt động và hoạt động "3 tại chỗ", ngắt quãng chuỗi sản xuất. Tuy nhiên, các ngân hàng cần cố gắng đơn giản hóa thủ tục hơn nữa để hỗ trợ nguồn lực cho các doanh tái khởi động và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bến Tre, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương nên Sở đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 25/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Từ đó, tỉnh đã triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp tiếp cận được chính sách một cách nhanh nhất.
Hiện tại, 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã thực hiện việc chi hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 25/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, đa phần tập trung các đối tượng 4, 5, 6, 7, 10 và 12. Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, số ca nhiễm trong cộng đồng phát sinh, các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch nên công tác triển khai chính sách đôi lúc chưa đạt tiến độ theo yêu cầu.
Cha tù tội, mẹ bỏ đi biệt xứ, 3 đứa bé cùng ông bà nội lay lắt đói khổ Cha bị vướng lao lý, mẹ bỏ đi biệt xứ, 3 đứa nhỏ chỉ biết bám víu vào ông bà nội trong căn nhà tồi tàn, bữa đói bữa no, tương lai mờ mịt. Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Hùng (58 tuổi, ngụ xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre) và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (56 tuổi) nằm heo hút giữa...