Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông
Mặc dù thời tiết mùa đông giá lạnh gây ra nhiều khó khăn trong nuôi trồng thủy sản, nhưng nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đầu tư nhà bạt để nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Trương Văn Toàn, xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) kiểm tra tôm nuôi vụ đông trong nhà bạt.
Trước đây, các hộ nuôi tôm công nghiệp ở các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn chủ yếu thả nuôi tôm thẻ chân trắng 2 vụ chính trong năm. Do nguồn giống tôm công nghiệp phần lớn được vận chuyển ở các tỉnh phía Nam nên không chịu được nhiệt độ lạnh của mùa đông miền Bắc. Trong khi, nhu cầu của thị trường tôm thương phẩm những tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh tăng cao dẫn đến khan hiếm, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nhà bạt nuôi thả tôm vụ đông áp dụng công nghệ cao. Đến thăm vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) trong thời tiết lạnh giá, khi các hộ nuôi tôm công nghiệp nơi đây đang tập trung cải tạo, vệ sinh ao nuôi chuẩn bị cho vụ nuôi xuân hè năm 2021. Các hộ nuôi tôm công nghiệp đầu tư xây dựng bể nổi có mái che ứng dụng công nghệ cao vẫn đang tích cực chăm sóc tôm nuôi để phục vụ thị trường vào dịp Tết Nguyên đán. Các bể được thiết kế hình tròn khung sắt lót bạt HDPE xung quanh và hệ thống cung cấp oxy bao quanh cùng với máy móc, thiết bị cần thiết để duy trì và ổn định nhiệt độ thời tiết mùa đông chênh lệch giữa ngày và đêm quá lớn. Anh Trương Văn Toàn, chủ trại nuôi tôm công nghiệp của xã Hoằng Yến, cho biết: Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, anh đã huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng 12 bể nuôi có diện tích từ 300 – 400m2/bể, với chi phí đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Vụ đông năm nay anh thả nuôi 5 bể với mật độ 380 – 400 con/m2. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang phát triển tốt, bảo đảm kích cỡ khi bán vào dịp Tết Nguyên đán. Ưu điểm nuôi tôm trong nhà bạt tránh được thời tiết bất lợi, như: mưa và gió làm giảm PH, nhiệt độ, độ mặn và gây phân tầng nước trong ao nuôi tôm. Trong quá trình nuôi, người nuôi còn chủ động kiểm soát nhiệt độ, môi trường nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động bất lợi ngoài môi trường tự nhiên trong điều kiện nhiệt độ ao thay đổi nhanh. Đồng thời, sử dụng vi sinh định kỳ trong suốt quá trình nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tôm nuôi phát triển tốt. Mặc dù nuôi tôm công nghiệp vụ đông đạt kích cỡ thương phẩm chậm hơn, do thời tiết lạnh giá ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Nhưng chi phí nuôi tôm ít hơn, đến thời điểm hiện tại giá tôm kích cỡ 100 con/kg, có giá bán từ 120.000 – 130.000 đồng/kg và dự kiến vào dịp tết giá còn cao hơn.
Hiện nay, toàn tỉnh đã phát triển được 500 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, sản lượng ước đạt 7.500 tấn/năm. Các địa phương ven biển luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, đầu tư ao nuôi theo quy trình khép kín từ xử lý nguồn nước, môi trường ao nuôi và kiểm soát con giống sạch bệnh. Đồng thời, tích cực tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân các biện pháp chăm sóc, phòng bệnh trong nuôi tôm công nghiệp. Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Trưởng Phòng Nuôi trồng (Chi cục Thủy sản), vụ đông năm nay toàn tỉnh có 40 hộ nuôi với diện tích khoảng 30 ha nuôi tôm trong nhà bạt. Hiệu quả kinh tế mang lại trong nuôi tôm vụ đông cao hơn so với sản xuất 2 vụ chính, do ít hộ đầu tư thả nuôi vào mùa đông. Chủ yếu các hộ đã đầu tư xây dựng các ao nuôi có nhà bạt che phủ, lót bạt dưới đáy ao và có hệ thống quạt oxy để kiểm soát nhiệt độ, bảo đảm nhiệt độ bên trong và ngoài ao chênh lệch từ 7 – 12oC giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Tôm thương phẩm vẫn bảo đảm kích cỡ, chất lượng và có năng suất tương đương 2 vụ chính, ước tính mỗi ha đạt từ 25 – 30 tấn/vụ. Do nhu cầu của thị trường tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và những tháng đầu năm tăng nên tôm thương phẩm có giá bán cao gấp 1,5 lần so với chính vụ. Thời gian tới, các địa phương trong tỉnh tiếp tục chú trọng phát triển nuôi tôm công nghệ cao nhằm phát triển nuôi tôm vụ đông theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính vào đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Thanh Hoá: Khởi công khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao 3.000 tỷ đồng
Hôm qua, tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đã diễn ra lễ khởi công khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo đại diện chủ đầu tư Tập đoàn Xuân Thiện, khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện sau khi hoàn thành, mỗi năm sẽ tạo ra khoảng 180.000 tấn thực phẩm từ thịt lợn; 50.000 tấn thành phẩm từ trái cây, rau củ quả; 1,2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi; 600.000 tấn phân vi sinh hữu cơ; hình thành tổng đàn lợn 67.500 lợn nái và cung cấp 1,5 triệu lợn thịt/năm.
Các đại biểu tham dự lễ khởi công dự án sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện.
Dự kiến khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện sẽ hoàn thành vào quý II/2021, đến quý IV/2021 sẽ đưa sản phẩm ra thị trường.
Để sản xuất bền vững, phòng tránh, kiểm soát tốt được dịch bệnh, các dự án của Tập Đoàn Xuân Thiện đều áp dụng công nghệ cao 4.0 của châu Âu và công nghệ sinh học vào sản xuất và chế biến.
Với công nghệ này, chuỗi dự án sẽ tận dụng được các phụ phẩm từ quá trình sản xuất, theo hướng nông nghiệp tuần hoàn để làm ra các sản phẩm phục vụ ngược lại các công đoạn sản xuất, chế biến... Chính vì vậy, chuỗi dự án được đánh giá vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường.
Lễ ký hợp tác giữa Tập đoàn Xuân Thiện và UBND huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Sau khi dự án đi vào hoạt động, các nhà máy sẽ thu mua nông sản của bà con tại huyện Ngọc Lặc và vùng lân cận của Thanh Hóa để làm nguyên liệu sản xuất. Qua đó, giúp thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống của bà con nông dân.
Ngoài ra, Tập đoàn Xuân Thiện còn đề xuất đầu tư dự án khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện (Thanh Hóa) với tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao dự án chăn nuôi gắn với chế biến của Tập Đoàn Xuân Thiện. Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi có giá trị gia tăng cao, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương.
Các đại biểu bấm nút khởi công sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.
Cũng theo ông Lê Đức Giang, dự án chăn nuôi gắn với chế biến của Tập Đoàn Xuân Thiện không những góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thanh Hóa.
Chính vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đề nghị Tập đoàn Xuân Thiện tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường... đồng thời, ông cũng mong muốn Tập đoàn Xuân Thiện tập chung nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện để đầu tư dự án, sớm đưa chuỗi dự án vào hoạt động.
Phú Thọ: Lạ, nuôi cá cho ăn "kiểu nhà nghèo", cá chậm lớn mà bán ai cũng đòi mua, nông dân này là tỷ phú Với sự chăm chỉ, chịu khó cùng tâm huyết với nông nghiệp sạch, bà Nguyễn Thị Luyến ở khu 1, xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá các loài cá truyền thống "kiểu nhà nghèo" nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập 600 triệu đồng/năm. Với kinh nghiệm 17 năm...