Hiệu quả mô hình trạm cấp cứu vệ tinh 115
Liên tiếp trong thời gian qua, các trạm cấp cứu 115 vệ tinh đặt tại các bệnh viện (BV) trên địa bàn TPHCM ra đời đã góp phần không nhỏ trong việc cứu sống kịp thời người bệnh, giảm thiểu di chứng, hỗ trợ điều trị hiệu quả cao và tăng cơ hội vàng cho sự sống của bệnh nhân.
Nhân viên Trạm cấp cứu vệ tinh 115 Bệnh viện Gia An 115 vận chuyển bệnh nhân về bệnh viện cấp cứu
Kịp thời, hiệu quả
Mới đây, trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại BV Gia An 115 nhận được thông tin về một bệnh nhân cần hỗ trợ y tế khẩn cấp là cụ bà V.T.H. (84 tuổi, ngụ quận Bình Tân). Xe cấp cứu ngoại viện lập tức xuất phát, chỉ sau 5 phút đã tiếp cận bệnh nhân đang trong tình trạng miệng méo sang bên trái kèm ho sặc, liệt nửa người trái, tiếp xúc chậm. Nhận thấy bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của đột quỵ não, quy trình cấp cứu đột quỵ liền được kích hoạt.
Tại BV Gia An 115, kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy bệnh nhân bị tắc động mạch cảnh trong bên phải từ đoạn ngoài sọ đi vào trong sọ và tắc toàn bộ đoạn trong sọ. Các bác sĩ lập tức tiến hành lấy huyết khối cơ học để tái thông động mạch, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân. Với sự hỗ trợ của phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán – điều trị đột quỵ và hệ thống chụp mạch xóa nền kỹ thuật số (DSA), can thiệp lấy huyết khối được diễn ra nhanh chóng, chỉ hơn 30 phút. Sau phẫu thuật, động mạch cảnh tái thông hoàn toàn, sức khỏe bệnh nhân ổn định. Đó chỉ là một trong số nhiều trường hợp được các trạm cấp cứu vệ tinh trên địa bàn TPHCM kịp thời cứu sống trong thời gian qua.
Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, mỗi ngày có khoảng 1.500 bệnh nhân bệnh lý cấp tính hoặc tai nạn thương tích cần được trợ giúp cấp cứu tại chỗ. Phần lớn bệnh nhân này ít khi gọi cấp cứu 115 mà được gia đình hoặc người dân tự chuyển đến khoa cấp cứu tại các BV gần nơi cư trú bằng các phương tiện taxi, xe máy… Chính vì thế có những trường hợp bệnh nhân được đưa tới BV trong tình trạng không được sơ cứu, vận chuyển và điều trị đúng cách gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có những trường hợp tử vong trước khi đến được BV.
Video đang HOT
Trước thực tế đó, từ năm 2017, Sở Y tế TP đã quyết định mở rộng mạng lưới cấp cứu ngoại viện đặt tại các BV quận huyện, nhất là ở các khu vực cửa ngõ, ngoại thành. “Đến nay đã có 34 bệnh viện công lập và tư nhân tại 22 quận huyện tham gia làm trạm vệ tinh của Trung tâm Cấp cứu 115. Tương ứng, số lượt gọi 115 của người dân cứ tăng dần mỗi năm: nếu như năm 2015 chỉ có 8.787 cuộc gọi thì đến năm 2019 con số này là 31.081 cuộc gọi (tăng gấp 3,5 lần so với năm 2015). Điều này cho thấy, người dân thành phố đã tin tưởng hơn với hoạt động cấp cứu 115 của hệ thống y tế thành phố.
Bên cạnh đó, ngành y tế thành phố đã triển khai mô hình xe cấp cứu hai bánh nhằm tiếp cận nhanh chóng người bệnh khi tình hình đường phố luôn trong tình trạng kẹt xe và nhiều ngõ hẻm. Trong đợt bùng phát dịch Covid-19, mạng lưới cấp cứu 115 cũng đã hỗ trợ hiệu quả trong vận chuyển người cách ly từ sân bay về các khu cách ly tập trung và vận chuyển người bệnh nghi ngờ mắc Covid-19 từ các phòng khám về các khu cách ly của bệnh viện để tầm soát SARS-CoV-2″, PGS-TS Tăng Chí Thượng cho biết.
Sẽ áp dụng mô hình chuẩn quốc tế
Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh tại tất cả cơ sở khám chữa bệnh, ngành y tế đã xác định cần phải ưu tiên đầu tư nguồn lực để tiếp tục cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, phát triển nguồn nhân lực chuyên môn theo hướng chuyên khoa sâu và nhân lực quản trị theo hướng chuyên nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến chuyển đổi số trong mọi hoạt động khám chữa bệnh.
“Một trong những ưu tiên đầu tư nguồn lực này là phát triển mạng lưới các trạm cấp cứu vệ tinh của thành phố theo hướng chuyên nghiệp (mô hình Paramedic của các nước trong khu vực) hướng đến lấy người dân làm trung tâm, góp phần gia tăng độ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”, PGS-TS Tăng Chí Thượng cho hay.
Trong giai đoạn 2020-2025, ngành y tế thành phố xây dựng hệ thống cấp cứu 115 hoàn chỉnh theo mô hình của Mỹ, châu Âu, Úc. Đó là mô hình phối hợp, sẽ có những trạm cấp cứu 115 vệ tinh, có các trung tâm cấp cứu 115 ngoại ô; hướng đến đội ngũ y tế cấp cứu sẽ hoạt động theo mô hình vừa cấp cứu tại chỗ, vừa xử lý và cho thuốc, bảo hiểm y tế chi trả; những trường hợp nhẹ không cần phải đến BV mà về nhà điều trị, được y tế địa phương theo dõi.
Bên cạnh đó, Sở Y tế sẽ ban hành văn bản hướng dẫn các trạm cấp cứu vệ tinh 115 xây dựng cơ cấu giá cấp cứu ngoại viện. Các trạm cấp cứu vệ tinh 115 phải hoàn thành cơ cấu giá thu, gửi về Sở Y tế để thẩm định và công khai mức giá trên cổng thông tin điện tử ngành y tế để người dân được biết.
Sở Y tế cũng giao Trung tâm cấp cứu 115 tham mưu sở xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động cấp cứu ngoại viện theo hướng chuyên nghiệp hóa, gắn kết với hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các cơ sở y tế trong cộng đồng; triển khai giải pháp “Hệ thống điều hành thông minh” tại Trung tâm cấp cứu 115 và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động tiếp nhận, xử lý cuộc gọi cấp cứu cho các điều phối viên cấp cứu ngoại viện.
Đưa vào hoạt động trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại BV Quận Phú Nhuận
Bác sĩ Võ Văn Minh, Giám đốc BV Quận Phú Nhuận cho biết, sau thời gian chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, ngày 20-10, trạm cấp cứu vệ tinh 115 đặt tại BV Quận Phú Nhuận chính thức đi vào hoạt động. Trạm được trang bị thiết bị y tế chuyên dụng, quy trình xuất xe nhanh, ngay sau khi nhận điều phối từ tổng đài Trung tâm Cấp cứu 115; hoạt động 24/7. Đội ngũ cấp cứu được tập huấn liên tục, có kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp giúp xử lý mọi tình huống cấp cứu ngoại viện hiệu quả nhất.
Kịp thời cứu sống cụ bà 84 tuổi bị đột quỵ trong "thời gian vàng"
Với sự hỗ trợ của phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán - điều trị đột quỵ và hệ thống chụp mạch xóa nền kỹ thuật số (DSA) cùng với thời gian đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, cụ bà U90 không chỉ được cứu sống mà còn phục hồi tốt.
Ảnh minh họa
Trước đó, Trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM) nhận được thông tin về một bệnh nhân cần hỗ trợ y tế khẩn cấp là bà V. T. H (84 tuổi, ngụ tại Q. Bình Tân, TP.HCM).
Chỉ 5 phút sau, xe cấp cứu ngoại viện đã tiếp cận bệnh nhân đang trong tình trạng miệng méo sang bên trái kèm ho sặc, liệt nửa người trái, tiếp xúc chậm. Nhận thấy bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của đột quỵ não, quy trình cấp cứu đột quỵ liền được kích hoạt.
Tại Bệnh viện Gia An 115, kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy bệnh nhân bị tắc động mạch cảnh trong bên phải từ đoạn ngoài sọ (ngang mức thân sống C2-C3) đi vào trong sọ và tắc toàn bộ đoạn trong sọ. Các bác sĩ lập tức tiến hành lấy huyết khối cơ học để tái thông động mạch, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân.
Với sự hỗ trợ của phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán - điều trị đột quỵ và hệ thống chụp mạch xóa nền kỹ thuật số (DSA), can thiệp lấy huyết khối diễn ra nhanh chóng, chỉ hơn 30 phút. Sau phẫu thuật, động mạch cảnh tái thông hoàn toàn, bệnh nhân hồi phục tốt.
BS.CKI. Đàm Quang Huấn, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Gia An 115 cho biết, cấp cứu thường đòi hỏi nhanh chóng, hiệu quả nhưng với cấp cứu đột quỵ, yêu cầu đó còn cao hơn gấp nhiều lần. Bởi mỗi giây, mỗi phút trôi qua, tính mạng bệnh nhân đột quỵ càng bị đe dọa, khả năng hồi phục giảm, nguy cơ di chứng, biến chứng sau đột quỵ tăng. Càng được cấp cứu sớm trong "thời gian vàng", khả năng cứu sống bệnh nhân và hạn chế di chứng càng cao.
Do đó, khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng của đột quỵ não như yếu liệt nửa người, méo miệng đột ngột hoặc nói đớ, nói không rõ chữ... người nhà cần đưa ngay đến bệnh viện có đủ khả năng điều trị đột quỵ cấp và gần nhất.
Bác sĩ Huấn cho hay đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyển viện vì bệnh viện cấp cứu ban đầu không có chức năng điều trị đột quỵ. Điều này vô tình làm mất đi "thời gian vàng" của người bệnh, khiến người bệnh bỏ lỡ cơ hội có kết quả điều trị tốt hơn. Đây là điều rất đáng tiếc vì nếu cấp cứu trễ, dù được cứu sống thì bệnh nhân cũng sẽ phải sống suốt đời với những di chứng sau đột quỵ, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.
"Khi có người thân xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người nhà bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý gọi cấp cứu hoặc đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có thể tiếp nhận, điều trị đột quỵ gần nhất", bác sĩ Huấn chia sẻ.
Hai người đột quỵ nhập viện trước khi Bạch Mai cách ly Người đàn ông 40 tuổi, đột quỵ, được chuyển vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ 2 giờ trước khi có lệnh phong tỏa viện. Ngày 28/3, bệnh nhân cấp cứu vào giờ thứ 4 kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ, liệt nửa người, hôn mê, rối loạn ý thức, không nói được. Kết quả chụp CT phát hiện...