Hiệu quả mô hình nuôi ong tại xã Định Hải
Là xã bán sơn địa, ngoài diện tích sản xuất nông nghiệp, xã Định Hải (thị xã Nghi Sơn) còn có nhiều diện tích đất đồi rừng.
Để phát huy tiềm năng, lợi thế của diện tích rừng trong phát triển kinh tế của địa phương, những năm gần đây, chính quyền xã Định Hải đã khuyến khích các hộ dân trong xã phát triển mô hình nuôi ong dưới tán rừng.
Mô hình nuôi ong của gia đình ông Lê Minh Hải, xã Định Hải.
Trên thực tế, nghề nuôi ong lấy mật ở xã Định Hải đã có từ nhiều năm trước, nhưng chủ yếu là tự phát ở các gia đình nên còn manh mún, sản phẩm làm ra chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của người dân. Thế nhưng, những năm gần đây, nhận thấy mô hình nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ít, rủi ro thấp, lại có thu nhập thường xuyên, phù hợp với phát triển kinh tế hộ của nhiều gia đình trên địa bàn, nên xã đã và đang nhân rộng mô hình, nhằm tăng thu nhập cho các hộ dân.
Video đang HOT
Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Lê Minh Hải, một trong những hộ có số lượng đàn ong lớn nhất xã hiện nay. Thời gian đầu, gia đình ông chỉ nuôi quy mô nhỏ, với mục đích để dùng là chính. Sau nhiều năm nuôi, ông nhận thấy mật ong là sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi, phù hợp với nhu cầu thị trường, nên ông đã liên kết với Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Nghi Sơn để mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ong tập trung dưới tán cây lâm nghiệp, quy mô lên tới 300 đàn. Với số lượng đàn ong hiện có, mỗi năm gia đình ông thu nhập gần 700 triệu đồng, lợi nhuận hơn 300 triệu đồng.
Ông Lê Minh Hải, chia sẻ: Nghề nuôi ong lấy mật không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, có sự hiểu biết sâu về các loài hoa, mùa ong đi lấy mật, đối với mùa lạnh khan phấn sẽ phải xử lý làm sao để ong không bay mất mới có thể đạt được thành công. Loại cây để ong lấy mật tốt nhất là cây nhãn, vải và các loại mật ở lá cây keo, cây bạch đàn… Mùa rộ mật bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7, thời điểm rộ mật nhất là tháng 4 và tháng 5, người nuôi có thể quay mật từ 2 đến 3 lần trong tháng. Chất lượng mật thời điểm này cũng được đánh giá là tốt và đẹp nhất trong năm.
Hiện nay, xã Định Hải đã có 300 hộ dân tham gia thực hiện mô hình nuôi ong lấy mật, với tổng số lên tới hơn 2.000 đàn, sản lượng mật thu được đạt khoảng 15.000 lít/năm, giá trị sản xuất từ nghề nuôi ong trên địa bàn xã đạt khoảng 3,8 tỷ đồng/năm. Ông Nguyễn Văn Thu, Chủ tịch UBND xã Định Hải, cho biết: Sở dĩ mô hình nuôi ong lấy mật nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn xã là do mô hình ngày càng chứng minh được hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Quy mô nuôi có thể dễ dàng điều chỉnh linh hoạt theo điều kiện sản xuất của mỗi hộ gia đình. Theo tính toán của xã, mỗi đàn ong, tương đương với 1 thùng nuôi, mỗi năm có thể mang lại lợi nhuận từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng.
Để nâng cao giá trị sản xuất cho nghề nuôi ong, xã Định Hải đã phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Nghi Sơn, tập huấn kiến thức, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong theo hướng thâm canh, tăng năng suất, sản lượng thu mật cho đàn ong. Định hướng cho các hộ thực hiện quy trình nuôi ong theo tiêu chuẩn VietGAP. Liên kết các tổ đội nuôi ong để thu lượng mật lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa. Đáng chú ý, để mật ong xã Định Hải thực sự trở thành sản phẩm hàng hóa, có thương hiệu riêng, Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Nghi Sơn đã liên kết với nhiều hộ nuôi ong có quy mô lớn và vừa trên địa bàn xã Định Hải để thu mua sản phẩm mật ong. Mật ong thô sau khi được thu mua sẽ được đưa vào máy tinh lọc để khử tạp chất, thủy phân. Điều này giúp mật ong không bị lên men, không bị biến màu và đậm đặc hơn. Sản phẩm mật ong sau khi được tinh lọc, đóng chai và có nhãn hiệu là mật ong rừng Am Các. Được biết, mật ong rừng Am Các của xã Định Hải đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để được chứng nhận là sản phẩm OCOP.
Hướng dẫn mới về chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2021
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành công văn về thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2021.
Người dân huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, nuôi ong lấy mật thoát nghèo (Ảnh minh họa).
Theo đó, cơ quan này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số nội dung sau.
Trước hết, theo Điều 2 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27-1-2021 của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo từ ngày 1-1-2021.
Năm 2021, tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đối với các huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 7-3-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25-1-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 cho đến khi có văn bản mới thay thế của cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, không áp dụng cơ chế, chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được cấp có thẩm quyền công nhận lên phường, thị trấn hoặc các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 25-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25-1-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, có vấn đề vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn.
Được biết, trong năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) của cả nước giảm từ 9,88% vào cuối năm 2015 xuống còn 2,75%. Tỷ lệ giảm bình quân 1,43%/năm. Riêng các huyện nghèo giảm còn dưới 24%, giảm bình quân trên 5,6%/năm.
Bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm.
Đảng bộ huyện Cẩm Thủy tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa sai phạm Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) các cấp, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp huyện Cẩm Thủy đã góp phần giúp các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên được KTGS phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại, yếu kém, khuyết điểm trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chức...