Hiệu quả hoạt động tổ tự quản ở Chợ Mới
Sau 10 năm thực hiện Đề án số 01 của Ban Thường vụ Huyện ủy Chợ Mới (An Giang) về “Củng cố tổ chức, nâng chất hoạt động tổ tự quản toàn diện”, hoạt động tổ tự quản đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, làm nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện tốt các phong trào cách mạng của địa phương.
Phát huy tinh thần, trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia giữ gìn an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội, bảo đảm ở khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH), nhiều mô hình tổ tự quản được hình thành và triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Toàn huyện đã xây dựng 2.595/3.025 tổ (chiếm tỷ lệ 85,79%) mô hình: “Tổ tự quản không có điểm nóng TNXH”; “Tổ tự quản không có tội phạm, TNXH”; “Tổ quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và không tham gia TNXH”; “Tổ tự quản không còn hộ nghèo”, xây dựng “Tổ tự quản không có con em bỏ học giữa chừng”, “Tổ tự quản bảo vệ môi trường”…
Các mô hình này đã tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, TNXH ở nông thôn, làm giảm đáng kể các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn dân cư. Qua đó, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, giúp đỡ, tạo điều kiện để người nghèo làm ăn thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường hơn nữa vai trò tích cực, chủ động của người dân trong việc tham gia quản lý xã hội, bộ phận giúp việc Huyện ủy Chợ Mới về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã xây dựng và triển khai thực hiện 10 tiêu chí ở tổ tự quản gồm: “Ăn, mặc, ở, lao động, học hành, đi lại, sức khỏe, giải trí, giao tiếp, nghỉ ngơi”. Đến nay, đã xây dựng được 2.617/3.025 tổ, đạt tỷ lệ 86,51%.
Video đang HOT
Thông qua mô hình này đã phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, thân thiện trong giao tiếp ứng xử, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Nguyễn Hồng Viễn trao giấy khen tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện mô hình tổ tự quản
Ngoài ra, tổ tự quản còn xây dựng nhiều mô hình tham gia thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo” như: xây dựng tổ tự quản không có con em bỏ học giữa chừng nhằm giảm đến mức thấp nhất trẻ em bỏ học giữa chừng; tham gia thực hiện tốt công tác hòa giải những mâu thuẫn, xích mích nhỏ của người dân để xây dựng tình đoàn kết ở địa bàn dân cư; tham gia cảm hóa những người lầm lỗi, vận động mọi người tích cực tham gia phong trào ” Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”…
Hiện, toàn huyện Chợ Mới đã thành lập được 3.025 tổ tự quản, tăng 25 tổ so thời điểm năm 2009, trong đó có 3.025 tổ trưởng, 2.522 tổ phó (nhiều nhất là xã Kiến An có 256 tổ). Với kết quả hoạt động tích cực trong thời gian qua, tổ tự quản đã đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; nâng cao tinh thần đoàn kết và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên nhân dân vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tạo môi trường sống lành mạnh ở địa bàn dân cư.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chợ Mới Hà Minh Trang cho biết: “Sau 10 năm thực hiện Đề án 01 của Ban Thường vụ Huyện ủy, phong trào quần chúng tự quản toàn diện của huyện đã đạt được những kết quả khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình an sinh xã hội, vận động nhân dân đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo; thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, TNXH, đảm bảo trật tự an toàn giao thông; xây dựng môi trường cảnh quan xanh – sạch – đẹp; thực hiện tốt nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; thôn xóm bình yên, tình làng, nghĩa xóm ngày càng bền chặt. Những thành tích ấy có sự đóng góp to lớn, tích cực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của đội ngũ cán bộ ở xã, ấp và tổ tự quản (cơ sở)”.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động tổ tự quản thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chợ Mới Hà Minh Trang đề nghị, tuyên truyền nhân rộng các mô hình tổ tự quản hoạt động hiệu quả, nghiên cứu sáng tạo, xây dựng nhiều mô hình mới phù hợp với tình hình, điều kiện của mỗi địa bàn dân cư; đào tạo nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho tổ tự quản. Đặc biệt, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của tổ tự quản, từng bước đưa hoạt động ngày càng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Sóc Sơn ra mắt tổ tự quản về an ninh trật tự đầu tiên
Mô hình tổ tự quản về an ninh trật tự (ANTT) "Vì cuộc sống bình yên" đầu tiên của huyện Sóc Sơn vừa được ra mắt tại xã Xuân Giang.
Đây là mô hình tổ tự quản đầu tiên được xây dựng kể từ khi có công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh công an xã.
Tổ tự quản "Vì cuộc sống bình yên" đầu tiên được thành lập tại xã Xuân Giang
Thiếu tá Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng Công an xã Xuân Giang cho biết, thực hiện Chương trình số 01 của Ban Chỉ đạo 138 huyện Sóc Sơn về triển khai phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2020, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng phong trào toàn dân, Công an xã đã tham mưu thành lập Tổ tự quản về ANTT với tên gọi "Vì cuộc sống bình yên" tại 6 thôn trên địa bàn. Mỗi tổ có 8 đến 10 thành viên do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng.
Nhiệm vụ của tổ tự quản là tuần tra bảo vệ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tham gia phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn. Khi có vụ việc phức tạp phải kịp thời có mặt và báo cáo ngay Công an xã hoặc Công an huyện. Tham gia bảo vệ hiện trường, sơ cứu người bị nạn, bắt giữ người phạm tội quả tang và thực hiện các nội dung theo phân công, hướng dẫn của UBND xã và Công an xã.
Mô hình tổ tự quản về an ninh trật tự "Vì cuộc sống bình yên" hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, trên tinh thần tự phòng, tự quản, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia bảo đảm an ninh trật tự tại khu dân cư. Tổ hoạt động theo cơ chế: Cấp ủy Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành; Công an xã hướng dẫn về công tác chuyên môn nghiệp vụ; mỗi thành viên là lực lượng nòng cốt trong phong trào trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở.
Cần phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi là một trong 4 nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh ta sẽ tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX vừa qua, các huyện miền núi đã chia sẻ kinh nghiệm để...