Hiệu quả đầu tư 9 tháng của các quỹ hàng đầu trên TTCK Việt Nam không bằng đem tiền gửi tiết kiệm
Đa số các quỹ lớn trên TTCK Việt Nam chỉ tăng trưởng dưới 4%, tương đương hoặc kém hơn tăng trưởng của VN-Index.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2018, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 3,3%, từ 984,24 điểm lên 1017,13 điểm. Chỉ số VN30 cũng tăng 2% lên 994,73 điểm. Mức tăng điểm của 2 chỉ số có sự đóng góp rất lớn của cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất Vingroup khi tăng 27% so với cuối năm ngoái.
Trong khi đó, không nhiều quỹ đầu tư lớn nắm giữ VIC với tỷ trọng cao chính vì vậy mà việc “chiến thắng” VN-Index trong 9 tháng đầu năm nay không phải là việc dễ dàng đối với đa số các nhà quản lý quỹ. Bên cạnh đó, biến động tỷ giá cũng tăng thêm “độ khó” cho các quỹ.
Mặc dù từng là một trong những thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhất thế giới trong giai đoạn đầu năm thì hiện tại đa số các quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam có hiệu quả hoạt động rất khiêm tốn, thậm chí thua xa lãi suất gửi tiết kiệm.
Lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm hiện dao động quanh mức 6,6% thì sau 9 tháng, tỷ suất lợi nhuận thu về đạt xấp xỉ 5% – hầu hết các quỹ đều không đạt được. Với việc Vn-Index giảm mạnh trong tuần đầu tháng 10 thì không ít quỹ đã tăng trưởng âm.
Thống kê của chúng tôi đối với một số quỹ đầu tư lớn chuyên đầu tư vào Việt Nam cho thấy, quỹ có thành tích tốt nhất là Tundra Vietnam Fund với mức tăng trưởng 12,2% tính theo đồng Krona Thụy Điển (SEK). Tuy vậy, nếu quy đổi sang USD thì thành tích của Tundra Vietnam Fund cũng không quá nổi trội với mức tăng trưởng 3,4%.
Tính đến 30/9, quỹ này có giá trị tài sản gần 117 triệu USD bao gồm 40 khoản đầu tư với những cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất là FPT, Masan, SSI và Đất Xanh Group.
Một quỹ khác cũng đạt được mức tăng trưởng cao là LionGlobal Vietnam Fund, đạt 9,1%.
Các quỹ lại đều có mức tăng từ 3% đổ xuống – tức chỉ tương đương hoặc thấp hơn mức tăng của VN-Index.
Video đang HOT
VEIL – quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam – ghi nhận mức tăng trưởng chỉ 1,4%, với NAV trên 1 chứng chỉ quỹ tăng từ 7,06 USD lên 7,16 USD. Quỹ VOF thuộc VinaCapital cũng chỉ tăng 1,6%.
Một quỹ có mô tỷ đô khác là KIM Vietnam Growth Equity Fund tăng trưởng 3,4%. Quỹ này được xem như “ngôi sao mới nổi” trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi liên tục rót vốn mạnh vào Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2017 và đầu năm 2018.
Phía tăng trưởng âm có 2 cái tên đáng chú ý là Pyn Elite Fund, giảm 0,7% và Van Eck Vietnam ETF (VNM ETF), giảm 3,4%. Trái ngược với VNM ETF, quỹ FTSE Vietnam ETF đạt được mức tăng trưởng 3%.
Trong số các quỹ nội, 2 quỹ có thành tích tốt nhất là SSIAM VNX50, tăng 7,3% và quỹ TVAM TVGF1, tăng 6%. Đáng chú ý quỹ SSIAM VNX50 cũng là quỹ nội tăng trưởng tốt nhất trong năm 2017.
Hai quỹ tăng trưởng âm là Techcom Capital TCEF (-10,7%) và SSI SCA (-0,9%).
Quỹ nội lớn nhất là VFMVN30 ETF tăng trưởng 1,7% – thấp hơn một chút so với mức tăng 2% của chỉ số VN30. Hai quỹ khác do VFM quản lý là VF1 và VF4 tăng trưởng lần lượt là 1,9% và 1,5%. Ba quỹ này có tổng giá trị tài sản ròng gần 6.800 tỷ đồng, trong đó riêng quỹ VFMVN30 có quy mô gần 4.500 tỷ đồng.
Kiến Khang
Theo Trí thức trẻ
9 tháng đầu năm: Khối ngoại mua ròng 31.680 tỷ đồng trên HOSE
Các 'tân binh' của thị trường chứng khoán năm nay là VHM, YEG và HDB đều được khối ngoại mua ròng rất mạnh.
Kết thúc 9 tháng đầu năm, VN-Index đứng ở mức 1.017,13 điểm, tăng 3,34% so với thời điểm cuối năm 2017, trong khi HNX-Index giảm 0,5% xuống 115,52 điểm.
Do ảnh hưởng từ dòng vốn toàn cầu dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, khối ngoại đã bán ròng rất mạnh trong giai đoạn quý 2 (tháng 4,5,6) tuy nhiên từ tháng 8 trở lại đây, khối này bắt đầu quay trở lại mua ròng trên TTCK Việt Nam.
Trên hai sàn niêm yết, khối ngoại mua vào 4,2 tỷ cổ phiếu, trị giá 217,6 nghìn tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 3,87 tỷ cổ phiếu, trị giá 186,7 nghìn tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 301 triệu cổ phiếu, trị giá 30.880 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại mua ròng rất mạnh ở sàn HOSE, nhưng bán ròng ở sàn HNX.
Tại sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 31.680 tỷ đồng (gấp 2,26 lần so với cùng kỳ năm 2017), tương ứng khối lượng mua ròng 343 triệu cổ phiếu.
Số liệu mua ròng của khối ngoại 9 tháng đầu năm chủ yến đến từ tân binh VHM của CTCP Vinhomes. Cổ phiếu VHM chính thức niêm yết 2,68 tỷ cổ phiếu vào ngày 17/5 với giá tham chiếu 92.100 đồng/CP. Đáng chú ý, ngay trong phiên giao dịch sau đó (18/5), VHM đã thiết lập một phiên giao dịch lịch sử về thanh khoản với gần 268 triệu cổ phiếu, đạt giá trị 1,35 tỷ USD, trong đó, khối ngoại mua vào 249 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị là 28.550 tỷ đồng.
Như vậy, nếu loại trừ đi giao dịch đột biến này của VHM trong phiên 17/5 thì giá trị mua ròng của khối ngoại sàn HOSE điều chỉnh xuống còn 3.136,56 tỷ đồng.
Tiếp theo, một cổ phiếu 'cùng họ' với VHM là VRE cũng được khối ngoại mua ròng mạnh với 3.890,78 tỷ đồng. Trong khi đó, hai 'tân binh' khác của thị trường chứng khoán trong năm 2018 là YEG và HDB của HDBank đều được khối ngoại mua ròng mạnh, đạt lần lượt 2.502 tỷ đồng và 2.435 tỷ đồng. Kể từ khi lên sàn, HDBank được khối ngoại mua ròng gần 55 triệu cổ phiếu, số lượng nắm giữ của nhà đầu tư ngoại tại ngân hàng này đã lên đến 27,52%.
CCQ ETF nội E1VFVN30 cũng nhận được sự quan tâm lớn của khối ngoại và có giá trị mua ròng hơn 1.659 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, công ty mẹ của VHM và VRE là Vingroup (mã VIC) lại bị bán ròng rất mạnh trong 9 tháng đầu năm 2018 với giá trị đạt 7.574,7 tỷ đồng. Trước đó, trong cả năm 2017, VIC đã bị bán ròng khoảng 1.150 tỷ đồng.
Ba cổ phiếu khác bị khối ngoại bán ròng trên 1.000 tỷ đồng còn có VNM, HPG và VJC. Trong đó, VNM đứng thứ hai trong danh sách bán ròng sàn HOSE với giá trị đạt 1.940 tỷ đồng.
Trái ngược hoàn toàn với những gì diễn ra ở sàn HOSE, khối ngoại trên sàn HNX đã bán ròng 804 tỷ đồng trong 9 tháng qua (tăng 66% so với cùng kỳ năm 2017), tương ứng khối lượng bán ròng là 42 triệu cổ phiếu.
Các cổ phiếu được khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh đều có tính dẫn dắt đối với chỉ số HNX-Index. Trong đó, dẫn đầu danh sách mua ròng sàn này là SHB với giá trị đạt 373,5 tỷ đồng. Cổ phiếu VPI vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh với 267 tỷ đồng. Hai mã PVS và VCG được mua ròng lần lượt 251,7 tỷ đồng và 149 tỷ đồng.
Trong khi đó, khối ngoại bán ròng rất mạnh cổ phiếu VGC, đạt tổng cộng 1.037,8 tỷ đồng. Trong cả năm 2017, VGC được khối ngoại mua ròng 246,8 tỷ đồng. Trong khi đó, TAG bị bán ròng 272 tỷ đồng. TAG mới hủy niêm yết tại sàn HNX vào ngày 17/9/2018 để tìm kiếm đối tác chiến lược, tái cơ cấu lại công ty. TAG đã chính thức bị MWG thâu tóm khi đơn vị này nắm giữ 99,33% vốn của TAG.
Còn trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1.684 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 26,7 triệu cổ phiếu.
Theo Người đồng hành
Nhờ thị phần ống thép Hoà Phát lên 27%, tài sản tỷ phú Trần Đình Long tăng lên gần 16.200 tỷ Chỉ số VnIndex trong phiên giao dịch ngày 28.9 đã dần bỏ xa ngưỡng 1.010 điểm song chưa đủ sức chinh phục ngưỡng 1.020 điểm khi thị trường hụt hơi trước áp lực chốt lời tăng cao. Nhờ thông tin thị phần ống thép Hòa Phát tăng lên hơn 27%, cổ phiếu HPG tiếp đà tăng mạnh giúp tài sản chứng khoán của...