Hiểu nhầm tai hại về nồng độ cồn
Cồn là thành phần chính trong nhiều chất khử trùng bề mặt. Trong đại dịch Covid-19, nhiều người đã hiểu nhầm việc uống rượu – loại thức uống có nồng độ cồn cao – sẽ giúp cơ thể loại bỏ được virus.
Để tiêu diệt được vi trùng, dung dịch diệt khuẩn cần nồng độ cồn ít nhất 60% – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định để tiêu diệt được vi trùng, dung dịch diệt khuẩn cần nồng độ cồn ít nhất 60%. Trong khi đó, những loại rượu mạnh điển hình có nồng độ cồn trung bình vào khoảng 40%.
Theo tiến sĩ Stephan Fihn – giáo sư phụ trách Khoa Nội tổng quát tại Đại học Y khoa Washington (Mỹ), khi được tiêu thụ, lượng cồn từ rượu đi vào máu còn thấp hơn nhiều.
Cơ thể người rơi vào tình trạng say khi nồng độ cồn trong máu vào khoảng 0,08%, tức chỉ bằng khoảng một phần nghìn nồng độ cồn có trong chất khử trùng thông thường.
“Còn nếu nồng độ cồn trong máu cao hơn nữa, vào khoảng từ 0,35 – 0,4%, lúc này cơ thể sẽ bị ngộ độc rượu và có khả năng tử vong. Do đó, lượng cồn quá cao trong máu sẽ hại chúng ta trước khi tiêu diệt vi trùng”, tiến sĩ Fihn nhấn mạnh.
Yêu cầu các trường hạn chế tổ chức hoạt động tập trung đông người phòng chống Covid-19
Nhằm đảm bảo an toàn trường học trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở GD- ĐT TP.HCM yêu cầu các trường nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Học sinh tăng cường deo khẩu trang phòng dịch Covid-19 - PHẠM HỮU
Theo Sở GD-ĐT, các trường tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch cho học sinh giáo viên, nhân viên. Nếu ai bị sốt, ho, khó thở, tiếp xúc gần với người mắc bệnh Covid-19 thì không đến trường. Đồng thời liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn thăm khám kịp thời và báo cho nhà trường.
Các trường hạn chế tổ chức hoạt động tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết. Trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn... theo đúng quy định.
Gần 170.000 học sinh, sinh viên ở TP.HCM phải tạm nghỉ học vì Covid-19
Cũng theo chỉ đạo của ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, các trường lưu ý khi tổ chức các sự kiện, hoạt động có tiếp xúc với người đến từ nước ngoài, nhất là từ các nước có nguy cơ cao phải hỏi ý kiến của cơ quan y tế
Vào đầu mỗi buổi học tổ chức đo thân nhiệt, bắt buộc thực hiện đeo khẩu trang ngoài lớp học, khuyến khích đeo khẩu trang trong lớp học, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn đối với toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên. Phối hợp trung tâm y tế địa phương thực hiện khử khuẩn trường học.
Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, dạy và học. Thực hiện nghiêm túc cài đặt, triển khai ứng dụng, tường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn phòng, chống dịch, công khai kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch Covid-19.
Bao nhiêu người liên quan đến tiếp viên hàng không (BN1342) phải xét nghiệm Covid-19?
Được biết, trong cuộc họp với Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM diễn ra chiều 3.12, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn cập nhật đến 16 giờ hôm qua, khối mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông ở có 8.211 học sinh nghỉ học. Có 8 trường phải nghỉ toàn trường, 195 trường chỉ một một số lớp, khối học. Về khối ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp, có khoảng 160.000 người nghỉ học. Như vậy, TP.HCM đã có gần 170.000 học sinh, sinh viên, giáo viên tạm dừng việc học và dạy tại trường vì dịch.
Là món khoái khẩu của trẻ em, người lớn, mỳ pasta có phải là món ăn lành mạnh? Câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng sẽ khiến bạn bất ngờ Những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thể thưởng thức món ăn khoái khẩu với nhiều người này mà vẫn có một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp. Nếu bạn sống ở Thành phố New York như tôi, bạn sẽ không cảm thấy ngạc nhiên và quá bất ngờ khi xung quanh bạn đều được bao quanh bởi vô...