Hiểu HIV, sẽ không đáng sợ!
Nhiều bệnh nhân HIV chia sẻ: Họ sợ sự kỳ thị, xa lánh của người không hiểu về HIV đối với người có HIV hơn mọi nỗi sợ hãi.
Giờ đây, mỗi khi gặp những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh HIV, cô Hoàn lại như gặp hình ảnh con mình ở đó. Ảnh: Zing
Sự lạc quan của cô giáo nhiễm HIV
Năm 2001 đối với cô giáo Nguyễn Thị Hoàn (giáo viên dạy văn Trường THPT Mỏ Trạng, Yên Thế, Bắc Giang) là năm có nhiều dấu mốc vui có, buồn có…, mãi mãi không thể xóa nhòa trong tâm trí. Đầu năm, cô Hoàn xây dựng gia đình, cuối năm thiên thần nhỏ của hai người chào đời. Đây cũng là thời khắc cô bị nghi nhiễm HIV.
Dù vẫn giữ cho mình niềm tin nhưng cũng có lúc, cô hoài nghi vào số phận. Hạnh phúc không trọn vẹn, vài tháng sau, cô đưa con vào bệnh viện khám, như tiếng sét đánh ngang tai khi cô cầm “ bản án tử hình” trên tay. Khi đó, cô mới bước sang tuổi 25, tuổi đời còn quá trẻ. Đau lòng hơn, cô bị phơi nhiễm HIV từ chính người chồng đầu ấp tay kề.
Gần 20 năm lặng lẽ trôi qua, căn bệnh HIV đã cướp đi của cô chồng con và cả người em trai chỉ trong thời gian ngắn. Từng ấy năm, chưa một thời khắc nào cô nguôi thương nhớ họ.
“Tôi có một chút giận, một chút trách số phận nhưng chưa bao giờ tôi oán trách hay hận thù, nhiều khi còn là sự cảm thông, xót xa. Họ, những người thân của tôi khi tâm sinh lý chưa ổn định, nhân cách chưa hình thành rõ rệt, đã không thể chống lại ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, trở thành nạn nhân của ma túy, HIV”, cô giáo Hoàn tâm sự.
Nói rồi cô nhớ lại khoảng thời gian đầu khi đón nhận thông tin mình bị căn bệnh thế kỷ. Không chỉ là sự đau đớn từ tâm can, cô Hoàn còn phải đối diện với sự kỳ thị của xã hội. Nhưng với cô, đó là lẽ tất nhiên của cuộc sống. Gần 20 năm trước, thời điểm dân trí chưa cao, thông tin về HIV còn hạn chế, việc phải đối mặt với kỳ thị là không tránh khỏi.
“Tôi thấy mình là người may mắn hơn nhiều người khác bị HIV vì tôi làm việc trong môi trường có tính nhân văn cao. Dần dần tôi nhận ra, giá trị sống của mình ở đâu, mình sống vì cái gì? Tôi tập thói quen bỏ ngoài tai những búa rìu dư luận, không để mình bị tác động bởi những ánh mắt kỳ thị, tìm những việc tích cực để làm”, cô trải lòng.
Nhớ lại những ngày đầu khi xuất hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cô đón nhận rất nhiều sự ngạc nhiên của mọi người. Lúc ấy, cô chỉ mỉm cười. Với người phụ nữ này, HIV là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, lấy đi của người ta nhiều cơ hội nhưng cô lúc nào cũng gạt bỏ tâm lý e ngại, sẵn sàng chia sẻ.
Khi nhận lời tham gia các chương trình truyền thông, truyền hình, cô luôn nghĩ việc mình nói để mọi người lắng nghe cũng là cách giúp mình gần hơn với mọi người. Đó không chỉ giúp cho mình mà còn là giúp cho người bị HIV có cơ hội được xã hội cảm thông và nhìn nhận đúng đắn.
Cô vẫn lên lớp, vẫn miệt mài trên bục giảng. Câu chuyện về cuộc đời mình vẫn được cô kể cho học trò nghe. Với cô giáo Hoàn, đó cũng là cách xây dựng kỹ năng sống cho các em, đặc biệt là học sinh THPT.
Các nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng, một người uống thuốc kháng virus (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn, đạt được và duy trì tải lượng ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình âm tính.
Người đầu tiên được chữa khỏi HIV giờ ra sao?
Mới đây, sau 12 năm sống khỏe mạnh và không còn virus HIV trong cơ thể, Timothy Ray Brown, bệnh nhân được chữa khỏi HIV đầu tiên trên thế giới, rất vui khi biết người thứ hai được điều trị khỏi căn bệnh thế kỷ cũng bằng chính phương pháp cấy ghép tủy xương tương tự như ông.
12 năm trước, Timothy được xác nhận chữa khỏi HIV. Người ta cho rằng, việc ghép tủy để điều trị bệnh ung thư – từ tủy một người miễn nhiễm với HIV – đã giúp tiêu diệt virus trong cơ thể ông.
Timothy Ray Brown không còn đơn độc trong cuộc chiến chống HIV. Ảnh: Sciencemag.
Timothy được gọi là “người đàn ông Berlin”, phát hiện bị nhiễm HIV từ năm 1995 khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa trường đại học ở Berlin (Đức). Sau 10 năm chấp nhận các loại thuốc chữa trị, mọi thứ vẫn rất ổn với ông. Cho đến năm 2006, ông bắt đầu ốm yếu và đi lại khó khăn. Bác sĩ chẩn đoán Timothy bị bệnh bạch cầu dạng nguy hiểm.
Tiến sĩ Geru Huetter, bác sĩ điều trị trực tiếp cho Timothy, quyết định thử cách điều trị mới bằng cấy ghép tế bào tủy gốc thay thế. Huetter hy vọng việc cấy ghép thành công sẽ giúp hệ thống miễn dịch bị tổn thương với HIV được thay thế bằng tủy có thể chống virus. Biện pháp này còn giúp ông thoát khỏi bệnh bạch cầu.
Năm 2008, ông phải dành phần lớn thời gian để điều trị tại bệnh viện. Cuối cùng, sau nhiều lần xét nghiệm, bác sĩ không tìm thấy virus HIV trên cơ thể người đàn ông này.
Tuy được chữa khỏi thành công, chính Timothy cũng không thể tin là mình đã khỏi bệnh cho tới khi tiến sĩ Huetter công bố một báo cáo về kết quả điều trị trên Tạp chí thuốc New England năm 2009.
Video đang HOT
Sau khi khỏi bệnh, Timothy cho biết, ông không muốn mình là người duy nhất được chữa khỏi HIV mà mong có nhiều người được chữa trị thành công hơn thế. Ông mở ra Quỹ Timothy Ray Brown, nhằm thu hút các nguồn đầu tư và tài trợ để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu và chữa trị các bệnh nhân mắc căn bệnh thế kỷ này.
Người đàn ông này tiết lộ công khai rằng, vài năm trước, ông bắt đầu uống PrEP – điều trị dự phòng trước phơi nhiễm – loại thuốc hàng ngày làm giảm nguy cơ mắc HIV. Mặc dù hệ thống miễn dịch của Timothy hiện đã kháng HIV, ông có thể bị tái phát nếu tiếp xúc với một chủng HIV ít phổ biến hơn, sử dụng một loại thụ thể khác để xâm nhập vào tế bào…
Nhiễm HIV không còn là bệnh vô phương
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), 95% số người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền.
Hiện, cả nước có gần 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị.
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cho rằng, mục tiêu của chiến dịch truyền thông K=K nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và người nhiễm HIV, người cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS về nội dung và ý nghĩa của thông điệp: Không phát hiện = Không lây truyền (K=K). Từ đó, làm thay đổi quan niệm: nhiễm HIV không còn là bệnh “vô phương cứu chữa” mà là truyền nhiễm mạn tính có thể dự phòng và điều trị được.
Hình ảnh tuyên truyền về thông điệp K = K.
“Chúng ta có thể đạt được mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền) và kiểm soát được dịch với K=K”, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long nói.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là “Không phát hiện = Không lây truyền”. Đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông và quảng bá rộng rãi, sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV. Người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tài lượng HIV định kỳ. Đồng thời, điều này cũng giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Trên thế giới, hiện đã có sự đồng thuận rất lớn về thông điệp K = K. Tính đến ngày 30/7/2019, đã có 895 tổ chức từ 98 quốc gia chia sẻ thông điệp này. Thông điệp K = K đã được dịch sang hơn 25 ngôn ngữ.
Bà Nguyễn Thị Thủy, điều phối tổ chức Nơi Bình Yên chia sẻ về tác động của thông điệp K = K đối với cộng đồng: “Quá trình triển khai K = K, chúng tôi thấy rằng đây là thông điệp quan trọng và ý nghĩa cho cộng đồng để họ tự tin hơn trong việc sử dụng các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV”.
Phó đại sứ Mỹ tại Việt Nam Caryn R.McClelland cho biết, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong các hoạt động K = K do đã sớm đưa phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới.
Bà Caryn cho rằng, nên khuyến khích tất cả người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người có HIV, và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hay gọi là PrEP với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV.
PrEP giúp giảm 90% nguy cơ lây nhiễm HIV
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc mỗi ngày.
Tuân thủ uống thuốc hằng ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm lên tới trên 90%.
Từ năm 2015, WHO đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Chanh (tổng hợp)
Theo kinhtenongthon
Chuyện ở bệnh viện đặc biệt (bài cuối): Kỳ thị có thể khiến HIV lây lan trong cộng đồng
HIV là bệnh mạn tính và không dễ lây nhiễm khi tiếp xúc, nó gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ phá huỷ hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể con người mất khả năng chống lại các bệnh tật.
HIV lây qua 3 đường:
- Lây truyền qua đường máu (do tiếp xúc với máu nhiễm HIV, như truyền máu không an toàn hay sử dụng chung bơm kim tiêm).
- Lây truyền qua đường tình dục (quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV).
- Lây truyền từ mẹ sang con.
Có 5 cách để dự phòng lây nhiễm HIV:
Khi được tư vấn và điều trị đúng cách, bệnh nhân dương tính với HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh
1. Dự phòng lây nhiễm qua đường máu:
- Chỉ truyền máu khi cần thiết và thực hiện an toàn truyền máu. Xét nghiệm sàng lọc tất cả các mẫu máu, các cơ quan, phủ tạng... của người cho để đảm bảo không bị nhiễm HIV trước khi truyền cấy ghép cho người khác.
- Cô lập và xử lý các dụng cụ sắc nhọn đúng quy cách. Mọi dụng cụ xuyên chích qua da dùng trong tiêm, thủ thuật, phẫu thuật chữa bệnh và sửa sắc đẹp... đều dùng riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng đúng cách.
- Dùng riêng mọi dụng cụ có khả năng dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu... phải đeo găng tay, kính bảo vệ mắt, khẩu trang... để tránh tiếp xúc trực tiếp với máu khi cấp cứu người bệnh có chảy máu.
- Tuyên truyền vận động trong cộng đồng không tiêm chích ma tuý và không dùng chung bơm, kim tiêm.
2. Dự phòng lây nhiễm qua đường tình dục:
- Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng, không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân; các cặp vợ chồng nên tư vấn xét nghiệm HIV trước khi kết hôn.
- Không nên quan hệ tình dục với người bán dâm, mua dâm. Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục giúp cho người nhiễm hoặc người nghi ngờ nhiễm HIV tránh lây lan cho bạn tình. Hiểu biết đúng cách về các bệnh lây truyền qua đường tình dục; nên đi khám và điều trị nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh.
- An toàn trong các dịch vụ có liên quan đến dịch sinh dục (thăm khám thai sản, khám phụ khoa, thụ tinh nhân tạo) là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho người làm dịch vụ cũng như người sử dụng dịch vụ.
3. Dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con:
* Dự phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ tuổi sinh đẻ:
- Nếu phụ nữ không bị nhiễm HIV thì không thể truyền HIV cho con của họ được.
- Để tránh lây truyền HIV, nam và nữ trong tuổi sinh đẻ không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân; chung thuỷ một vợ, một chồng. Không quan hệ tình dục với nhiều người, sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
- Nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ hãy đến phòng khám tư vấn hoặc các cơ sở y tế để tìm hiểu các thông tin liên quan đến sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục, phòng chống HIV và phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.
* Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV:
- Phụ nữ nhiễm HIV hãy cùng chồng hoặc bạn tình đến phòng tư vấn sức khoẻ, trạm y tế hoặc các cơ sở sản khoa để được tư vấn và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục; giới thiệu chuyển đến cơ sở chăm sóc, điều trị và hỗ trợ thích hợp
- Tất cả các phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế để được khám thai và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
- Nếu phụ nữ bị HIV vẫn muốn sinh con thì họ được tư vấn và chăm sóc thai nghén; xét nghiệm và dùng thuốc kháng vi rút (ARV) vào thời điểm thích hợp; sinh đẻ an toàn; tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp.
- Trẻ mới sinh được uống thuốc kháng vi rút để phòng sự lây truyền HIV từ mẹ, uống càng sớm càng tốt trong vòng 72h đầu sau sinh. Dự phòng và điều trị các nhiễm trùng cơ hội khác. Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ tinh thần. Được chuyển đến nơi thích hợp để theo dõi, chăm sóc và điều trị cho cả mẹ và con.
- Chồng và bạn tình đều được tư vấn, xét nghiệm, chuyển đến cơ sở chăm sóc và điều trị thích hợp.
Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để điều trị
4. Điều trị bằng thuốc ARV:
* Mục đích điều trị:
- Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm số lượng virus trong máu ở mức độ thấp nhất.
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
* Phương pháp điều trị:
- Điều trị kháng vi rút (ARV) là một phần tổng thể các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/ADIS.
- Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm. Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả, tránh kháng thuốc và phải điều trị suốt đời.
- Người bệnh điều trị ARV phải điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi.
- Người bệnh điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác.
5. Những người có nguy cơ dễ lây nhiễm:
- Ở nước ta, đa số người nhiễm HIV là do lây qua đường tiêm chích ma tuý và mua, bán dâm (quan hệ tình dục không an toàn), dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu...
- Ngoài ra việc không may bị lây nhiễm HIV (bị lây từ chồng/vợ, hay do rủi ro nghề nghiệp...).
- Nếu nghi ngờ bị nhiễm HIV hay không thì cần đến các trung tâm, các cơ sở y tế để được tư vấn và làm xét nghiệm.
- Muỗi đốt không phải là nguồn lây nhiễm HIV.
- Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những rào cản lớn cho việc tiếp cận các dịch vụ về HIV và chăm sóc sức khoẻ, kỳ thị phân biệt đối xử còn khiến HIV lây lan nhiều trong cộng đồng.
- Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu 90-90-90 (là phấn đấu đến năm 2020 có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định) và hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 thì tất cả chúng ta phải cùng hành động mạnh mẽ hơn, trúng đích hơn, để chống kỳ thị và phân biệt đối xử. Người nhiễm HIV rất cần chỗ dựa của gia đình và xã hội.
Kiều Trang (Ghi)
Theo phunuvietnam
40% người bệnh nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế nhưng không dùng vì sợ... kỳ thị Một con số thống kê từ Bệnh viện Đống Đa cho thấy: khoảng 80% bệnh nhân HIV có bảo hiểm y tế (BHYT), trong số này chỉ có 40% thường xuyên sử dụng thẻ BHYT mỗi lần đi khám chữa bệnh. Điều trị bệnh nhân HIV tại Bệnh viện Đống Đa Đây là thực trạng đáng suy nghĩ bởi từ năm 2020 tới...