Hiểu đúng việc áp thuế hãng xe công nghệ
Tổng cục Thuế khẳng định Nghị định 126/2020 không làm tăng giá cước nhưng hãng xe công nghệ cho rằng phải tăng để bù thuế VAT, nếu không sẽ thiệt cho tài xế.
Liên quan đến việc điều chỉnh cách tính thuế trong Nghị định 126/2020 (có hiệu lực từ ngày 5-12), ngày 10-12, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế), đã có cuộc trao đổi với Pháp Luật TP.HCM.
Thuế tăng vì thay đổi mô hình kinh doanh
Theo bà Phương Lan: Quy định tại Nghị định 126/2020, hình thức tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân (bao gồm cả lĩnh vực taxi công nghệ) thì tổ chức phải có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng (VAT) và xuất hóa đơn trên toàn bộ doanh thu theo quy định về thuế suất và khai thuế của tổ chức. Tổ chức chỉ khấu trừ và khai thay, nộp thay cho cá nhân đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của pháp luật thuế TNCN, không phân biệt hình thức phân chia khoản tiền thu được giữa tổ chức và cá nhân.
“Thời gian qua, do chưa có hướng dẫn cụ thể về chính sách thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân nên dẫn đến việc thực hiện khai thuế đối với mô hình hãng xe công nghệ không thống nhất, không đúng quy định” – bà Lan nhận định.
Theo bà Lan, Nghị định 126/2020 của Chính phủ là văn bản hướng dẫn về quản lý thuế nên quy định rõ hơn về việc khai thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân. Đây không phải quy định mới về chính sách thuế vaT. Chính sách thuế VAT đối với hoạt động vận tải công cộng không thay đổi, vẫn áp dụng thuế suất thuế VAT 10% như từ trước đến nay.
“Như vậy, quy định mới tại Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ của cá nhân tài xế. Tài xế chỉ chịu thuế TNCN 1,5% nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng. Nghị định 126 không làm tăng giá cước vận tải do chính sách thuế vaT 10% đối với vận tải không thay đổi mà vẫn áp dụng từ trước đến nay. Do đó, các hãng xe công nghệ phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như thu nhập của tài xế…” – bà Lan nói.
Video đang HOT
Tổng cục Thuế cho rằng Nghị định 126/2020 không làm tăng giá cước nhưng hãng xe công nghệ khẳng định phải tăng để bù thuế VAT. Ảnh: HOÀNG GIANG
Về trách nhiệm của hãng xe công nghệ trong việc phải thực hiện khai thuế VAT theo quy định của pháp luật, bà Lan giải thích: Các hãng xe công nghệ được xác định là hoạt động kinh doanh vận tải, không phải là hoạt động kinh doanh công nghệ. Vì thực tế các doanh nghiệp này giữ vai trò quyết định về giá vận tải, quyết định về các chính sách với khách hàng, chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng.
Do đó, các hãng xe công nghệ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về pháp lý trong mọi lĩnh vực (bao gồm nghĩa vụ thuế) với cơ quan nhà nước, nghĩa vụ với khách hàng và các vấn đề liên quan đến tư pháp (nếu có). Điều này là đúng với bản chất hoạt động kinh tế phát sinh.
“Trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày qua phản ánh một số hãng xe công nghệ cho rằng do tác động của Nghị định 126 dẫn đến Grab tăng giá cước từ 8% đến 18% (đối với từng loại hình dịch vụ và ở từng khu vực khác nhau), đồng thời giảm tỉ lệ chia cho tài xế 7% là không đúng” – bà Lan khẳng định.
Xe công nghệ phải điều chỉnh giá để bù thuế VAT
Về vấn đề này, đại diện Grab cho rằng: Khi Nghị định 126/2020 về quản lý thuế đang dự thảo, doanh nghiệp đã có văn bản gửi ban soạn thảo và Văn phòng Chính phủ. Đơn vị dự báo nếu khai thuế VAT trên tổng doanh thu, giá cước sẽ tăng. Grab và các đối tác phải chịu thêm những gánh nặng về tài chính và chi phí tuân thủ rất lớn.
Cụ thể, theo cơ chế trước đây, với một chuyến xe có cước phí 100.000 đồng, tài xế sẽ nhận được khoản doanh thu là 76.400 đồng (sau khi trừ thuế và phí dịch vụ kết nối). Với quy định tại Nghị định 126, tài xế sẽ chỉ còn nhận được 70.800 đồng (tức là giảm 8% doanh thu của họ).
Để đảm bảo mức thu nhập hiện tại cho tài xế, các doanh nghiệp vận tải sẽ phải tăng cước thêm 8%. Hệ quả là số chuyến xe sẽ bị giảm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt hại này.
Để đảm bảo hài hòa, Grab đề xuất ban soạn thảo hai phương án: Phương án thứ nhất, giữ nguyên phương pháp tính thuế như hiện hành đối với hoạt động hợp tác kinh doanh của Grab (tức là 3% thuế VAT và 1,5% thuế TNCN trên tổng thu nhập). Phương án hai, áp dụng mức thuế VAT đầu ra 10% đồng thời với quy định cho phép được khấu trừ VAT đầu vào cố định là 7% trên doanh thu.
“Tuy nhiên, cả hai phương án đều không được ban soạn thảo chấp thuận…” – đại diện Grab cho hay.
Lãnh đạo Tân Sơn Nhất: Sẽ bố trí nơi cho xe công nghệ đón khách thuận tiện
Lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khẳng định sẵn sàng bố trí nơi cho xe công nghệ đón trả khách thuận tiện.
Trước khu vực đi đến của ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đã rất thông thoáng sau khi phân làn
Sáng 20/11, trao đổi với Báo Giao thông, ông Phạm Vũ Cường, Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, đã làm việc với đại diện các hãng xe công nghệ có hoạt động ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Cường khẳng định Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẵn sàng sắp xếp cho các hãng xe công nghệ một số vị trí để đón khách như các hãng taxi và kinh doanh vận tải đã ký thương quyền với Cảng. Điều này sẽ giúp tài xế của các hãng xe công nghệ và hành khách thuận tiện hơn.
Tuy vậy, theo ông Cường, đến nay các hãng xe công nghệ vẫn vin vào các lý do, kêu khó trong việc ký hợp tác thương quyền với sân bay. Cụ thể, các hãng cho rằng họ là doanh nghiệp quản lý về công nghệ chứ không phải doanh nghiệp vận tải, vì vậy không trực tiếp đứng ra ký hợp tác thương quyền với sân bay được.
"Các hãng taxi và kinh doanh vận tải đều có ký thương quyền với Cảng, trong đó có bố trí nhân sự để điều phối xe, cam kết về chất lượng, dịch vụ, giá cả. Các doanh nghiệp xe công nghệ muốn tài xế, hành khách đi lại thuận tiện thì cần có sự hợp với Cảng trong việc điều phối phương tiện ở sân bay để đảm bảo chất lượng dịch vụ, an ninh. Cảng sẵn sàng bố trí các làn xe hợp lý để các hãng hoạt động bình đẳng với nhau", ông Cường nói.
Trước đây, khu vực ga đi đến của nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất luôn lộn xộn
Sau khi phân làn, khu vực này đã thông thoáng hơn, khách đi máy bay không còn sợ cảnh chậm giờ
Trước đó, từ 14/11, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thực hiện phân làn lại các đường nội bộ trong khu vực sân bay. Theo đó, tại khu vực ga quốc nội, làn A (sát sảnh đón trả khách) chỉ dành cho phương tiện đưa khách đi máy bay; làn B, C dành cho các phương tiện đón khách (trừ xe taxi, xe kinh doanh vận tải); làn D (trong nhà xe TCP) chỉ dành cho xe taxi, xe kinh doanh vận tải đón khách. Các hãng xe công nghệ đến đón khách phải đi vào tầng 2 trong nhà xe TCP.
Thực tế sau khi phân làn, tình hình giao thông trước ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đã có chuyển biến tốt. Trước khu vực ga đi, đến không còn cảnh ùn tắc, kẹt xe.
Tuy vậy, hành khách sau khi hạ cánh phải đi bộ qua khu vực nhà xe để đón xe công nghệ, nhiều người cảm thấy bất tiện. Trước diễn biến này, Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản đề nghị Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nghiên cứu phương án xây dựng cầu bộ hành, đường hầm nối giữa ga quốc nội và nơi giữ xe để hành khách sau khi hạ cánh đi ra nhà xe đón xe thuận tiện hơn. Về vấn đề này, ông Phạm Vũ Cường cho biết không phải đợi đến khi Sở GTVT đề nghị, Cảng đã có kế hoạch xây cầu bộ hành và sẽ thực hiện trong năm 2021.
Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ thuế của lái xe Grab? Theo giải thích của Tổng cục Thuế, nội dung của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, không làm tăng nghĩa vụ thuế của cá nhân tài xế xe công nghệ cũng không làm tăng giá cước vận tải... Tăng khấu trừ vì tăng thuế? Trước đó, Grab Việt...