Hiểu đúng về sốt xuất huyết và truyền dịch hạ sốt
Diễn biến bệnh sốt xuất huyết là quá trình tự nhiên giữa cơ thể với virut.
Có người nhẹ, có người nặng, nhưng không thể đoán trước được trường hợp nào sẽ diễn tiến nặng. Việc điều trị, tác động chỉ mang tính chất hỗ trợ. Một trong những biện pháp điều trị sốt xuất huyết là truyền dịch đúng thời điểm và tình trạng bệnh (chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế).
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh do virut Dengue gây ra. Loại virut này có đến 4 typ, được gọi là D1, D2, D3, D4. Cơ thể con người phản ứng khác nhau với từng typ và không có miễn dịch chéo. Có nghĩa sau khi bị nhiễm 1 trong 4 typ vẫn có thể bị nhiễm các typ còn lại. Vì vậy, một người có thể bị sốt xuất huyết đến 4 lần và lần sau có thể sẽ nặng hơn lần trước. Diễn tiến bệnh tối đa là 1 tuần, có người kéo dài hơn.
Không thể hạ ngay cơn sốt
Sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể. Virut gây bệnh đã kích thích cơ thể gây sốt. Ở góc độ tích cực, chính những cơn sốt như thế có tác dụng khống chế virut, làm virut không phát triển. Có thực tế là nhiều người đang khỏe mạnh, tự dưng sốt, người mệt mỏi khi đến bác sĩ thì yêu cầu chữa hết sốt ngay. Đây là điều khó thực thi, đặc biệt là với bệnh SXH vì sốt do virut gây ra thường sẽ gây sốt cao trong vài ngày. Việc dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) chỉ dứt sốt trong vài giờ rồi lại sốt cao ngay. Người bệnh SXH không được dùng ibuprofen hay aspirin để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết nhiều hơn.
Nhiều người vì muốn hạ sốt nên đã dùng thuốc hạ sốt nhiều lần (4-5 lần một ngày) dẫn đến lạm dụng thuốc. Hậu quả là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể yếu, hồi phục kém, thậm chí gây hại gan. Nhiều bệnh nhân bị SXH đã có tình trạng tăng men gan, kết hợp uống nhiều thuốc hạ sốt thì càng làm suy gan nặng nề hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không cần hạ sốt. Với những trường sốt quá cao (liên tục trên 39oC), thông thường sẽ được bác sĩ giữ lại điều trị nội trú và có các giải pháp can thiệp để tránh bị co giật.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết.
3 ngày đầu không nên truyền dịch
Trong 3 ngày đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện mất dịch: sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau mình mẩy, chán ăn, thậm chí có người nôn, sợ không dám ăn. Lúc này, nhiều người thường nghĩ đến truyền dịch nhưng điều này là không nên. Bệnh nhân đang bị sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, nên nếu truyền dịch sẽ dễ bị sốc. Vì thế, giải pháp tốt nhất là nếu người bệnh còn ăn uống được thì bù bằng nước hoa quả, nước đun sôi để nguội, nước rau, oresol… Khi bù nước bằng oresol cần đặc biệt lưu ý: Thành phần chính của oresol là muối và đường. Khi được pha đúng liều lượng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu pha oresol không đúng cách sẽ gây rối loạn chất điện giải, thậm chí là gây các biến chứng thần kinh nguy hiểm như: mệt mỏi, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật.
Video đang HOT
Trường hợp người bệnh SXH không ăn uống được, nôn và muốn truyền dịch phải được bác sĩ chỉ định. Người bệnh không tự ý truyền dịch. Việc truyền dịch không đúng làm cơ thể bị dư dịch khiến bệnh tiến triển xấu. Tuyệt đối không truyền dung dịch đạm, hay có pha vitamin vì rất hay bị sốc. Trong quá trình truyền, phải theo dõi sát khi thấy người bệnh rét run, nhiệt độ tăng thì phải dừng truyền dịch ngay. Nếu không khi bị sốc sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Từ ngày thứ 4 là giai đoạn nguy hiểm của bệnh SXH
Sau thời kỳ phát bệnh SXH, sau chừng 3 ngày, bệnh nhân sẽ giảm sốt, nhưng đây lại là thời điểm nguy hiểm nhất, đó là giai đoạn xuất huyết. Ngày này tuy bệnh nhân không còn bị sốt cao như 3 ngày trước đó, ai cũng tưởng rằng bệnh đã không còn nguy hiểm và sắp khỏi. Nhưng thực tế giai đoạn này có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Với bệnh SXH ngày thứ 4 nguy hiểm nhất. Bởi vì virut đã làm hệ miễn dịch suy yếu, số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm đáng kể. Người bệnh giảm sốt nhưng thoát mạch với biểu hiện là tràn dịch màng phổi, màng bụng, đau tức vùng gan, nề mi mắt, da căng và tay chân lạnh; Sốc, cơ thể vật vã, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột; Biểu hiện xuất huyết dưới da (ra máu cam, ra máu chân răng, da bầm tím); Xuất huyết nội tạng (xuất huyết tiêu hóa, tiêu phân đen, xuất huyết não, xuất huyết phổi và xuất huyết trong cơ). Ở phụ nữ, kinh nguyệt kéo dài nếu mắc SXH trùng vào thời kỳ kinh nguyệt.
Trong thời kỳ nguy hiểm của bệnh, người bệnh cần làm xét nghiệm máu để đánh giá mức độ giảm của tiểu cầu và bạch cầu. Từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc truyền tiểu cầu, huyết tương nếu cần. Nếu bệnh nhân bị sốc, suy tạng nặng cần phải chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện tuyến trên để xử lý và điều trị kịp thời. Nếu được điều trị đúng phác đồ sẽ khỏi bệnh và không gặp biến chứng, thể trạng bệnh nhân sẽ ổn định, cơ thể hồi phục dần…
Khi bệnh nhân đã hồi phục thì không nên truyền dịch
Ngay cả khi đã xuất viện, bệnh nhân cũng phải mất 7-10 ngày để hồi phục. Dù đã khỏi, nhưng bệnh nhân vẫn có triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy. Vì thế nhiều người muốn truyền dịch để mau chóng khỏe. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn thừa nước, truyền dịch vào sẽ rất nguy hiểm, có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp có thể tử vong.
Lưu ý: Dù chưa có thuốc đặc trị SXH, nhưng các cơ sở y tế đã có những giải pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, tránh các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi bị sốt cao người bệnh cần đi khám để có chẩn đoán SXH kịp thời và được tư vấn các biện pháp điều trị phù hợp.
BS. Trần Khang
Theo suckhoedoisong
Có dấu hiệu này khi sốt xuất huyết, đến viện ngay lập tức
Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Nhiệt độ giảm không nhất thiết có nghĩa là người bệnh đang hồi phục, ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi biểu hiện của sốt xuất huyết.
Ảnh minh họa: Internet
Cho đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh thường gây dịch lớn với nhiều người mắc cùng một lúc khiến công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong, đặc biệt là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Hơn 85% các ca mắc sốt xuất huyết dengue và 90% trường hợp tử vong xảy ra ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Trong đó, 90% các ca tử vong do sốt xuất huyết là dưới 15 tuổi.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 tuýp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp virus này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng tuýp riêng lẻ, vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 tuýp virus khác nhau.
Giai đoạn 1:
Đầu tiên là giai đoạn sốt, trong 1 hoặc 2 ngày đầu, người bệnh bị sốt cao một cách đột ngột, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 - 40 độ C. Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường.
Nếu có nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết, cần phải đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay. Nếu nhận kết quả dương tính thì chắc chắn người bệnh đã mắc sốt xuất huyết và cần nhanh chóng điều trị.
Khi bị sốt xuất huyết có một số loại thuốc bị chống chỉ định và một số thuốc phải được dùng thận trọng nếu không có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong. Ảnh minh hoạ: Internet
Giai đoạn 2:
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn rất nguy hiểm, trong giai đoạn này, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy. Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt.
Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ); tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu 25 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
Xuất huyết: Xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết ở niêm mạc: Ra máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết nội tạng như: Tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng (nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng).
Một số trường hợp sốt xuất huyết dấu hiệu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng (đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp), cần phải cấp cứu nhanh chóng.
Cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết nhẹ tại nhà
Khi bị SXH, người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Tùy thuộc vào SXH mức độ nặng-nhẹ để bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Người bệnh không tự điều trị SXH tại nhà, trừ trường hợp nhẹ được bác sĩ cho điều trị ngoại trú thì cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, chăm sóc đúng cách và theo dõi bệnh cẩn thận.
Với những bệnh nhân SXH ở thể nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà thì cần thực hiện các cách như sau:
Nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm việc và lao động nặng nhọc. Ăn cháo loãng, súp, uống sữa giúp tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt, cần phải bù nước nhiều hơn bình thường, có thể sử dụng nước hoa quả, nước cam, nước oresol... Sử dụng thuốc paracetamol và lau, chườm nước mát (khoảng 36oC) khi sốt trên 38,5oC.
Nếu bệnh trở nặng và có những dấu hiệu như người mệt mỏi, vật vã hoặc li bì; tay chân lạnh, đau bụng vùng gan nhiều hơn, nôn nhiều, da môi bầm, ra máu; mất nước trầm trọng mà không bù lại được khiến cho da nhăn nheo thì cần phải đến các cơ sở y tế để điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên tại Đắk Nông Ngày 16/9, ông Hà Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông xác nhận: Tỉnh Đắk Nông đã có trường hợp bệnh nhân đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết. Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân. Ảnh: Lê Xuân/TTXVN Theo đó, bệnh nhân là chị Phạm...