Hiểu đúng để phòng ngừa bệnh xốp xương
Trong xương xuất hiện nhiều các hốc xương do các bè xương bị đứt gãy làm cho xương trở nên xốp hơn. Chính vì vậy mà bệnh còn có tên gọi là bệnh xốp xương.
Xương của chúng ta có cấu tạo tương tự như các cột trụ bê tông cốt sắt, bao gồm 2 phần chính là khung hữu cơ và chất vô cơ. Nhờ cấu trúc này mà xương chúng ta khỏe mạnh và bền vững. Trong bệnh loãng xương có sự suy giảm mật độ xương và tổn thương vi cấu trúc của xương, tức là có sự hủy hoại của các cấu trúc hữu cơ và vô cơ của xương. Kết quả là sức mạnh của xương bị giảm, làm cho xương dễ bị gãy. Có tới 1/5 phụ nữ và 1/8 nam giới sau tuổi 50 bị xốp xương.
Xốp xương là gì?
Trong xương xuất hiện nhiều các hốc xương do các bè xương bị đứt gãy làm cho xương trở nên xốp hơn. Chính vì vậy mà bệnh còn có tên gọi là bệnh xốp xương. Các khoáng chất như canxi, phospho cũng bị rửa trôi đi, hàm lượng chất khoáng trong xương giảm đi, xương trở nên nhẹ hơn. Do vậy, bệnh có tên là loãng xương.
Ai có nguy cơ xốp xương?
Có 5 đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xốp xương cao. Thứ nhất là những người có tiền sử gia đình có bố mẹ bị xốp xương. Thứ hai là người cao tuổi (cả nam và nữ trên 70 tuổi), nữ giới từ 55 tuổi trở lên, phụ nữ mãn kinh sớm, sinh trên 3 con. Thứ ba là những người thấp bé, nhẹ cân, có tư thế, dáng vóc bất thường, đặc biệt khi họ lại không được cung cấp đủ canxi và vitamin D, nghiện thuốc lá, rượu. Thứ tư là những người có nghề nghiệp tĩnh tại, không tập luyện thể dục thể thao. Thứ năm là các bệnh nhân mắc một số bệnh lý có thể gây loãng xương như cường giáp, đái tháo đường, cắt buồng trứng, cắt dạ dày- ruột, suy thận. Đặc biệt, một số bệnh nhân phải sử dụng thuốc kéo dài mà một số thuốc có thể gây loãng xương như corticosteroid, thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh.
Khi các bè xương bị đứt gãy làm xương trở nên xốp hơn.
Cách nào nhận biết?
Có 3 dấu hiệu lâm sàng gợi ý xốp xương là thay đổi hình dáng cơ thể, đau lưng và gãy xương. Thay đổi hình dáng cơ thể (gù, vẹo, giảm chiều cao). Biểu hiện đau lưng (đau thắt lưng cấp tính và đau thắt lưng mạn tính). Đau xuất hiện tự nhiên; sau chấn thương nhỏ, thường khỏi sau vài tuần. Đau thắt lưng mạn tính kèm theo biến dạng cột sống, biểu hiện bằng đau thắt lưng kéo dài, có những đợt đau cấp tính rồi lại khỏi, kèm theo các thay đổi tư thế cột sống như gù, vẹo cột sống. Có người cong gập lưng khiến cho các xương sườn cọ sát vào cánh chậu. Biểu hiện nặng nhất của xốp xương là gãy xương: lún xẹp thân đốt sống, gãy chỏm xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu, phần lớn là ở phụ nữ.
Video đang HOT
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngừa bệnh xốp xương, quan trọng là thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn và phơi nắng.
Chế độ ăn uống: ăn đủ đạm, calori. Bạn cần khoảng 50gr protein mỗi ngày, tương đương với 1 lạng cá biển, 2 cốc sữa chua ít béo và 1 quả trứng. Cần hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn vì cholesterol tăng phá hủy xương. Cần đảm bảo đủ canxi, vitamin D. Một ngày, cơ thể cần 1.000mg canxi (người ở độ tuổi từ 19 – 50), 400-800 đơn vị vitamin D và lượng nhỏ magiê, vitamin K hàng ngày để giúp xương chắc khỏe. Canxi có thể cung cấp từ thức ăn hay bổ sung từ sữa hay thuốc chứa canxi. Các thực phẩm hàng ngày như tôm, tép, cua, cá chứa nhiều canxi. Tốt nhất là ăn cá kho nhừ cả xương. Các loại rau muống, rau dền, rau bí, măng khô, đậu nành, súp-lơ đều giàu canxi. Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (bơ, phomat, sữa chua…), trứng là nguồn cung cấp canxi quan trọng.
Nguồn vitamin D có thể từ phơi nắng, thức ăn và bổ sung. Thực phẩm giàu vitamin D như nấm tươi, sữa, trứng, cá hồi, trai, sò… Cần ăn rau quả là nguồn cung cấp magiê như rau lá xanh, các loại hạt và đậu. Thực phẩm giàu vitamin K là các loại rau có màu xanh đậm: súp-lơ xanh, bắp cải, cải xoắn. Nếu cần thiết, có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên đa sinh tố chứa magiê, vitamin K, acid folic, vitamin B6 và B12. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau, trái cây và thức ăn chứa nhiều estrogen tự nhiên như giá đỗ, đậu nành, lạc, vừng, bắp cải, tỏi… vì chúng làm tăng khoáng chất trong xương.
Về chế độ hoạt động thể lực, cần tập thể dục đều đặn. Tập thái cực quyền cũng làm tăng tính mềm dẻo cơ bắp, giảm nguy cơ ngã gãy xương. Ngoài ra, nên bỏ rượu, thuốc.
Theo VNE
Hiểu đúng về phẫu thuật thẩm mỹ
Phẫu thuật thẩm mỹ không có nhiều rủi ro như mọi người vẫn tưởng. Thực tế, tai nạn trong quá trình này đa số đến từ khâu gây mê, gây tê.
Ảnh minh họa: Telegraph.co.uk.
Bác sĩ Bùi Bạch Dương, trưởng khoa Phẫu thuật và tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bưu Điện, giải đáp những thắc mắc cơ bản về phẫu thuật thẩm mỹ.
- Sau thông tin về một số ca tử vong trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, chị em được cảnh báo rằng đây là một phương pháp làm đẹp chứa đựng nhiều rủi ro, dễ biến chứng. Thực tế thì sao?
- Phẫu thuật thẩm mỹ không có nhiều rủi ro. Đây là những phẫu thuật an toàn. Lý do là: Phẫu thuật được thực hiện trên những người khỏe mạnh (không phải để chữa bệnh), và chỉ thao tác ở ngoài da, không can thiệp trực tiếp tới các phủ tạng trong cơ thể, không ảnh hưởng tới chức năng sống của cơ thể.
Thực tế, rủi ro trong phẫu thuật thẩm mỹ đa số đến từ khâu gây mê, gây tê, và chủ yếu là gây mê. Thường gây tê chỉ gây choáng phản vệ, ít gặp.
Có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ thực hiện gây mê tại thẩm mỹ viện, ở nhà, rất nguy hiểm. Họ nghĩ đơn giản gây mê như cho một liều thuốc ngủ, cho bệnh nhân dùng rồi ngủ một giấc, dậy là xong. Thực chất không phải vậy. Gây mê rất phức tạp, phải do những chuyên gia gây mê, có kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa, nội khoa, dược... thực hiện. Cơ địa mỗi người đáp ứng với gây mê cũng khác nhau. Có người chỉ cần một chút là mê man, nhưng có người dùng nhiều vẫn chưa đủ. Bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ biết gây mê phù hợp và có thể xử lý các sự cố có thể xảy ra trong quá trình này.
Vì thế, để tránh rủi ro, các ca phẫu thuật thẩm mỹ đòi hỏi phải gây mê cần được thực hiện trong các bệnh viện lớn, với đội ngũ gây mê riêng, chuyên nghiệp. Khi đó, mọi thứ trở nên an toàn hơn rất nhiều.
- Đó là rủi ro liên quan tới tính mạng, còn rủi ro do kết quả phẫu thuật thẩm mỹ không được như ý muốn thì thế nào?
- Phẫu thuật là làm bằng tay, cũng như người họa sĩ vẽ tranh, chắc chắn có lúc không tạo được đường nét như ý. Đó không gọi là biến chứng mà là kết quả không mong muốn. Thông thường, kết quả sau một ca phẫu thuật thẩm mỹ phụ thuộc phần nhiều vào tay nghề của người bác sĩ. Với người tay nghề cao, các kết quả không mong muốn sẽ càng ít, và nếu có, có thể sửa được. Một số yếu tố thuộc cơ địa từng người thì không liên quan nhiều tới kết quả cuối cùng mà thường là ảnh hưởng tới quá trình phục hồi, chẳng hạn như các vết sưng tím, vết thương lâu lành hay không...
- Người muốn làm phẫu thuật thẩm mỹ cần lưu ý điều gì để có được kết quả như ý?
- Chị em đi làm phẫu thuật thẩm mỹ phải biết những phẫu thuật gì cho phép làm tại thẩm mỹ viện, cái nào cần đến bệnh viện. Và trước khi quyết định, bạn cần biết rõ bản thân muốn gì. Nên tự trang bị cho mình vốn hiểu biết nhất định về phương pháp thẩm mỹ mình muốn thực hiện, quyết định dựa trên sự tìm hiểu cặn kẽ và lựa chọn của bản thân, chứ không phải theo quảng cáo hay nghe lời người này người kia.
Thực tế, hiện nay luồng thông tin khá hỗn loạn, chưa có một thông tin chính thống nào về các cơ sở, bác sĩ uy tín, tin cậy đến với các khách hàng để họ có thể hoàn toàn tin cậy an tâm lựa chọn, gây khó khăn cho không ít chị em.
- Nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ chủ yếu của chị em hiện nay là gì?
- Làm đẹp là nhu cầu muôn thủa của phụ nữ và điều đó đáng được trân trọng. Trước đây, nhiều người e ngại phẫu thuật thẩm mỹ và thường muốn giấu nếu thực hiện việc đó, nhưng hiện nay, đa số chị em đã cởi mở và tự tin hơn.Có rất nhiều hình thức phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay: nâng mũi, thu gọn cánh mũi, nâng cung mày, độn cằm, tạo mắt hai mí, nâng ngực... Nhu cầu ở phụ nữ hiện nay chủ yếu là nâng ngực, cắt mí.
- Không ít người nghĩ bơm mỡ tự thân để nâng ngực là phương pháp ưu việt. Ông nghĩ sao về điều này?
- Nhiều chị em nghe hút mỡ bụng bơm vào ngực thì kỳ vọng vì tiện đôi đường, vừa thu nhỏ vòng eo, vừa làm lớn vùng ngực, hơn nữa mỡ lại là của chính mình bơm vào cơ thể mình. Tuy nhiên, các chị em mới chỉ biết tới một mặt, trái lại đây là phương pháp chứa đựng rủi ro rất lớn.
Mỡ hút ra có hai thứ là các tế bào mỡ còn nguyên vẹn và các tế bào mỡ đã vỡ, như những chất dầu, nếu đem bơm cả vào ngực, thường bơm vào sâu lớp dưới cơ - nơi có những mạch máu lớn - nên có thể gây tắc mạch vành, mạch não, mạch phổi, thậm chí gây suy hô hấp.
Nguy hiểm đến từ phương pháp này có thể nói rất giống phương pháp bơm silicon vào ngực đã bị cấm trên toàn thế giới từ rất lâu... Không những thế, tế bào mỡ là tế bào không nhân, không có khả năng sản sinh, không sống được. Vì thế, khi bơm mỡ vào chỉ làm ngực to lên một chút về kích thước, những tế bào bên trong không sản sinh nên chỉ một thời gian ngắn các tế bào này tiêu hết, ngực có thể lại về kích thước cũ.
Ở Việt Nam, không ít nơi quảng cáo rầm rộ về phương pháp này và nhiều cơ sở đã tiến hành, khiến khách hàng đối mặt với không ít rủi ro.
Thực tế, phương pháp hút mỡ chỗ này rồi bơm vào làm đầy chỗ khác trên thế giới thực hiện từ lâu nhưng họ tiến hành rất thận trọng, họ chỉ hút một lượng nhỏ, ly tâm rồi bơm vào lớp nông dưới da, nơi rất ít mạch máu hoặc các mạch máu rất nhỏ, bào tương của mỡ không chui được vào mạch. Bơm mỡ nâng ngực đòi hỏi phải hút ra nhiều mỡ và khi bơm vào ngực đòi hỏi kỹ thuật cao chứ không hề đơn giản như nhiều người tưởng.
Trên thực tế, hiện nay, để nâng ngực, chỉ có một phương pháp được cho là an toàn và hiệu quả nhất đó là phẫu thuật đặt túi nâng ngực được thực hiện tại các bệnh viện có khoa gây mê hồi sức và chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ.
Theo VNE
Hiểu đúng về chấn thương thể thao Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều vận động viên, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, phải giải nghệ sớm là vì chưa hiểu đúng về điều trị chấn thương thể thao. Khi bị chấn thương do chơi thể thao, cần được điều trị càng sớm càng tốt - Ảnh: Shutterstock Thực tế cho thấy nhiều vận động viên (VĐV) đỉnh cao...