Hiểu đúng ‘ai ở đâu ở yên đó’
Từ ngày 23-8, TP.HCM sẽ quyết liệt thực hiện nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó” trong 2 tuần. Hiểu và chấp hành điều này như thế nào cho đúng? Tuổi Trẻ trích ý kiến 2 bác sĩ về việc này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại một con hẻm ở P.9, Q.4 (TP.HCM) vào sáng 21-8 – Ảnh: T.T.D.
* BS Trương Hữu Khanh (chuyên gia dịch tễ học Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM):
Giữ bình an cho gia đình mình
BS Trương Hữu Khanh
Việc “ai ở đâu ở yên đó” lần này đồng nghĩa không còn các dịch vụ shipper giao đồ tại nhà mà giao hết cho một lực lượng chuyên nghiệp; một số lý do ra đường như trước đây được coi là “thiết yếu” cũng sẽ được các lực lượng công an, quân đội kiểm soát chặt hơn. Người dân sẽ phải ở yên trong nhà; mọi nhu yếu phẩm, thuốc men, chăm sóc sức khỏe sẽ do lực lượng công an, quân đội và y tế tiếp tế, xử lý.
Vấn đề đặt ra là khi áp dụng biện pháp này phải đảm bảo cho tất cả mọi người dân các nhu cầu thiết yếu nhất từ chăm sóc sức khỏe tại nhà, vận chuyển cấp cứu, ăn uống… để họ yên tâm “ở yên một chỗ”. Để làm được điều này, các cơ quan chức năng cần phải có sự phối hợp tỉ mỉ, chặt chẽ, đồng bộ để chu toàn mọi sinh hoạt cho mọi người dân.
Video đang HOT
Điều đáng lo là, trước thời điểm “ai ở đâu ở yên đó”, đang có hiện tượng người dân đổ xô ra đường, đến các siêu thị và các nhà thuốc để mua tích trữ hàng hóa. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể một phần lớn nguồn lây nhiễm COVID-19 sẽ xuất phát từ đây và nếu không được phát hiện sẽ lây cho cả gia đình trong thời gian ở yên một chỗ.
Chị Trần Thị Yến Ngọc (28 tuổi, Q.Bình Thạnh) làm việc online đã gần một tháng khi TP.HCM giãn cách xã hội – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
* TS.BS Lê Quốc Hùng (trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy):
Không để virus “nhảy” qua người khác
TS.BS Lê Quốc Hùng
Thực tế thời gian qua TP.HCM vẫn đang phong tỏa, giãn cách, nhưng với tốc độ lây lan mạnh của chủng virus Delta thì việc kiểm soát dịch chưa mang lại hiệu quả cao. Số ca mắc vẫn tăng, đặc biệt là ngoài cộng đồng. Mức độ hạn chế đi lại như hiện nay vẫn chưa đủ để ngăn chặn dịch.
Trong thời gian phong tỏa, các phương án “nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp” đã được áp dụng, nhưng với tình hình thực tế, các phương án này vẫn không đủ khả năng kiểm soát dịch. Do đó cần phải nâng lên một mức cao hơn, và “ai ở đâu ở yên đó” ý muốn đề cao đến trách nhiệm cá nhân, ý thức phòng dịch giữa người với người.
“Phương án phong tỏa đơn thuần để tách F0 ra khỏi cộng đồng trong bối cảnh này không còn hiệu quả, chỉ còn cách nâng mức độ giãn cách, đồng thời huy động quân đội – công an vào cuộc vận chuyển các món đồ thiết yếu đến tận tay người dân song song tiêm vắc xin được xem là lá bài quan trọng lúc này.
Quân đội vào cuộc và sẽ kiểm soát một cách kỹ lưỡng nhất, không để người dân đi ra đường giao lưu với bất cứ lý do gì, mọi thành phần trong xã hội buộc phải tuân thủ tự cách ly “ở yên một chỗ”.
Việc người – người, nhà – nhà đều giãn cách sẽ rất khó để virus có thể “nhảy” từ người này sang người khác, từ nhà này qua nhà khác, từ cụm dân cư này sang cụm dân cư khác. Mỗi người dân phải tự giác giãn cách từ trong chính gia đình mình, giãn cách trong cộng đồng. Nếu việc này thực hiện nghiêm túc, virus hết “đất sống”.
Chỉ cần tồn tại một bộ phận nhỏ “xé rào” tránh giãn cách cũng có thể phá vỡ mọi nỗ lực của cả triệu người khác. Những người đó chính là những cầu nối cho virus vượt vòng vây để tìm được “đất sống mới” và tồn tại dai dẳng trong cộng đồng. Kết quả của việc phong tỏa, giãn cách phụ thuộc chính vào từng người dân của thành phố. Ngay lúc này, chính quyền cần tạo niềm tin cho người dân sẽ được đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa.
Bác sĩ trẻ trốn về quê giỗ cha và mắc COVID-19, cả bệnh viện phải ngưng khám chữa bệnh
Đang thực hiện giãn cách, một bác sĩ của Bệnh viện Chuyên khoa sản - nhi tỉnh Sóc Trăng trốn về nhà để thắp nhang cho cha trong ngày giỗ.
Bác sĩ này tiếp xúc nhiều người, sau đó anh được xác định đã dương tính với COVID-19.
Hiện Bệnh viện Chuyên khoa sản - nhi tỉnh Sóc Trăng đã tạm ngưng tiếp nhận khám chữa bệnh thông thường - Ảnh: K.T
Chiều 7-8, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hà, giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa sản - nhi tỉnh Sóc Trăng, cho biết đã có một bác sĩ của bệnh viện nhiễm SARS-CoV-2. Người này tên T., 29 tuổi, mới ra trường hơn một năm, làm việc tại khoa ngoại nhi.
Bác sĩ Hà cho biết liên quan đến nam bác sĩ T., bệnh viện đã đưa 78 F1 đi cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Sóc Trăng, kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu với SARS-CoV-2.
Ngoài ra, trên 350 cán bộ, nhân viên còn lại của bệnh viện và 216 bệnh nhân, người nuôi bệnh được xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Chuyên khoa sản - nhi, bác sĩ T. lấy lý do có người thân ở đường Nguyễn Văn Linh, TP Sóc Trăng nên xin không ở lại bệnh viện. Trong lúc giãn cách xã hội, bác sĩ này trốn về quê để thắp nhang cho cha trong ngày giỗ 30-7, không báo cáo hay xin phép bất cứ ai.
Theo bác sĩ Hà, để về được nhà ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), bác sĩ T. đã nhờ vả thông qua một phó chủ tịch UBND xã Thuận Hưng. Hiện vợ chồng vị phó chủ tịch này cũng đã có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Ngoài 2 người này, điểm dịch tại đám tang bà T.T.T. gần nhà ông phó chủ tịch xã ở ấp Trà Lây có 2 người ở xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú) và 1 người ở xã Phú Tân (huyện Châu Thành, Sóc Trăng) cùng mắc COVID-19.
Theo điều tra dịch tễ, bà T. bị bệnh hiểm nghèo. Trước khi gia đình xin đưa về nhà và tử vong sáng 29-7, người phụ nữ này điều trị tại khoa nhiễm E của Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng.
Ngày 2-8, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng phát hiện một bảo vệ dương tính với SARS-CoV-2. Sau khi truy vết, ngành y tế xác định mẹ, con gái và một người họ hàng của bà T. mắc COVID-19.
Tiếp tục truy vết các trường hợp liên quan F0, cơ quan chức năng phát hiện gia đình bà T. đã tổ chức đám tang từ 29 đến 31-7. Khoảng 20 người ở huyện Mỹ Tú và 2 xã của huyện Châu Thành đến chia buồn với gia đình nhưng không biết mẹ, con ruột và một người thân của bà T. mắc COVID-19.
Trong những người dự đám tang có vợ của vị phó chủ tịch xã Thuận Hưng trên. Ông này được phân công phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương. Trước khi được đưa đi cách ly, điều trị COVID-19, ông bị UBND huyện Mỹ Tú đình chỉ công tác vào chiều 5-8.
Chuyện ấm lòng khi Sài Gòn giãn cách: Hội chị em miệt mài nấu hàng trăm phần cơm, đi khắp nơi để tặng cho người khó khăn "Nay mình nấu món này, mai nấu món khác, chị chuẩn bị quần quật cả ngày, mệt nhưng rất vui. Mình có điều kiện hơn thì sao không giúp đỡ người ta, giờ ra đường thấy nhiều người tội nghiệp lắm, bữa có anh kia đói quá, tay cầm hộp cơm run run nói cảm ơn", chị Tưởng chia sẻ. 8 ngày Sài...