Hiểu cơ bản máy ảnh không gương lật Mirrorless
Kích thước nhỏ gọn và chất lượng ảnh không hề thua kém với DSLR, máy ảnh số không gương lật ( Mirrorless) đang dần trở thành lựa chọn hấp dẫn của người tiêu dùng.
Máy ảnh không gương lật có kích thước nhỏ hơn nhưng cho chất ảnh tương đương DSLR. Ảnh: IR.
Máy ảnh không gương lật là gì?
Làn sóng di động đã làm thay đổi khái niệm máy tính, khiến chúng trở nên nhỏ gọn và đa dạng hơn. Điều này cũng diễn ra với những chiếc máy ảnh số. Để giúp thu gọn kích thước của những chiếc máy ảnh DSLR (máy ảnh số có thể thay đổi ống kính), vào năm 2008, hai nhà sản xuất Nhật Bản là Olympus và Panasonic đã cùng phát triển một định dạng máy ảnh mang tên Micro Four Third (viết tắt là M43).
Cụ thể, đây là loại máy ảnh không có gương lật như DSLR (gương lật có chức năng phản chiếu hình ảnh lên kính ngắm quang học). Người chụp sẽ quan sát bằng cách nhìn vào màn hình điện thử thay vì ngắm ống kính.
Nhờ loại bỏ được gương lật, các máy ảnh M43 có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều so với DSLR. Cảm biến của các máy M43 thời kì đó thường chỉ bằng 30-40% so với DSLR và lớn hơn 8-9 lần so với cảm biến của máy ảnh du lịch thông thường.
Video đang HOT
Nhờ loại bỏ gương lật, máy ảnh không gương lật có kích thước nhỏ gọn hơn – Ảnh: DPreview
Hưởng ứng xu hướng này, năm 2010, Sony cũng cho ra đời khái niệm máy ảnh “Mirorless” dựa trên khái niệm máy ảnh M43 nhưng có kích thước cảm biến cỡ APS-C, tương đương với cảm biến DSLR. Từ đó, chất lượng ảnh của máy Mirorless mới bắt đầu được xem ngang hàng so với các máy DSLR. “Micro Four Third” trở thành tên gọi của một tiêu chuẩn trong các dòng máy Mirorless. (Mirorless là khái niệm của riêng Sony, nhưng nay đã được người dùng gọi chung cho tất cả các máy ảnh không gương lật của các hãng khác như Fujifilm, Panasonic, Samsung,…).
Như vậy, “máy ảnh không gương lật” có thể được hiểu đơn giản là những chiếc “DSLR thu nhỏ” không có gương lật. Dòng sản phẩm này hướng đến những người muốn có một chiếc máy ảnh nhỏ gọn nhưng có khả năng chụp được những bức ảnh chất lượng cao như trên các máy DSLR.
Sự khác biệt khi chụp ảnh với máy ảnh không gương lật
Khác biệt đầu tiên mà các máy Mirorless mang lại đó là sự gọn nhẹ. Không chỉ rút gọn kích thước thân máy, ống kính cũng được làm gọn hơn so với ống kính của DSLR. Điều này giúp cho máy Mirorless có thể nằm gọn trong balo, túi xách cỡ nhỏ, tiện lợi khi đi du lịch hoặc thích hợp với những người thường xuyên di chuyển.
Máy ảnh không gương lật sử dụng kính ngắm điện tử, giúp người dùng xem trước kết quả ảnh chụp khi tác động đến các thông số. Ảnh: Sony
Bên cạnh tính di động, Miroless cũng có kiểu thao tác khá giống với máy Compact khi người dùng nhìn vào màn hình thay vì nhìn vào ống kính. Tuy nhiên, về sau này những chiếc máy ảnh Mirorless cũng được trang bị thêm kính ngắm điện tử như mẫu Olympus Pen E-P2, Sony Nex 5/N/R/T, Nex 6, Nex7,…
Khác với ống ngắm quang học trên DSLR, ống kính điện tử (và màn hình) của các máy Mirorless có thể hiển thị trước kết quả ảnh chụp, giúp người dùng có thể thấy ngay được hiệu quả khi thay đổi các thông số.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất hiện cũng đã áp dụng nhiều công nghệ mới cho máy Mirorless để rút ngắn khoảng cách với DSLR như lấy nét theo phase, “tô màu vùng nét” (color peaking),…thậm chí nhiều mẫu Mirrorless hiện nay cũng được trang bị kết nối Wi-Fi và có thể cài được thêm các ứng dụng tương tự như các thiết bị thông minh. Với những công nghệ này, những người mới bắt đầu với nhiếp ảnh dễ dàng làm chủ được thiết bị của mình và tập trung hơn vào việc tạo ra nội dung bức ảnh.
Chọn DSLR hay máy ảnh không gương lật?
Nếu bạn cần một thiết bị nhỏ gọn, thời trang và chất lượng ảnh tốt, máy ảnh không gương lật sẽ là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của máy không gương lật nói chung là số lượng ống kính khá hạn chế và giá cả đắt đỏ. Tuy đã có nhiều hãng thứ ba tham gia sản xuất ống kinh cho Mirrorless như Samyang, Sigma, Tamron,… nhưng số lượng vẫn không đa dạng bằng DSLR.
Nếu bạn là người có ý định theo con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không ngại mang vác cồng kềnh, DSLR sẽ là lựa chọn phù hợp. DSLR có độ bền khá cao, máy cầm “đầm tay” và khiến cho người dùng có cảm giác được “chinh phục” thiết bị thay vì chụp ảnh dễ dàng như Mirorless.
Theo TTO
Samsung NX300: Máy ảnh mirrorless có khả năng chụp 3D
Samsung đã chính thức bán ra thị trường mẫu máy ảnh không gương lật NX300 của mình tại thị trường Mỹ và Châu Âu cách đây không lâu với giá lần lượt là 750 USD (khoảng 15,2 triệu VNĐ) và 599 bảng Anh (khoảng hơn 19,2 triệu VNĐ), đã bao gồm lens kit 20-50 mm đi kèm. Ngoài ra, mẫu ống kính hỗ trợ chụp 3D là 45 mm f/1.8 2D/3D giá 500 USD (khoảng hơn 10 triệu đồng) được thông báo sẽ cùng lên kệ với NX300. Đáng chú ý hơn cả là Samsung còn khuyến mãi thêm cho người dùng bộ phần mềm chỉnh sửa ảnh nổi tiếng Adobe Photoshop Lightroom 4.
Hãng điện tử Hàn Quốc từ lâu đã nổi danh với những chiến dịch marketing hoành tráng và tốn kém, nhưng đầy hiệu quả. Lần này cũng vậy, nhân vật được chọn mặt gửi vàng là vận động viên điền kinh hàng đầu thế giới Usain Bolt. Anh sẽ xuất hiện trong buổi lễ ra mắt sản phẩm thuộc chiến dịch NX Junior Photographer để hướng dẫn trẻ em, và những người mới tiếp xúc với máy ảnh lần đầu cách sử dụng.
Samsung NX300 sử dụng cảm biến cỡ crop APS-C, loại CMOS độ phân giải 20 megapixel cùng khả năng chụp ảnh 3D khi gắn cùng ống kính chuyên dụng đi kèm. Máy có màn hình OLED đường chéo 3,3 inch có thể lật linh hoạt để thay đổi góc nhìn. Ngoài ra, NX300 hỗ trợ độ nhạy sáng ISO lên tới 25.600, tốc độ chụp liên tiếp 9 khung hình mỗi giây và quay video chuẩn Full HD 1080p ở tốc độ 60 fps (60 khung hình mỗi giây).
Những nhiếp ảnh gia may mắn được chọn làm người thử nghiệm máy đều tỏ ra rất hài lòng với hệ thống lấy nét lai (Hybrid Auto Focus) của NX300. Theo đó, máy lấy nét theo pha rất chính xác, nhanh, phát hiện điểm tương phản tốt, ngay cả khi ở tốc độ khá cao là 1/6000s. Cảm biến hình ảnh của máy cũng được đánh giá cao, khi mà ảnh chụp có độ sắc nét, hài hòa về màu sắc, và khá mịn.
Về giao diện người dùng, cũng như trình điều khiển máy, Samsung đã cho thấy sự đầu tư nghiên cứu và phát triển một cách rất nghiêm túc và bải bản của mình. Máy có tất cả 14 chế độ chụp trong hệ thống Smart Mode, có thể kể đến một vài mode tiêu biểu như: chụp sáng tạo (Creative Mode), chụp phong cảnh (Landscape), chụp hành động tốc độ cao (Action Freeze). Mỗi chế độ được thiết lập, vi xi lý sẽ tự động thực hiện các phép đo và tính toán để đưa ra khẩu độ, tốc độ, và ISO hợp lý nhất có thể. Màn hình cảm ứng rộng 3,3 inch của NX300 cũng tỏ ra khá hữu dụng trong việc xem lại ảnh chụp, trong khi phím điều hướng 5 chiều cũng hoạt động rất tốt.
Samsung NX300 cũng được nâng cấp nhiều hơn ở khả năng kết nối Wi-Fi tới các thiết bị di động khác. Chế độ tự động chia sẻ cho phép mỗi bức hình chụp được lập tức gửi tới điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Không chỉ vậy, nhờ có kết nối không dây, việc kết nối và đồng bộ ảnh giữa các thiết bị cũng trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều, và bạn khỏi phải lo sợ việc để quên hay đánh mất dây cáp USB. Đặc biệt, tính năng kết nối Wi-Fi kênh kép hiện mới chỉ bắt đầu xuất hiện trên máy tính xách tay và smartphone, cho phép tải dữ liệu nhanh hơn cũng đã xuất hiện trên NX300.
Theo Genk
DSLR mới của Canon sẽ nhẹ như máy mirrorless Mẫu DSLR siêu nhỏ gọn đang được đồn thổi của Canon, EOS 100D, có thể chỉ nhẹ tương đương một số mẫu máy ảnh không gương lật trên thị trường như Sony NEX-7 hay Canon EOS M. EOS 100D có kích thước siêu nhỏ gọn. Ảnh minh họa. Canonrumors hôm nay đăng tải một số thông tin được cho là của chiếc EOS...