“Hiệp thương phải thực chất, đừng mang tính hình thức”
Theo ông Phạm Thế Duyệt, cần cố gắng đổi mới thực chất hơn nữa công tác bầu cử qua việc mở rộng và phát huy dân chủ
“Vai trò của Mặt trận trong bầu cử Quốc hội như trong giới thiệu, hiệp thương phải thực chất chứ đừng mang tính hình thức”- ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh khi đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp (sửa đổi).
“Đảng lãnh đạo, đến bây giờ nhân dân vẫn rất tôn trọng, tin tưởng. Nhưng theo tôi, không nên để 92-93% đại biểu Quốc hội là Đảng viên. Mặt trận đã nâng được tỷ lệ 50% người ngoài Đảng, cố gắng làm sao trong Quốc hội tỷ lệ này cũng được nâng lên. Đây cũng là đổi mới một cách thực chất, như vậy sẽ phát huy được tốt hơn vấn đề dân chủ”- ông Duyệt nói.
Theo ông Duyệt cần cố gắng đổi mới thực chất hơn nữa công tác bầu cử qua việc mở rộng và phát huy dân chủ. Làm sao tăng cường lực lượng của Mặt trận và các đoàn thể làm sao mỗi một tổ chức thành viên có một đại biểu Quốc hội thì sẽ có ý nghĩa hơn.
GS. Trần Ngọc Đường GS. Trần Ngọc Đường cũng cho rằng, nếu có điều kiện đổi mới thì phải tăng tính tranh cử trong bầu cử. Chừng nào không có tranh cử trong bầu cử thì chừng đó khó tìm ra người xứng đáng. Muốn tranh cử trong bầu cử, thì không chỉ đơn thuần tranh cử ở các cuộc tiếp xúc cử tri trong giai đoạn bầu cử, mà phải gắn thế nào việc đại biểu được bầu với cử tri đơn vị bầu cử.
“Nên chăng, bầu cử đại biểu Quốc hội 500 người thì chia thành 500 đơn vị bầu cử. Mỗi đơn vị có 2-3 vị ra tranh luận với nhau để người dân thấy ai là người xứng đáng về năng lực, phẩm chất đạo đức. Đại biểu đó phải gắn với đơn vị bầu cử đó chứ bầu xong cử tri không kiểm soát được, giữa đại biểu và cử tri không có quan hệ gì. Tôi đã làm đại biểu Quốc hội 2 khóa và rút ra nhận xét làm đại biểu Quốc hội rất khó, vì quyền hạn rất lớn nhưng cũng rất dễ vì chẳng ai kiểm soát, đánh giá nhận xét mình cả. Chính vì vậy, cần phải làm thế nào để đại biểu Quốc hội gắn cử tri và được cử tri giám sát”- GS Trần Ngọc Đường nói.
Video đang HOT
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng, cơ chế giám sát đại biểu Quốc hội sau bầu cử là vấn đề đáng suy nghĩ. Hàng năm, các đại biểu Quốc hội phải có chương trình hành động của mình và phải công bố để Mặt trận và cử tri có thể giám sát hoạt động của các đại biểu dân cử.
Luật cần làm rõ vấn đề dân chủ
Theo ông Phạm Thế Duyệt, dự thảo MTTQ Việt Nam sửa đổi cần cố gắng thể hiện rõ Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp 2013 chọn những vấn đề mới, đích đáng mới để đưa vào dự thảo luật, không nên ôm đồm tất cả các vấn đề.
Ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh rằng, vấn đề tập hợp đoàn kết nhân dân để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, muốn làm được thì điều kiện quan trọng lúc này luật cần làm rõ vấn đề dân chủ, làm rõ vai trò của MTTQ.
Ông Phạm Thế Duyệt
“Mặt trận Tổ quốc là tất cả các thành viên của của Mặt trận, chứ không phải chỉ riêng MTTQ Việt Nam. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận, quan hệ Nhà nước với Mặt trận cũng cần được thể hiện rõ trong các điều khoản của Luật. Chỉ có chế độ ta mới có hệ thống chính trị Đảng, Nhà nước, Mặt trận. Mặt trận là đại diện cho các tầng lớp nhân dân”- ông Duyệt nói.
Về vấn đề giám sát phản biện, ông Phạm Thế Duyệt cho rằng trong tình hình hiện nay Đảng đã khẳng định càng hội nhập, càng mở rộng, càng tư nhân hóa thì tham nhũng, quan liêu mất dân chủ tranh giành quyền vị ngày càng nhiều. Cho nên muốn giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng thì vấn đề giám sát và phản biện là rất quan trọng.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định, cần xác định Mặt trận là trung tâm để điều tiết quan hệ của Mặt trận với các tổ chức thành viên, quan hệ với hệ thống lập pháp, hành pháp, đồng thời bổ sung quan hệ với hệ thống tư pháp, cùng với đó là quan hệ với Đảng, với nhân dân. Luật cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, quyền của MTTQ Việt Nam, quy định về hoạt động giám sát của Mặt trận để làm rõ hơn tính chủ động của Mặt trận trong hoạt động này./.
Minh Hòa
Theo_VOV
Dân nghèo "méo mặt" vì tin lời cán bộ: Đổ lỗi cho nhau!
Trong khi rất nhiều hộ dân nghèo đang méo mặt sống cảnh nợ nần vì trót tin lời chính quyền, vay tiền sửa nhà, thì các lãnh đạo ở huyện Đức Thọ lại đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau.
Báo Dân trí có bài viết "Dân nghèo méo mặt vì trót tin lời cán bộ xã", phản ánh sự việc rất nhiều hộ nghèo ở xã Đức An, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh được chính quyền khuyến khích xây sửa nhà để được nhận hỗ trợ của nhà nước nhưng sau khi dân nghèo vay mượn tiền sửa nhà xong lại không nhận được một đồng hỗ trợ nào từ chính quyền; không những thế còn bị cắt khỏi danh sách hộ nghèo.
Bà Nguyễn Thị Hạnh bật khóc mỗi lần được hỏi về chương trình hỗ trợ làm nhà ở
Để làm sáng tỏ sự việc, chúng tôi đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện, cũng như UBMTTQ huyện Đức Thọ. Ông Phạm Văn Đường, Chủ tịch Mặt trận huyện cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về chính quyền, còn Mặt trận chỉ là phối hợp. "Mặt trận chúng tôi chỉ tham gia phối hợp nắm các đối tượng. Đối tượng thì Mặt trận có thể đề xuất lên, còn tiền thì bên chính quyền họ phải có trách nhiệm rót xuống. Cái này trách nhiệm thuộc về chính quyền không thể đổ lỗi cho Mặt trận được" - ông Đường nói.
Trong khi đó, ông Bùi Hữu Dũng, PCT UBND huyện Đức Thọ phụ trách văn hóa, xã hội lại nói, trách nhiệm để dân làm nhà mà không được hỗ trợ tiền thuộc về bên Mặt trận. "Mặt trận phải lập và chốt danh sách các đối tượng để hỗ trợ, chứ chính quyền chỉ là phối hợp thôi. Cái này là do chỗ Mặt trận họ làm sai".
Theo ông Dũng, từ năm 2010 đến nay, Nhà nước không còn thực hiện hỗ trợ làm nhà cho đối tượng hộ nghèo theo Quyết định 167 của Chính phủ. "Thỉnh thoảng có các hội, tập đoàn họ hỗ trợ nhà cho các đối tượng chứ Nhà nước không có nữa. Năm 2015 sắp tới thì tiếp tục thực hiện Quyết định 167 về hỗ trợ làm nhà ở cho các đối tượng hộ nghèo đợt 2. Bác Đường (Chủ tịch Mặt trận huyện Đức Thọ-PV) không hiểu nên giải thích sai", ông Dũng cho biết thêm.
Trong khi hai vị lãnh đạo chính quyền và Mặt trận "đá bóng" trách nhiệm cho nhau, thì Bí thư Huyện ủy Đức Thọ - ông Võ Công Hàm - thừa nhận trong việc này ai cũng có trách nhiệm, cần phối hợp giải quyết để bảo đảm quyền lợi cho dân. "Sau khi báo Dân trí có bài phản ánh, chúng tôi đã có công văn yêu cầu Mặt trận phối với với UBND huyện yêu cầu tiến hành kiểm tra, rà soát lại để có hướng xử lý cho người dân. Quá trình kiểm tra, ai sai thì sẽ xử lý" - ông Hàm nói.
Một số điều cơ bản của Quyết định số 167/2008/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở: Đối tượng: Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định) đang cư trú tại địa phương; Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát... Mức hỗ trợ: Ngân sách trung ương hỗ trợ 06 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách trung ương hỗ trợ 07 triệu đồng/hộ. Các địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách trung ương hỗ trợ và huy động cộng đồng giúp đỡ các hộ làm nhà ở... Cách thức thực hiện: Cơ sở thôn, bản tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch; Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách số hộ được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện... Thời gian và tiến độ thực hiện: Đến cuối năm 2012 hoàn thành thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của Quyết định này. Năm 2013 tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở...
Xuân Sinh - Văn Dũng
Theo Dantri
Dân nghèo "méo mặt" vì trót tin lời cán bộ xã Rất nhiều hộ nghèo được chính quyền vận động sửa nhà để được nhận hỗ trợ từ Nhà nước, nhưng khi người dân làm nhà xong không thấy xã cấp tiền hỗ trợ, khiến họ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất... Đó là câu chuyện bi hài của nhiều hộ nghèo ở xã Đức An, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Mang...