Hiệp hội Y khoa Australia cảnh báo về việc nới lỏng phong tỏa quá sớm
Trong bối cảnh thành phố Sydney, thuộc bang New South Wales (NSW) của Australia, chuẩn bị dỡ bỏ đợt phong tỏa kéo dài hơn 100 ngày qua để phòng chống dịch COVID-19, một số chuyên gia cảnh báo việc nới lỏng quá nhanh các quy định hạn chế tại thành phố đông dân nhất Australia này có thể tạo sức ép đối với hệ thống y tế và đe dọa tính mạng người dân.
Người dân thư giãn tại một bãi biển ở thành phố Sydney, Australia ngày 12/9/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hiệp hội Y khoa Australia (AMA), đại diện cho các bác sĩ nước này, cảnh báo việc mở cửa “quá sớm hoặc quá nhanh” sẽ dẫn đến các ca tử vong đáng lẽ có thể tránh và nguy cơ thành phố có thể bị phong tỏa trở lại. Trong một thông báo đưa ra cuối ngày 7/10, Chủ tịch AMA Omar Khorshid khuyến cáo bang NSW “không nên hấp tấp trong thời điểm quan trọng này”.
Tuy nhiên, Thủ hiến bang NSW Dominic Perrottet bảo vệ quyết định nới lỏng các hạn chế trong bối cảnh số ca nhiễm tại bang này đang giảm dần, nhấn mạnh “đại dịch cũng gây khủng hoảng kinh tế”.
Trước đó một ngày, chính quyền bang NSW cho biết sẽ dỡ bỏ nhiều lệnh cấm từ ngày 11/10 sau khi bang đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm đủ hai mũi vaccine. Theo đó, số khách mỗi hộ gia đình được tiếp đón, cũng như số người tham dự đám cưới, đám tang tại thành phố Sydney tăng so với các mức giới hạn trước đó.
Video đang HOT
Bang NSW ghi nhận 646 ca mắc mới và 11 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ tính đến 20h tối 7/10. Trong khi đó, ngày 8/10, bang láng giềng Victoria ghi nhận 1.838 ca mắc mới, cao nhất trong các bang ở Australia từ trước đến nay và vượt mốc 1.763 ca ghi nhận trước đó 3 ngày. Đến nay, bang Victoria ghi nhận tổng cộng 16.823 ca, hầu hết tập trung tại thủ phủ Melbourne, gây áp lực lớn chưa từng thấy đối với hệ thống y tế bang. Nhu cầu xe cứu thương tại bang Victoria tăng cao nhất từ trước đến nay. Nhằm đối phó với vấn đề này, các lái xe trong quân đội, lực lượng cứu hộ St John Ambulance Australia, lực lượng ứng phó khẩn cấp của bang hay các sinh viên y khoa đã được huy động hỗ trợ giảm áp lực cho lực lượng y tế.
Viện Burnet, cơ quan được giao nghiên cứu lộ trình dỡ bỏ tình trạng phong tỏa của bang Victoria, tin rằng bang vẫn đang đi đúng hướng tiến tới đạt mục tiêu trước mắt là 70% người trên 16 tuổi được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine vào cuối tháng 10. Hiện khoảng 84,4 % người dân bang Victoria đã tiêm một mũi vaccine, trong khi 55% tiêm đủ hai mũi.
Australia đang đối phó với làn sóng COVID-19 thứ 3 gây ra do biến thể Delta khiến 2 thành phố đông dân nhất là Sydney và Melbourne cùng với thủ đô Canberra phải áp dụng biện pháp phong tỏa. Giới chức nước này đã lên kế hoạch dần nới lỏng các biện pháp hạn chế khi tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho người lớn đạt 70%, 80% và 90% nhằm thúc đẩy nền kinh tế, tránh rơi vào suy thoái lần thứ hai sau 3 thập niên tăng trưởng liên tục.
Cũng trong ngày 8/10, một hội đồng chuyên gia về vaccine của Australia khuyến cáo những người bị suy giảm miễn dịch “nghiêm trọng” cần tiêm liều vaccine phòng COVID-19 thứ 3.
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn một thông báo từ Nhóm cố vấn kỹ thuật về tiêm chủng Australia (ATAGI) cho biết những người mắc một số bệnh hoặc đang điều trị ức chế miễn dịch như hóa trị liệu có thể không được bảo vệ đầy đủ với 2 liều vaccine ngừa COVID-19. Do vậy, ATAGI khuyến nghị những người này nên tiêm mũi nhắc lại từ 2-6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai để “tối đa hóa mức độ đáp ứng miễn dịch”. Theo ATAGI, kể cả với 3 liều vaccine, khả năng bảo vệ ở những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể vẫn thấp hơn so với những người khác, vì thế, mọi người vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.
Theo Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt, khoảng 500.000 Australia đủ điều kiện để tiêm liều vaccine thứ 3 theo khuyến cáo của ATAGI. Trong thông báo, ATAGI không đề cập liệu người dân nói chung có cần tiêm liều vaccine thứ 3 trong giai đoạn hiện nay hay không.
Anh cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến chủng SARS-CoV-2 mới
Một hội đồng khoa học của chính phủ Anh công bố nghiên cứu trong đó có cảnh báo rằng SARS-CoV-2 có thể sẽ xuất hiện biến chủng gây ra tỷ lệ tử vong cao.
Một nhân viên y tế Anh chăm sóc bệnh nhân Covid-19 (Ảnh Reuters).
RT đưa tin, Nhóm tư vấn khoa học cho các trường hợp khẩn cấp (SAGE), một tổ chức của chính phủ Anh, ngày 30/7 công bố một báo cáo, trong đó đề cập tới hàng loạt tình huống giả định liên quan đến các biến chủng SARS-CoV-2.
Báo cáo cho biết, có một "khả năng thực tế" rằng một biến chủng của SARS-CoV-2 có thể có tỷ lệ tử vong tương đương với virus SARS (10%) và MERS (35%). Đây đều là 2 dịch bệnh bùng phát bởi các virus thuộc nhóm corona. Theo tính toán hồi tháng 3 của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong của SARS-CoV-2 vào khoảng hơn 3%.
SAGE nhận định, các vắc xin hiện tại có hiệu quả trong việc khiến người bệnh không trở nặng, tuy nhiên kịch bản số ca bệnh và tử vong vẫn có thể tăng khi hoạt động tiêm chủng được tiến hành, vì vắc xin "không ngăn hoàn toàn sự lây nhiễm mầm bệnh giữa con người".
Báo cáo của SAGE gợi ý một số cách để ứng phó với các biến chủng chết chóc hơn, bao gồm phương án "tiêm mũi vắc xin bổ sung để duy trì bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh trở nặng".
SAGE cũng đã xem xét tới khả năng xuất hiện biến chủng có thể "né tránh các loại vắc xin hiện tại", nhấn mạnh rằng điều đó có thể xảy ra theo một số cách khác nhau.
Ngoài ra, SAGE cũng công bố một báo cáo riêng biệt vào cùng ngày, trong đó nói rằng khả năng miễn dịch của con người "rất có thể" giảm dần theo thời gian, cho thấy "sẽ có thể các chiến dịch tiêm chủng chống lại SARS-CoV-2 trong nhiều năm tới".
Báo cáo cũng dự đoán rằng, các biến chủng trong tương lai có thể sẽ dễ lây nhiễm hơn nhưng ít độc lực hơn. Họ nhấn mạnh, điều này có thể không xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng "có khả năng" xảy ra về lâu dài vì virus sẽ dần thích nghi với vật chủ là con người.
SAGE nhấn mạnh rằng Anh nên tiếp tục "chủ động hỗ trợ" chiến dịch tiêm chủng toàn cầu, nói rằng điều đó có thể giúp giảm thiểu khả năng "các biến chủng nguy hiểm xuất hiện ở các nơi khác trên thế giới", đồng thời kêu gọi tăng cường đầu tư vào hoạt động giám sát virus để nắm được các đột biến mới nếu chúng xuất hiện.
COVID-19 tại ASEAN hết 29/7: Cả khối thêm 92.786 ca mắc và 2.419 ca tử vong Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 29/7, 8 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 92.786 ca mắc COVID-19 và 2.419 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 7.112.863 ca, trong đó 141.911 người tử vong. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan, ngày...