Hiệp định RCEP kéo dài thời gian đàm phán đến năm 2016
Các thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực quyết định kéo dài thời gian hoàn tất đàm phán từ năm 2015 sang năm 2016.
Lãnh đạo các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ngày 22/11 đã tuyên bố kéo dài thời hạn chót để ký thỏa thuận thương mại tự do giữa 16 quốc gia thành viên đến năm 2016, thay vì thời hạn chót 2015 như dự tính ban đầu.
Phát biểu tại Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, nơi đang diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết, các quốc gia thành viên đã cân nhắc những thách thức mà các bên phải đối mặt, xem xét các giá trị, các thỏa thuận mang tính xây dựng và cho rằng, sẽ cần thêm thời gian để hoàn tất đàm phán.
“Chúng tôi – những nhà lãnh đạo các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực nhất trí sẽ tiếp tục đàm phán, đồng thời sẽ yêu cầu các nhà đàm phán tăng cường nỗ lực để hoàn tất và đạt một thỏa thuận chất lượng cao và mang lại lợi ích cho các bên vào năm 2016″, Thủ tướng Najib Razak tuyên bố.
Video đang HOT
Các nước Hiệp định RCEP quyết định kéo dài thời gian đàm phán đến năm 2016. (Ảnh: Jakarta Post)
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực là một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký Hiệp định bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand được kỳ vọng sẽ hoàn tất việc ký kết trước năm 2015, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định Thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á.
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực được kỳ vọng sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới, với 3,4 tỷ dân./.
Hồng Nhung Theo Reuters
Theo_VOV
Lãnh đạo các nước TPP ra tuyên bố mới
Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương, ngày 18/11, các nhà lãnh đạo của Australia, Brunei, Canada, Chi-Lê, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã gặp nhau để đánh dấu việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Lãnh đạo các nước TPP đã ra tuyên bố chung.
Theo Tuyên bố chung của Lãnh đạo các nước TPP, sau hơn 5 năm đàm phán, các nước đã đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2011. Đó là thiết lập một Hiệp định khu vực toàn diện và cân bằng - một Hiệp định trải dài khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương, bao gồm 3 lục địa và tạo ra một thị trường rộng lớn với 800 triệu dân.
Tuyên bố chung nêu rõ, thông qua việc xây dựng các quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao để hỗ trợ các hoạt động giao thương trong thế kỷ 21, thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư đầy tham vọng, Hiệp định TPP sẽ củng cố và mở rộng các mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế TPP. Cùng với đó, tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực và toàn cầu của các thành viên, hỗ trợ tạo công ăn việc làm và cơ hội mới cho giới trẻ; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển cũng như hỗ trợ cải cách và xóa đói giảm nghèo, đồng thời đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho người dân.
Ngoài ra, toàn văn Hiệp định TPP đã sẵn sàng cho việc rà soát và xem xét trước khi được ký kết. "Chúng tôi mong sắp tới sẽ ký kết để nhanh chóng xem xét và thông qua Hiệp định TPP theo đúng thủ tục nội bộ ở mỗi nước thành viên. Tiếp đó, chúng tôi sẽ tập trung thực thi đầy đủ Hiệp định để những người tiêu dùng, những người công nhân, nông dân và các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, có thể gặt hái các lợi ích của Hiệp định càng sớm càng tốt cũng như được hưởng một tương lai tốt đẹp hơn mà Hiệp định TPP đem lại", Tuyên bố chung của Lãnh đạo các nước TPP nêu.
Song song với việc tập trung vào phê chuẩn và thực thi kết quả đàm phán, các nước TPP cũng chú ý tới sự quan tâm của các nền kinh tế trong khu vực. Sự quan tâm này khẳng định rằng, thông qua Hiệp định TPP, các nước đang tạo ra một mô hình mới và hấp dẫn cho hoạt động trao đổi thương mại tại một trong những khu vực tăng trưởng nhanh và năng động nhất thế giới.
Trước đó, đầu tháng 11, Bộ Công Thương đã công bố toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (bản tiếng Anh) được các nước tham gia đàm phán thống nhất.
Bộ Công Thương cho biết, sau khi công bố toàn văn Hiệp định, các nước TPP sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Mỗi nước, theo quy định của pháp luật nước mình, sẽ dành thời gian nhất định để người dân nghiên cứu Hiệp định trước khi ký kết, dao động từ 60 đến 90 ngày.
Sau khoảng thời gian này, các nước TPP sẽ tiến hành ký kết chính thức. Thời điểm ký kết chính thức Hiệp định hiện chưa được xác định nhưng dự kiến sẽ không muộn hơn quý 1 năm 2016. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình.
Theo_VnMedia
Dự án hầm chui nút giao Thanh Xuân lùi tiến độ hoàn thành đến 31/1/2016 Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép kéo dài thời gian hoàn thành dự án xây dựng hầm chui Quốc lộ 6 nút giao Thanh Xuân vào cuối tháng 1/2016. Tổng thể dự án nút giao hầm Thanh Xuân từ trên cao. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN Lý giải cho vấn đề này, ông Phạm...