Hiệp định RCEP có thể giúp GDP của Nhật Bản tăng thêm 2,7%
Chính phủ Nhật Bản cho biết hiệp định này sẽ có thể giúp GDP của nước này tăng thêm khoảng 140 tỷ USD khi tính theo GDP thực tế trong năm tài chính 2019 (kết thúc vào 31/3/2020).
Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chính phủ Nhật Bản mới đây cho biết nền kinh tế nước này có thể tăng thêm khoảng 2,7% nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – một thỏa thuận thương mại tự lớn nhất thế giới được ký kết bởi 15 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm ngoái.
Trong báo cáo ước tính đầu tiên về tác động của RCEP, Chính phủ Nhật Bản cho biết hiệp định này sẽ có thể giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng thêm khoảng 15.000 tỷ yen (140 tỷ USD) khi tính theo GDP thực tế trong năm tài chính 2019 (kết thúc vào 31/3/2020).
Video đang HOT
Cũng theo dự báo, hiệp định này sẽ giúp tạo ra khoảng 570.000 việc làm.
Mức ước tính nêu trên lớn mức tăng dự kiến 1,5% từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và mức tăng 1% từ Hiệp định đối tác thương mại Liên minh châu Âu-Nhật Bản (EPA).
Một quan chức Bộ Ngoại giao nói với các phóng viên rằng RCEP sẽ chiếm khoảng 46% tổng hoạt động thương mại của Nhật Bản, so với khoảng 15% trong trường hợp của CPTPP và khoảng 12% của EPA với EU. Song quan chức này nói thêm rằng sẽ cần một khoảng thời gian “đáng kể” để tác động dự kiến trên hiện thực hóa hoàn toàn.
Được ký kết vào tháng 11/2020, RCEP sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa và đặt ra các quy tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử cho các nước thành viên. RCEP được kỳ vọng sẽ phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp.
RCEP là thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhật Bản có sự tham gia của cả Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này tình theo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu , trong khi Hàn Quốc là đối tác lớn thứ ba.
Ngoài ba quốc gia Đông Á, RCEP còn bao gồm Australia, New Zealand và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Hàn Quốc mở các trung tâm ở nước ngoài để hỗ trợ nhà xuất khẩu tận dụng FTA
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 16/3 thông báo sẽ mở các trung tâm ở nước ngoài để giúp các nhà xuất khẩu tận dụng tốt hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Container hàng hóa được bốc dỡ tại thành phố cảng Busan, Đông Nam Hàn Quốc ngày 11/1/2011. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, Hàn Quốc dự kiến chi 11,9 tỷ won (10,4 triệu USD) trong năm 2021 để mở các trung tâm hỗ trợ FTA mới ở Đông Nam Á và cung cấp các chương trình tư vấn theo nhu cầu.
Hàn Quốc hiện đang vận hành 18 trung tâm hỗ trợ FTA cho các nhà xuất khẩu trên toàn quốc, cùng với 15 trung tâm khác ở nước ngoài. Hàn Quốc hiện có FTA với 17 quốc gia hoặc khối theo khu vực, trong đó có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN.
Nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á hiện đang chờ đợi việc thực thi một loạt các FTA, trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bao gồm ASEAN và các đối tác đối thoại - Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Hàn Quốc và Indonesia cũng đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) trong năm 2020. Hiệp định này đang chờ Quốc hội thông qua. CEPA tương tự như FTA, nhưng tập trung vào phạm vi hợp tác kinh tế rộng hơn.
Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 512,8 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2019. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự báo xuất khẩu sẽ phục hồi với mức tăng 7,1% trong năm 2021./.
Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Anh Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sau khi được Hạ viện thông qua, ngày 4/12, Thượng viện Nhật Bản đã phê chuẩn Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Anh (EPA). Mở đường cho văn kiện này có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, nhằm đảm bảo tính liên tục của các hoạt động kinh tế song phương sau khi Anh kết thúc...