Hiệp định EVFTA: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào EU
Tính đến ngày 29/10, các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đã cấp gần 34.400 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 1,3 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh.
Chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Liên quan đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn khi xuất khẩu vào các thị trường thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) khi dịch COVID-19 đang ảnh hưởng bất lợi đến thị trường EU, ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay tính đển thời điểm kết thúc tháng 10/2020, Hiệp định EVFTA đã đưa vào thực thi được 3 tháng, kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này có những tín hiệu khả quan so với cùng kỳ.
Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 8/2020 đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; trong tháng 9, tổng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 3,1 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Kết quả này thể hiện các doanh nghiệp đã tận dụng được ưu đãi mang lại từ EVFTA.
[Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 20%]
Theo ông Trần Thanh Hải, tính đến ngày 29/10, các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực (thuộc Cục Xuất nhập khẩu) đã cấp gần 34.400 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 1,3 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 900 l ô hàng với trị giá hơn 2,5 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.
Tuy vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tháng 9 giảm nhẹ so với tháng 8. Ngoài yếu tố về chu kỳ, khi tháng 8 luôn là tháng có xuất khẩu cao nhất; còn có yếu tố khó khăn từ thị trường EU vẫn đang khó khăn do dịch COVID-19.
Hiện dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại EU. Một số quốc gia đang áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách gây khó khăn cho hoạt động thương mại, tiêu dùng các sản phẩm chưa thiết yếu.
Video đang HOT
Bản thân nền kinh tế của khu vực này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Do vậy, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực nhưng nếu không có tác động của dịch COVID-19, kết quả xuất khẩu còn tích cực hơn nữa.
Ông Trần Thanh Hải cho biết thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục khai thác có hiệu quả các thị trường của Hiệp định EVFTA; tăng cường tuyên truyền và tổ chức triển khai tận dụng tốt các cam kết để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ưu đãi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, sử dụng nhiều hình thức mới, thông qua các cổng thông tin như: FTA Portal, qua mạng internet, Facebook…
Để thông tin đạt hiệu quả cao và được cập nhật thường xuyên, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo hệ thống Thương vụ tại nước ngoài nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, các hoạt động tuyên truyền thiếu thiện chí đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; kịp thời thông tin để các Bộ, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp có phản ứng kịp thời.
Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục đổi mới hình thức xúc tiến thương mại, ứng dụng các phương tiện thông tin điện tử, tổ chức các phiên kết nối giao thương trực tuyến để quảng bá hình ảnh sản phẩm xuất khẩu tới các nước đối tác, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không phù hợp để tổ chức các hoạt động xúc tiến truyền thống.
Cải cách hành chính tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm cắt nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua việc đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao cho người dân, tổ chức, thời gian và chi phí của doanh nghiệp sẽ được cắt giảm.
Bộ Công Thương cũng tiếp tục nghiên cứu, hiện đại hóa việc cấp chứng nhận xuất xứ C/O, áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, hoàn thiện pháp luật, thể chế, đồng thời phối hợp chặt chẽ với EU để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định EVFTA.
Cuối cùng, để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
Cùng đó, tăng cường hậu kiểm; chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu trong trường hợp có yêu cầu xác minh xuất xứ nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp giả mạo xuất xứ hàng hóa Việt Nam./.
Mất hơn 4 tháng lấy đà vượt MA200, STK đang có sức bật rất nhẹ nhàng
Tích lũy chặt và lâu, STK đang đi lên theo hình zig-zag với những phiên bật mạnh đan xen điều chỉnh. Vùng đỉnh cũ tháng 10/2019 nhiều khả năng sẽ được vượt qua.
Diễn biến của cổ phiếu STK
Tuần qua, cổ phiếu STK của CTCP Sợi Thế Kỷ có diễn biến điều chỉnh nhẹ 1,2% đi ngược thị trường chung. Mức điều chỉnh này này không nhiều và hoàn toàn có thể được xem là cơ hội để nhà đầu tư tranh thủ giải ngân vào cổ phiếu này.
Đó là bởi STK đã có một quá trình tích lũy và thử thách nhà đầu tư dài "đằng đẵng". Cổ phiếu này sau khi tạo đáy cùng thị trường vào cuối tháng 3 đã mất rất nhiều thời gian lình xình thử sức với ngưỡng MA200.
Cổ phiếu này đã có lần đầu cố gắng vượt qua ngưỡng MA200 vào giữa tháng 6 nhưng nhanh chóng bị phe bán chốt lời kéo xuống ngưỡng tâm lý quan trọng. Sau đó, một loạt các nỗ lực đã xuất hiện nhưng đều không thành công.
Và chỉ từ giữa tháng 10 vừa qua, STK mới thực sự bứt ra khỏi đường MA200 để hình thành xu hướng tăng rõ rệt. Giá STK đang đi lên với những phiên bật mạnh kết hợp các nhịp điều chỉnh nhẹ. Điều này nhiều khả năng sẽ còn tái diễn cho đến khi cổ phiếu ghi nhận các phiên chốt lời với mức thanh khoản cao trên bình quân 20 phiên.
Trước mắt, STK đã trở lại vùng đỉnh tháng 10/2019 nhưng vẫn hoàn toàn có đủ khả năng vượt đỉnh cũ để vươn lên.
STK đã hồi phục tốt hơn mong đợi
STK đã công bố doanh thu thuần đạt 328 tỷ đồng (-41% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 20 tỷ đồng (-61% so với cùng kỳ) trong quý 3/2020.
Các đơn đặt hàng riêng trong tháng 10 tăng đột biến, tương đương với 90% mức trung bình tháng của quý 1. Kết quả hoạt động đáng ngạc nhiên như vậy chủ yếu là do nhu cầu ngày càng tăng của các thương hiệu đồ thể thao như Nike (doanh thu đi ngang, lợi nhuận sau thuế 11% so với cùng kỳ trong quý 3), Puma (doanh thu thuần 7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 11% so với cùng kỳ trong quý 3) và Adidas (kết quả kinh doanh chưa được công bố).
Trong cuộc họp cập nhất kết quả kinh doanh mới nhất của Nike, ban lãnh đạo cho biết lượng hàng tồn kho dự kiến sẽ quay về mức bình thường vào cuối tháng 11, cho thấy sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn cho các OEM của Nike.
Mặt khác, Puma đã đạt mức hàng tồn kho bình thường vào cuối tháng 9. Adidas dường như kém hơn hai thương hiệu cùng ngành nhưng cũng dự kiến tăng trưởng doanh thu đi ngang trong quý 4. Giữa hai dòng sản phẩm của STK, sợi tái chế hơn hẳn so với sợi nguyên sinh về tốc độ phục hồi.
Theo công ty, sợi tái chế dẫn dắt đà phục hồi với doanh thu quý 3 tăng 53% so với quý trước (nhưng vẫn -38% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng 43% trong tổng doanh thu bán hàng và 30% trong tổng sản lượng tiêu thụ trong quý. Để khuyến khích khách hàng chuyển đơn đặt hàng của họ sang sợi tái chế từ sợi nguyên sinh, STK phải giảm giá bán đối với sợi tái chế khoảng -1% so với cùng kỳ xuống 26.473 đồng/kg trong quý (2019: 27.202 đồng/kg).
Sợi nguyên sinh dù phục hồi chậm hơn nhiều ( 17% so với quý trước, nhưng -43% so với cùng kỳ, theo giá trị), nhưng cũng đã cho thấy một số dấu hiệu phục hồi sớm. Điều này được chứng minh rõ nhất với thực tế giá bán sợi nhập khẩu đã tăng từ mức đáy trong tháng 8. Theo STK, mức tồn kho của sợi nguyên sinh ở Trung Quốc đã giảm cùng với sự phục hồi nhu cầu đối với hàng dệt may và giày dép.
Bên cạnh các sản phẩm chính, xuất khẩu sợi có giá trị cao sang Mỹ (sợi được sử dụng cho nội thất ô tô) tiếp tục tăng trưởng từ mức cơ sở thấp, chiếm 4,5% trong tổng doanh thu về số lượng và 4% về giá trị trong tháng 9 (so với khoảng 1%-2% tổng doanh thu trong quý 2/2020). Triển vọng tăng trưởng khả quan, do doanh thu bán ô tô tại thị trường Mỹ gần đây tăng mạnh.
Tuy nhiên, Ủy ban thương mại Quốc tế Mỹ đã tiến hành điều tra đối với sợi polyester (PTY) nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam từ ngày 3/11. Các khách hàng Mỹ chưa có động thái về thông tin này, tuy nhiên nếu kết quả điều tra sơ bộ xác nhận có hành vi bán phá giá sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng tại thị trường này. Kết quả sơ bộ dự kiến sẽ được công bố vào khoảng giữa đến cuối tháng 12.
Trong năm 2020, SSI ước tính STK đạt 1,8 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần (-20,6% so với cùng kỳ) và 127 tỷ đồng lợi nhuận ròng (-41% so với cùng kỳ), hoàn thành 98% và 97% kế hoạch năm.
Theo đó, SSI ước tính doanh thu thuần quý 4 đạt 573 tỷ đồng (-0,4% so với cùng kỳ) và 52 tỷ đồng lợi nhuận ròng (-3,2% so với cùng kỳ).
Trong năm 2021, SSI ước tính doanh thu thuần đạt 2,2 nghìn tỷ đồng ( 25,1% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 208 tỷ đồng ( 64,5% so với cùng kỳ), vì ước tính doanh thu sợi tái chế và sợi nguyên sinh tăng lần lượt là 42,1% và 15% so với cùng kỳ. STK sẽ tăng công suất hoạt động lên 85% trong năm 2021 (2020: 72,5%).
Tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện lên 16,2% do giá bán sợi nguyên sinh cải thiện và giá bán sợi tái chế giảm 2% so với cùng kỳ do đợt giảm giá gần đây. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ước tính tăng 20,9%, do chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động R&D và chi trả lương cho các chuyên gia nước ngoài.
Lãi suất giảm mạnh nhưng doanh nghiệp vẫn khó vay vốn Không có tài sản thế chấp thì doanh nghiệp được vay tín chấp nhưng lại phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Năm nay, ngành ngân hàng đã 3 lần điều chỉnh hạ lãi suất cho vay. Tại TP HCM, mới đây mức điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực...