Hiệp định chống biến đổi khí hậu sẽ được ký vào ngày Mẹ Trái đất
Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP-21) tại Paris đã kết thúc tối 12.12. Hiệp định này sẽ được ký vào ngày 22.4.2016 tại trụ sở LHQ ở New York.
Một phụ nữ đi ngang qua bản đồ mô tả sự dâng lên của nước biển trong 22 năm qua, tại Le Bourget, gần Paris ngày 11.12.2015 – Ảnh: Reuters
“Buổi lễ chính thức ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức ngày 22.4.2016 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, đúng vào ngày Mẹ Trái đất”, hãng tin RIA dẫn thông cáo của Hội nghị.
Trước đó, đại diện của 195 quốc gia đã thảo luận và thông qua bản dự thảo Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu mới của LHQ, trong đó xác định lượng phát thải khí nhà kính sau năm 2020 và các biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Để có hiệu lực, Hiệp định phải được ít nhất 55 quốc gia chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phê chuẩn.
Thỏa thuận này không yêu cầu từ bỏ các loại nhiên liệu hóa thạch, nhưng yêu cầu tất cả các nước phải thông qua các mục tiêu quốc gia của riêng mình để giảm phát khí thải, hiện đại hóa công nghệ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ Khí hậu Xanh
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Paris, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ Khí hậu Xanh từ năm 2016 đến 2020.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu tại Paris, Pháp ngày 30.11 - Ảnh: AFP
Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-21) vừa khai mạc hôm 30.11 tại Paris. Phát biểu trước 150 lãnh đạo các nước, chính phủ và các nhà lãnh đạo của các tổ chức quốc tế đại diện cho 196 thành viên thuộc Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại cam kết của chính phủ Việt Nam trong việc tham gia các nỗ lực toàn cầu để đối phó với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng nói rằng Việt Nam cam kết ủng hộ và đẩy mạnh các cuộc đàm phán và thông qua các thỏa thuận về ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu vào năm 2020.
Nội dung của các cam kết này phải bảo đảm các khoản đóng góp công bằng giữa các quốc gia và có sự cân bằng trong những nội dung về giảm nhẹ, thích ứng, tài chính và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, các nước phát triển cần dẫn đầu trong việc đưa ra sự cam kết của họ trong khi giúp đỡ các nước đang phát triển hoàn thành thỏa thuận.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dù còn nhiều khó khăn chung, nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch để khắc phục biến đổi khí hậu ở nhiều mặt, trong lúc sẽ thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ quy định trong Công ước và Nghị định thư Kyoto.
Cũng tại Hội nghị lần này, Việt Nam cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính 8% vào năm 2030 và có thể giảm 25% nếu nhận được sự hỗ trợ của các nước. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ Khí hậu Xanh giai đoạn từ 2016 - 2020.
Bên cạnh chứng minh cam kết của Việt Nam trong việc ứng phó biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam cảm ơn và bày tỏ hy vọng nhận được sự hỗ trợ thêm của cộng đồng quốc tế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng cảm ơn nước Pháp đã tổ chức sự kiện này, đồng thời chia sẻ nỗi đau mất mát của nhân dân Pháp sau vụ tấn công khủng bố ngày 13.11 ở thủ đô Paris vừa qua.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Các nhà lãnh đạo phát biểu gì tại COP-21 ở Paris? Các nhà lãnh đạo đang tham dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Paris (COP-21) đã khẳng định sự cần thiết phải hành động trước thách thức toàn cầu này. Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định: "Mối đe dọa ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu có thể định hình những chuyển động của thế kỷ này...