‘Hiệp đấu’ mới Mỹ-Trung trên Biển Đông
Mỹ cần sẵn sàng đi đến cùng nếu cam kết bị thách thức, để ngăn chặn Trung Quốc leo thang các cuộc va chạm thành xung đột mở, National Interest ngày 9/4 khuyến nghị.
Tàu sân bay Mỹ
Ngày 19/3, Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ nói với Reuteurs rằng Mỹ đang quan sát hoạt động gia tăng của Trung Quốc xung quanh Bãi cạn Scarborough. Ông cảnh báo: “Tôi nghĩ là chúng tôi thấy một số hoạt động của tàu nổi … loại hoạt động khảo sát… Đó là một khu vực đáng lưu tâm …có thể là địa điểm tiếp theo của hoạt động cải tạo.”
Hình ảnh vệ tinh từ ngày 24/3 cho thấy không có các hoạt động nạo vét hay xây dựng của Trung Quốc ở Bãi cạn Scarborough. Các tàu xuất hiện ở khu vực này là một tàu dân sự Trung Quốc thả neo trong miệng của đầm phá, hình ảnh điển hình trong nhiều năm gần đây, và hai tàu đánh cá loại Trimaran của Philippines bên ngoài bãi cạn. Đô đốc Richardson cho rằng điều đó không có nghĩa là các tàu Trung Quốc không thực hiện các cuộc khảo sát để chuẩn bị cho hoạt động cải tạo.
Theo chuyên gia Gregory Poling, nếu Bắc Kinh thua ít nhất một phần trong vụ kiện của Manila ra Tòa Trọng tài Thường trực thì Trung Quốc có thể sẽ tiến các hành động để chứng minh Trung Quốc không bị cản trở bởi phán quyết của tòa. Leo thang có thể xảy ra bao gồm tái áp đặt lệnh phong tỏa quân đội Philippines đồn trú tại Bãi Cỏ Mây, triển khai các khí tài quân sự đối với quần đảo Trường Sa, hoặc thiết lập một vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông nhưng thực hiện cải tạo tại Bãi cạn Scarborough sẽ là sự kiện đặc biệt đáng lo ngại.
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 120 hải lý và cách Manila 185 hải lý. Thực thể này nằm ở một khu vực trống rộng hơn 250 hải lý tính từ hai quần đảo tranh chấp khác của Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa ở phía tây bắc và quần đảo Trường Sa ở phía tây nam. Nếu Trung Quốc thực hiện cải tạo tại Scarborough, quân đội nước này sẽ có thể duy trì sự hiện diện trên Biển Đông và thậm chí mở rộng phạm vi hoạt động tới khắp các phần của quần đảo Philippines. Điều này sẽ gây một tác động chiến lược to lớn cho Philippines và Mỹ, hai nước mới thương lượng về việc Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philippines theo Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng.
Hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Bãi cạn Scarborough sẽ đặt Philippines và Mỹ trước nhiều thách thức. Từ góc độ an ninh, nó sẽ làm suy yếu nhận thức về thiện chí duy trì an ninh khu vực của Mỹ. Điều này đặc biệt đúng bởi vì Philippines đã mất quyền tiếp cận Scarborough vào năm 2012 sau nỗ lực thất bại của Mỹ trong việc thương lượng để cả Trung Quốc và Philippines cùng rút quân. Một sân bay hoặc cảng ở Scarborough sẽ tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc trong và xung quanh Biển Đông, cũng như gây khó khăn cho Mỹ và đồng minh khi lên kế hoạch cho một cuộc khủng hoảng.
Cải tạo ở Scarborough cũng sẽ mang lại những tổn thất to lớn cho hệ sinh thái. Tòa Trọng tài có thể sẽ tuyên bố sự tàn phá môi trường gây ra bởi hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là vi phạm luật pháp quốc tế. Thực hiện cải tạo, bồi lấp tại Scarborough sẽ là một dấu hiệu khác cho thấy Bắc Kinh đang chế nhạo tòa án nói riêng và một trật tự dựa trên luật pháp hiện hành nói chung.
Ông Poling cho rằng, từ góc độ ngoại giao, cải tạo Scarborough sẽ là dấu chấm hết cho nỗ lực rời rạc của ASEAN nhằm quản lý căng thẳng trong khu vực bằng con đường ngoại giao. Trong Tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các bên ở Biển Đông, các nước ASEAN và Trung Quốc nhất trí kiềm chế: “không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và các thực thể khác”. Thực hiện cải tạo tại Scarborough sẽ vi phạm nguyên tắc chính yếu này; nó sẽ là một tín hiệu tới khu vực rằng các cuộc đàm phán của Bắc Kinh với ASEAN chỉ là một tấm bình phong và nó không còn cần thiết nữa.
Mặc dù Washington và Manila sẽ phải kiềm chế khi đối phó với chiến thuật “vùng xám” trong đó Trung Quốc tìm cách thay đổi hiện trạng mà không công khai sử dụng vũ lực, thường xuyên sử dụng các tàu dân sự và bán quân sự nhưng một chiến lược phối hợp ba phần có thể sẽ giúp Mỹ và Philippines ngăn chặn được hoạt động cải tạo của Trung Quốc. Những cái giá phải trả về an ninh, môi trường, và ngoại giao do hoạt động cải tạo Scarborough đòi hỏi phải có một kế hoạch ứng phó như vậy.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Poling, bước đầu tiên để đối phó với hoạt động cải tạo của Trung Quốc là phải đảm bảo rằng Washington và Manila đang chia sẻ thông tin tình báo về các hành động của Trung Quốc. Ưu tiên trong chiến lược của Trung Quốc là lợi dụng nhận thức yếu kém của các quốc gia khu vực về các vấn đề trên biển để đưa họ vào thế đã rồi. Phát biểu của Đô đốc Richardson với Reuters cho thấy Mỹ đang theo dõi sát sao Scarborough nhưng các phát biểu từ các quan chức của Philippines lại cho thấy họ không được cung cấp thông tin tình báo Mỹ. Cả Mỹ và Philippines không những sẽ phải thu thập thông tin tình báo mà còn phải chia sẻ thông tin với nhau để có thể phản ứng một cách thích hợp khi có dấu hiệu đầu tiên của hoạt động cải tạo sắp xảy ra.
Chìa khóa thứ hai để răn đe thành công cần phải được truyền đạt một cách rõ ràng từ trước: Mỹ cần nêu công khai rằng Mỹ sẽ buộc phải can thiệp nếu quân đội hay tàu của Philippines bị tấn công tại Bãi cạn Scarborough hay tại các khu vực khác của Biển Đông. Điều V của Hiệp ước Quốc phòng Mỹ-Philippines cam kết Mỹ sẽ đối phó với bất kỳ cuộc tấn công vào “lực lượng vũ trang, tàu công hay máy bay của Philippines ở Thái Bình Dương”. Điều đó có nghĩa là Mỹ có thể giữ trung lập về tính hợp pháp của yêu sách lãnh thổ của Philippines nhưng cần phải làm rõ rằng bất kỳ cuộc tấn công vô cớ vào lực lượng Philippines ở vùng biển hoặc lãnh thổ tranh chấp sẽ thuộc phạm vi cam kết của hiệp ước.
Philippines đã tìm kiếm loại cam kết rõ ràng như thế từ Washington trong nhiều năm, nhưng việc chính phủ Mỹ từ chối đưa ra nó đã tạo ra một làn sóng hoài nghi ở Philippines về việc các cam kết của Mỹ thực sự “vững chắc” tới đâu. Chuyến thăm Manila vào sắp tới sẽ là cơ hội để Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter giải tỏa những nghi ngại này. Thực hiện điều đó và sẵn sàng đi đến cùng nếu cam kết đó bị thách thức, là chìa khóa để củng cố quyết tâm của Philippines khi đối đầu với Trung Quốc trong các cuộc đụng độ vùng xám, và để ngăn chặn Trung Quốc leo thang các cuộc va chạm thành xung đột mở.
Bước cuối cùng và khó khăn nhất để ngăn chặn Trung Quốc cải tạo ở Bãi cạn Scarborough là phải chuẩn bị các trang thiết bị để Philippines có thể can dự trong thời gian ngắn. Mặc dù tồn tại một khoảng cách lớn về năng lực hải quân và khả năng bảo vệ bờ biển, nhưng chính Philippines chứ không phải Mỹ sẽ phải đi đầu trong việc đối đầu với các hoạt động của Trung Quốc tại Scarborough. Bãi cạn bao gồm một số đá được hưởng lãnh hải. Điều một tàu hải quân của Mỹ vào lãnh hải của thực thể đang tranh chấp trong trường hợp Trung Quốc không sử dụng vũ lực sẽ vi phạm luật pháp và chuẩn mực quốc tế mà Mỹ đang tìm cách để duy trì. Ngay cả khi thành công trong việc ngăn chặn Trung Quốc tiến hành cải tạo thì hành động này của Mỹ sẽ là chiến thắng phải trả bằng một giá đắt.
Cơ hội tốt nhất để ngăn chặn hoạt động cải tạo ở Scarborough là thông qua việc sử dụng trang thiết bị của Philippines, còn Mỹ chỉ ở bên ngoài lãnh hải. Philippines cần sẵn sàng điều các trang thiết bị – có thể là một số tàu tuần duyên nhỏ hơn và ít nhất là một trong những tàu hộ tống lớp Hamilton mà Hải quân Philippines đã nhận được từ Mỹ để ngăn chặn hoạt động cải tạo của Trung Quốc tại bãi cạn. Làm như vậy sẽ không đòi hỏi các tàu Philippines phải công khai công kích – chặn lối vào bãi cạn hoặc diễn tập để ngăn chặn hoạt động của các tàu nạo vét của Trung Quốc cũng có thể khiến hoạt động cải tạo trở nên khó khăn. Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng cần phải duy trì ở vị trí sẵn sàng để báo hiệu rằng họ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc tấn công các lực lượng Philippines.
Quân đội Mỹ-Philippines đổ bộ lên đảo trong cuộc diễn tập
Mặc dù thực hiện các hành vi lấn át và cưỡng chế nhưng Bắc Kinh lại do dự khi thực hiện các hành vi có thể gây ra một cuộc đụng độ quân sự, đặc biệt là không chỉ với Mỹ mà còn với các nước láng giềng. Chìa khóa để đối phó thành công, như đã được chỉ ra nhờ Việt Nam trong vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 hay bởi Philippines khi vượt qua sự phong tỏa Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây vào đầu năm 2014, buộc Trung Quốc phải lựa chọn giữa việc đạt được mục tiêu của mình bằng vũ lực hoặc bỏ đi và thử lại vào một dịp khác.
* Bài viết trên National Interest của tác giả Gregory B. Poling – Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Biển châu Á (AMTI), thành viên cao cấp của Ban Chủ tịch Sumitro của Ban Nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS).
Theo VietTimes
Tên lửa phòng không SM-6 diệt hạm: Kì diệu sức mạnh Mỹ
Để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng, Hải quân Mỹ có kế hoạch tích hợp thêm tính năng diệt hạm cho tên lửa phòng không SM6.
Siêu tên lửa chống hạm
Kế hoạch không tưởng của Hải quân Mỹ được tạp chí National Interest tiết lộ. Để trở thành tên lửa "hai trong một", SM-6 phải nhận nhiệm vụ vừa phòng không vừa đối chống hạm, giúp Hải quân Mỹ mở rộng không gian hoạt động cho các tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.
Nói về kế hoạch này của Hải quân Mỹ, chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest cho biết, SM-6 từ lâu đã được nhìn nhận là một mẫu tên lửa phòng thủ và phòng không rất mạnh nhưng đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho biết vũ khí này còn có cả năng lực chống hạm.
Để hoàn thành nhiệm vụ kép, SM-6 được tích hợp hệ thống kết nối mạng và radar dò tìm chủ động, được thiết kế để tấn công các mục tiêu ngoài tầm quan sát radar của tàu.
Khu trục hạm USS John Paul Jones (DDG-53) phóng tên lửa SM-6.
Sử dụng hệ thống tác chiến kiểm soát hỏa lực hỗn hợp của hải quân, một tàu chiến lớp Aegis có thể tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời nhờ dùng dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ máy bay cảnh báo sớm E-2D "Mắt Diều hâu" tối tân.
Phạm vi hoạt động của một radar dải tần S trên chiến hạm lớp Aegis đạt khoảng 402,3 km đối với mục tiêu bay ở độ cao 9,1 km. Trong trường hợp mục tiêu bay thấp hơn, tầm dò của radar cũng bị thu hẹp và đây chính là lúc máy bay cảnh báo sớm E-2D phát huy tác dụng. Giới phân tích cho rằng tầm bắn của tên lửa SM-6 còn có thể vượt qua phạm vi 402 km.
Máy bay E-2D có khả năng theo dõi những mục tiêu trên mặt nước và trên không, vì thế khi kết hợp với tên lửa SM-6, tổ hợp này sẽ giúp các tàu chiến Mỹ tấn công hiệu quả các tàu mặt nước đối phương từ ngoài đường chân trời bởi vận tốc của tên lửa lên tới 1.191 m/s.
Đầu đạn của SM-6 tương đối nhỏ, nhưng với khả năng đánh chặn được tên lửa đạn đạo, SM-6 hoàn toàn đủ sức tiêu diệt chiến hạm của đối phương chỉ sau một lần bắn trúng.
"Đây là một vũ khí hải đối không tuyệt vời", ông Carter nhấn mạnh. "SM-6 là một trong những vũ khí uy lực và tiên tiến nhất của chúng tôi". Cũng theo ông, do SM-6 là tên lửa "hai trong một" nên đây là giải pháp tiết kiệm chi phí.
Dù đầu đạn nhỏ nhưng SM-6 vẫn sẽ phát huy hiệu quả trong thực chiến nhờ tốc độ đầu đạn. Động năng từ một tên lửa tốc độ siêu thanh có thể tạo ra sức công phá rất lớn, nhất là với các tàu chiến có lớp giáp mỏng như hiện nay, chuyên gia Majumdar cho hay.
Lộ tên lửa chống hạm mới
Một chương trình vũ khí không kém táo bạo so với SM-6 của Hải quân Mỹ là việc biến "sứ giả chiến tranh" Tomahawk thành sát thủ toàn năng khi tích hợp thêm tính năng chống hạm cho dòng tên lửa này.
Nói về kế hoạch này, cựu quan chức Hải quân Mỹ, Byran McGrath phát biểu trên tạp chí National Interest rằng Washington đã không trang bị thêm bất kỳ lớp tàu chiến nào mới có thể phóng tên lửa diệt hạm từ năm 1999 đến nay.
"Không có con tàu nào trong kho của chúng tôi có thể vô hiệu hóa tàu khác bằng vũ khí sẵn có ngoài phạm vi 70 dặm (tầm bắn của tên lửa Harpoon) và không có tàu mới nào phóng được tên lửa Harpoon được bổ sung kể từ năm 1999" - ông McGrath nhấn mạnh.
Tên lửa Tomahawk Block IV thử thành công khả năng diệt hạm.
Vì vậy, giải pháp tình thế lúc này đó là tích hợp thêm cho Tomahawk thành tên lửa hành trình tấn công kép, tức kiêm luôn vai trò diệt hạm bên cạnh chức năng tấn công trên bộ. Sau khi cải tiến, tên lửa có thể diệt hạm trong phạm vi 1.850 km.
Tuy nhiên trên thực tế, ngay từ tháng 5/2015, Công ty Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh mục tiêu di động của tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk Block IV. Để có khả năng này, Raytheon trang bị cho phiên bản Block IV đầu tự dẫn.
Trong quá trình thử nghiệm, máy bay mang -39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay. Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ tăng trí khôn cho F-22 Mỹ đang phát triển hệ thống tác chiến điện tử mới dựa trên trí thông minh nhân tạo trang bị cho tiêm kích F22 và F35. Trí thông minh nhân tạo hoạt động thế nào? Chương trình này do Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng (DARPA) thực hiện. Mục đích của việc phát triển hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí...