Hiện tượng “tranh nhau làm nghèo” chỉ là thiểu số!
Việt Nam đã đạt nhiều thành tích đáng nể trong xóa đói giảm nghèo nhưng quá trình này chưa thực sự bền vững. Hiện tượng người dân “đua nhau làm nghèo” không phải là phổ biến…
Việt Nam đã làm được những điều “ngoạn mục” trong công cuộc xóa đòi giảm nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ gần 70% vào cuối những năm 1980 xuống còn 7.6% vào năm 2014. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nay Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Trong năm 2014, Việt Nam xuất khẩu hơn 6,5 triệu tấn gạo và nhiều loại nông lâm thuỷ sản với tổng kim ngạch đạt gần 31 tỷ USD.
Bên lề Lễ phát động và hội thảo khởi động xây dựng Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” tại Việt Nam vừa được tổ chức sáng nay, 14/1, tại Hà Nội, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi nhanh với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát về hiệu quả của sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát (Ảnh: N. An)
Viêt Nam đa đat đươc nhưng thanh tưu giam ngheo rât đang ghi nhân trong nhưng năm vưa qua, nhưng theo đanh gia cua Bô trương thi viêc giam ngheo ơ Viêt Nam đa thưc sư hiêu qua va co tinh bên vưng chưa?
Video đang HOT
Chung ta đa rât nô lưc va đa đat đươc nhưng thanh tưu rât to lơn đươc quôc tê công nhân vê xoa đoi giam ngheo. Tuy nhiên, ơ nhiêu nơi tinh trang xoa đoi giam ngheo chưa thưc sư bên vưng. Vi thê chung ta cân phai tiêp tuc cac nô lưc to lơn, đăc biêt la đôi vơi nhưng vung miên nui, vung co nhiêu kho khăn, vung đông bao dân tôc – nhiêu nơi ty lê hô ngheo vân con cao, co nơi tơi 30%, thâm chi con cao hơn nưa. Trong thơi gian tơi, ngoai nhưng nô lưc chung chung ta cân co sư tâp trung cao đô hơn đê xoa đoi, giam ngheo ơ nhưng khu vưc nay.
Ơ môt sô vung nông thôn ơ Viêt Nam vân co tinh trang “thi đua lam ngheo” vi nhiêu hô tranh nhau đươc hô ngheo đê đươc hương nhưng chê đô ưu đai cua nha nươc. Bô trương co đanh gia gi vê tinh trang nay? Săp tơi chung ta cân điêu chinh cach tiêp cân giam ngheo như thê nao đê châm dưt tinh trang trên?
Đung la cung co môt sô nơi co nhưng biêu hiên đo nhưng theo tôi đo không phai la phô biên va cung không phai la vân đê lơn. Cai chinh la chung ta phai đat đươc nhưng nên tang căn cơ đê giup cho qua trinh xoa đoi giam ngheo cua chung ta đem lai lơi ich thiêt thưc cho ngươi dân va giup cho công cuôc xoa đoi giam ngheo cua ta đươc bên vưng.
Theo tôi, thơi gian vưa qua, Chinh phu đa co nhưng giai phap hơp ly, tuy nhiên, chung ta cân co sư điêu chinh đê cac giai phap nay đat đươc hiêu qua cao hơn, va đăc biêt la phai tâp trung nô lưc vao cac vung con ty lê hô ngheo cao, như vung miên nui, vung đông bao cac dân tôc sinh sông.
Xin cam ơn Bô trương!
Nguyên An
Theo Dantri
Chấm dứt tình trạng 1 con gà "cõng" 14 loại phí
Trước phản ánh một con gà đang phải "cõng" 14 loại phí, đẩy giá bán sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị liên quan có biện pháp để chấm dứt tình trạng bất hợp lý như vậy.
Tại buổi buổi làm việc gần đây giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM để góp ý cho dự thảo Luật Thú y, Luật An toàn vệ sinh lao động,ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV cho biết: Một con gà đang phải "cõng" 14 loại phí, lệ phí. Hiện phí, lệ phí kiểm dịch trên gia cầm còn khá nhiều, đôi lúc trùng lặp làm tăng chi phí sản xuất và lưu thông, đẩy giá bán sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Cần dẹp bỏ các loại thuế, phí kiểm dịch gia cầm phi lý (Ảnh minh họa)
Do đó, ông Trực đề nghị đối với các đơn vị sản xuất theo chuỗi khép kín (từ gà con nuôi thịt, giết mổ, chế biến) chỉ nên tính phí kiểm dịch đầu vào (gà con) và đầu ra cuối cùng (chế biến), bỏ các công đoạn trung gian.
Nhằm cải thiện tình hình trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo Vụ Tài chính chủ trì kiểm tra toàn bộ các loại phí, lệ phí trong ngành NN&PTNT, phát hiện các chồng chéo, bất hợp lý, đề xuất sửa đổi và báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra trước ngày 15/2/2015.
Bộ trưởng cũng giao Vụ Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thú y và cơ quan liên quan của Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi các Thông tư liên quan quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y, hoàn thành dự thảo trước 15/2/2015.
Trước đó, người dân và doanh nghiệp cũng đã phản ánh trực tiếp với Bộ trường về những quy định trái khoáy như: giấy phép kiểm dịch trứng có giá trị 1 ngày ở Lào Cai, rồi quy định kiểm dịch mật ong, giống thủy sản theo kiểu "ngó qua một cái, cấp cái giấy và thu tiền". Với hình thức kiểm dịch này, một quả trứng tăng chi phí thêm 5 đồng.
Liên quan đến những vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng giấy phép kiểm dịch trứng có giá trị 1 ngày là "dứt khoát không được". Tại cuộc họp giao ban trung tuần tháng 12/2014, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nhấn mạnh: "Những quy định đó dù là chính thức, nhưng không đúng đắn thì nên dẹp bỏ". Bộ trưởng yêu cầu các ngành: Thú y, BVTV, Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản phải tham mưu cho Bộ hai việc: Cắt bỏ những giấy phép bất hợp lý; cắt giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. "Tôi yêu cầu trong tháng này phải thay đổi, chấm dứt việc phi lý như vậy", Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Nguyên An
Theo Dantri
Cận cảnh bão số 4 tàn phá Bình Định, Phú Yên Phú Yên: Hệ thống kè rọ đá 12 tỷ đồng trôi xuống biển. Đường quốc lộ ven biển qua Quy Nhơn bị ngập cục bộ tại bến xe liên tỉnh. Hồi 23h ngày 29/11, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền ở khu vực thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp...